Chứng rối loạn lo âu: Không chừa một ai
Bệnh nhân tâm thần của TS.BS Bùi Quang Huy, Bệnh viện Quân y 103 lại là giáo viên, bác sĩ, thậm chí cả bí thư, chủ tịch tỉnh… đang đảm nhiệm trọng trách.
Sợ như chó dại cắn
Còn cái sự “không bình thường” của họ thì chỉ có bản thân và những người trong gia đình mới biết. Nhưng vì chưa tìm ra nguyên nhân, chưa hiểu nó là cái gì, nên hầu hết những người này âm thầm giấu nhẹm và cố gắng chịu đựng cơn bệnh hành hạ. Theo TS.BS Bùi Quang Huy, ai cũng từng có lúc hoảng sợ trong đời, nhưng cái sự “sợ” cứ lặp đi lặp lại, sợ không có nguyên do, sợ đến run rẩy, rụng rời thì không phải ai cũng gặp.
Một bệnh nhân tên Dương Văn Bình, 51 tuổi, trong hồ sơ ghi rõ nghề nghiệp là giáo viên dạy cấp 3. Từng trải nửa đời người, va chạm nhiều, vậy mà bệnh nhân này rất hay lên cơn sợ. Điều kỳ quặc là không rõ nguyên do, cơn sợ đến bất thình lình khiến ông chết giấc nhưng sau đó nát óc cũng không hiểu mình sợ cái gì.
Mỗi khi lên cơn, ông Bình lại bủn rủn chân tay, cảm giác hoảng sợ tột độ, vã mồ hôi hột, tim đập thình thịch, cơ thể tím tái, đầu óc quay cuồng. Với các triệu chứng này, bệnh nhân nghĩ mình có vấn đề về tim mạch nên đã nhiều lần đi khám chuyên khoa tim mạch ở các bệnh viện. Tuy nhiên, lần nào các bác sĩ cũng khẳng định tim mạch bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Thay vì vui mừng khi nhận được kết quả trên, ông Bình lại càng dằn vặt về các cơn sợ của mình đến mức mất ăn mất ngủ. Ông đi khám chuyên khoa tiêu hóa, các bác sĩ cũng trả lời không có vấn đề gì.
Hết năm này qua năm khác, ông Bình sống với căn bệnh sợ kỳ quái. Có lúc đang đứng trên bục giảng, thấy mồ hôi bắt đầu vã như tắm, chân tay bủn rủn… ông cố sức thều thào “lùa” cho học sinh ra sân chơi hết, “nấp” vào một góc lớp và chịu đựng sự hành hạ của cơn bệnh. Khi nó dần qua đi, ông Bình lẩy bẩy đứng dậy, mặt mũi phờ phạc, mất hồn mất vía. Đồng nghiệp và học sinh chỉ biết ông sức khoẻ yếu, thỉnh thoảng lên cơn khó thở nên rất cảm thông, chia sẻ với thầy.
Một lần, ông đến Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 để khám. Ngay lập tức ông được chẩn đoán mắc chứng hoảng sợ – một bệnh lý tâm thần khiến bệnh nhân hoảng sợ cực độ, sợ như chó dại cắn.
Video đang HOT
BS tư vấn cho bệnh nhân hoang tưởng tại Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Ông đại tá mắc bệnh hoảng sợ
Bệnh hoảng sợ hay còn gọi là rối loạn lo âu, có nguyên nhân từ rối loạn gien di truyền. Bệnh nhân thường lên cơn sợ khi đi một mình. Cơn xảy ra ở đâu thì bệnh nhân dứt khoát không dám đến chỗ đó nữa. Thể bệnh này chiếm 5% dân số và nó không trừ bất kể ai, từ bí thư, chủ tịch tỉnh, giám đốc bệnh viện, cán bộ quân đội, công an… đều có thể mắc bệnh.
Những bệnh nhân này thậm chí nhập viện với tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ giả chỉ vì ngại mang tiếng mắc bệnh tâm thần, ảnh hưởng đến công việc, vị trí đang công tác. Một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đang lên cơn sợ bằng xe cấp cứu quân sự, ông này khai nghề nghiệp là kỹ sư, do quen biết nên mượn được chiếc xe trên. Nhưng khi bệnh tình ổn định, ông mới thổ lộ cho bác sĩ biết mình lãnh đạo một đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, mang quân hàm đại tá và các cơn hoảng sợ đã dày vò ông hơn 5 năm.
TS.BS Bùi Quang Huy cho biết, với bệnh lý này, cái khó duy nhất là ở khâu chẩn đoán, căn nguyên của vấn đề là do tâm lý “đau đâu chữa đấy” của người bệnh, thấy đau tức ngực, mất ăn mất ngủ là đi khám tim mạch, tiêu hóa chứ nhất định không đến chuyên khoa tâm thần. Họ chỉ đến khi đã “không còn chỗ nào để đi”. Tuy nhiên, rất may là việc điều trị bệnh không quá khó khăn. Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc cắt cơn trong thời gian điều trị khoảng 1 tháng. Sau đó, họ phải liên tục dùng thuốc ổn định bệnh trong vòng 5 năm để các cơn sợ không tái phát.
Theo Hồng Hương (Kiến thức)
Mất khả năng nhận thức vì bệnh hoang tưởng
Dạng hoang tưởng này khiến nhiều bệnh nhân gây tổn hại đến người thân, bạn bè, thậm chí gây án.
Ông B.N.N (62 tuổi) có những "biểu hiện lạ" đã vài năm nay. Cách đây không lâu, ông bắt đầu tỏ ra nghi ngờ vợ đang tìm cách đầu độc mình. "Ông ấy cứ nghĩ tôi bỏ thuốc độc vào thức ăn, có lúc còn đánh tôi. Dạo này, ông ấy cũng không cho cả anh em trong gia đình tới nhà chơi vì sợ có người muốn hại mình.
Hôm khác thì ông lại nói có ai đó bỏ thuốc độc vào bồn nước sinh hoạt chung nên xả bỏ cả bồn, thậm chí không chịu tắm, đánh răng, rửa mặt vì sợ bị nhiễm độc" - người vợ kể với giám định viên khi đưa chồng đi giám định tâm thần. Kết quả giám định cho thấy ông N. đúng là có bệnh, mất khả năng nhận thức điều khiển hành vi, phải điều trị bắt buộc.
Gây án vì hoang tưởng
Một bệnh nhân nam ngoài 60 tuổi bị tâm thần phân liệt kèm hoang tưởng bị hại và rối loạn cảm xúc, lúc nào cũng nói với mọi người rằng mình đang bị... một cơ quan tình báo theo dõi. Từ ngày xuất hiện hoang tưởng, ông hiếm khi ở nhà mà đi đến các nơi khác tá túc, lúc lại xin vào chùa để trốn. Người nhà đi tìm, năn nỉ về thì ông bảo nếu về sẽ bị bắt, bị giết vì mình là một nhân vật rất quan trọng.
Một ca giám định tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần
Đau thương hơn là vụ án L.T.D (45 tuổi) vì nghi ngờ nhà hàng xóm muốn hãm hại mình nên đã "ra tay trước" bằng cách tạt axít vào cả gia đình này. Theo kết quả giám định tại Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, D. bị tâm thần phân liệt, có biểu hiện bệnh lý hoang tưởng bị hại, luôn ám ảnh rằng gia đình hàng xóm đang chửi rủa, hãm hại làm người nhà mình đau ốm, con cái học hành sa sút.
Với đặc tính của bệnh tâm thần phân liệt, người bệnh vẫn có thể sống, làm việc, suy nghĩ, tính toán... nhưng tư duy bị lệch lạc, D. đã đề ra hẳn một kế hoạch và ra tay như trong phim. Hiện D. đang phải điều trị bắt buộc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (TP Biên Hòa - Đồng Nai).
Theo ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TPHCM, hoang tưởng là một sự phán đoán sai lầm, không có trong thực tế khách quan ở bệnh nhân tâm thần. Dù có được giải thích như thế nào đi nữa, người bệnh vẫn tin rằng nó tồn tại. Hoang tưởng chỉ mất đi khi được điều trị. Có nhiều dạng hoang tưởng như hoang hưởng bị hại, hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng phát minh, hoang tưởng tự cao...
Trong đó, hoang tưởng bị hại khiến bệnh nhân luôn tin rằng có người đe dọa, đòi giết, hãm hại mình khiến họ rất sợ sệt và đôi khi có những hành động mà họ cho rằng để phản kháng lại. Bệnh nhân có thể bị rối loạn hoang tưởng cấp tính do một sự tác động bất ngờ, chẳng hạn như sang chấn tâm lý hay dùng chất kích thích quá liều nhưng phần lớn - như những trường hợp nêu trên - là bị rối loạn hoang tưởng trường diễn, người bệnh bị nỗi sợ hãi đeo đuổi trong một thời gian dài.
Sợ hãi và ám ảnh
BS Quang cho biết hoang tưởng bị hại là một trong những dạng hoang tưởng thường thấy trong các vụ người tâm thần gây án, trong đó có rất nhiều vụ nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích, bắt cóc... "Hoang tưởng bị hại có thể gặp ở người tâm thần phân liệt, người loạn thần do lạm dụng rượu, chất kích thích..., đôi khi xuất hiện đơn độc. Họ lúc nào cũng trong tư thế đề phòng, thường ăn mặc kín đáo, đeo kính, khẩu trang như sợ bị theo dõi hành động lấm lét nghi ngờ mọi người... Nguy hiểm hơn, họ có thể "ra tay trước", dẫn đến các vụ án đáng tiếc".
BS Quang lưu ý: Một số trường hợp hoang tưởng bị hại còn kèm theo ảo thanh, gọi là hội chứng hoang tưởng ảo giác. Người bệnh lúc nào cũng nghe tiếng nói trong tai và thường là ảo thanh mệnh lệnh thúc đẩy người bệnh làm những điều đáng tiếc. Trong khá nhiều vụ án mà người mắc hoang tưởng bị hại tấn công người khác, người bệnh cho biết họ thường nghe có tiếng ai đó nói trong đầu mình, có thể là chửi rủa, đe dọa, có thể là "khuyến khích" họ nên "ra tay"...
Biểu hiện bệnh hoang tưởng bị hại
BS Trần Đình Phương, giám định viên của Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần, khuyến cáo: Người bị hoang tưởng bị hại thường có các biểu hiện như chống đối người khác, không thích tiếp xúc với người ngoài, không dám ra đường, đêm không ngủ, nói rằng có người muốn hãm hại mình, luôn phủ định bệnh. Đây là những triệu chứng mà nếu phát hiện được, gia đình nên đưa người bệnh đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Theo ANH THƯ (Người lao động)
Bệnh nhân tâm thần: "Dẹp đường ra, đại ca đến đây!" "Cởi trần trùng trục kèm theo điệu cười khềnh khệch, bước đi khật khưỡng, đến đâu cũng la: Dẹp đường ra, đại ca đến đây! Chồng em đấy chị ạ" - chị Nguyễn Thị Ngà - Quảng Cát - Quảng Xương - Thanh Hoá nghẹn ngào. "Cô là ai? Dẹp đường cho đại ca đi" Chị Ngà, vợ anh Đào Viết Tiến cho...