Chứng rối loạn hiếm nhiều người gặp phải sau khi tiêm vaccine Covid-19
Tác dụng phụ hiếm gặp ở nhiều người sau khi tiêm vaccine COVID-19 khiến giới y học lo ngại vì chưa thể tìm ra đáp án cho hiện tượng này.
Mới đây, toàn bộ tình nguyện viên của dự án vaccine COVID-19 Việt Nam đã tiêm xong mũi đầu tiên. Các chuyên gia đánh giá vaccine Nano Covax an toàn, tạo ra phản ứng miễn dịch tốt, có tác dụng với virus SARS-CoV-2, kể cả biến chủng virus mới.
Hầu hết tình nguyện viên sau tiêm đều có sức khỏe ổn định. Một số ít trường hợp có biểu hiện đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ nhưng đều hết sau 1-2 ngày.
Tuy nhiên, trên thế giới, nhiều trường hợp gặp phải tình trạng rối loạn máu hiếm gặp. Đây vẫn là câu hỏi khiến các chuyên gia đau đầu, nhất là khi rối loạn tiểu cầu đe dọa tính mạng người bệnh.
Một ngày sau khi tiêm liều đầu tiên vaccine COVID-19 của Moderna, Luz Legaspi, 72 tuổi, tỉnh dậy với những vết bầm tím trên tay, chân. Miệng của người phụ nữ này cũng phồng rộp, chảy máu.
Bà được đưa đến một bệnh viện ở thành phố New York, Mỹ, vào ngày 19/1. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Luz mắc chứng rối loạn nghiêm trọng đó là giảm tiểu cầu miễn dịch. Đây là thành phần cần thiết cho quá trình đông máu.
Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của bác sĩ sản khoa Gregory Michael, 56 tuổi, ở Miami vào cuối tháng 12. Ông xuất hiện các triệu chứng sau 3 ngày tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Các bác sĩ tích cực điều trị nhưng không thể lấy lại lượng tiểu cầu đã mất của bác sĩ Michael. Cuối cùng, ông qua đời vì xuất huyết não.
Họ chỉ là một trong những trường hợp bị rối loạn máu hiếm gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể chắc chắn chứng bệnh này có liên quan vaccine COVID-19 hay không.
Bà Luz Legaspi (bên phải) chụp cùng con gái. Đây là vết bầm tím và chảy máu dưới da do thiếu tiểu cầu. Tình trạng này xuất hiện sau khi bà Luz tiêm vaccine COVID-19 của Moderna. (Ảnh: Luz Legaspi)
Đứng trên bờ vực cái chết
Bà Luz có sức khỏe tốt trước khi tiêm vaccine COVID-19 của Moderna. Nhưng khi bà nhập viện, lượng tiểu cầu trong cơ thể bằng 0.
Ở người bình thường, chỉ số này dao động từ 150.000 đến 450.000. Nếu nó giảm xuống dưới 10.000, bệnh nhân được xem là rơi vào tình trạng nguy hiểm và cần được điều trị khẩn cấp.
Các bác sĩ yêu cầu bà Luz không được rời khỏi giường bệnh nếu không có người trợ giúp. Bởi chỉ cần cú ngã hoặc bị thương nhỏ, bà cũng có thể bị xuất huyết và máu không đông được.
Video đang HOT
Nữ bệnh nhân được điều trị bằng cách truyền tiểu cầu, kèm steroid và globulin miễn dịch nhằm ngăn hệ thống miễn dịch tiếp tục làm tổn thương cơ thể. Nhưng chúng đều không có tác dụng. Tiểu cầu của bà Luz tăng lên một chút nhưng lại giảm đột ngột ở giữa các đợt điều trị. Các bác sĩ lo ngại bệnh nhân có thể tử vong vì xuất huyết não.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 28/1, con gái của bà Luz chia sẻ tình trạng của mẹ như quả bom hẹn giờ. Mỗi thời khắc trôi qua, cô cảm giác mẹ sắp rời xa lại gần thêm chút nữa. Hơn một tuần trôi qua, bệnh tình của mẹ cô vẫn không có gì tiến triển.
Giáo sư, tiến sĩ James Bussel, chuyên gia huyết học tại Weill Cornell Medicine, sau khi biết được thông tin về bệnh nhân Luz Legaspi đã đề nghị tư vấn. Ông cũng liên lạc với gia đình của bác sĩ Michael về những phương pháp mà bệnh nhân này được điều trị.
Sau khi sử dụng liệu pháp mà Giáo sư Bussel tư vấn, bà Luz đã đỡ hơn và thoát khỏi nguy hiểm. (Ảnh: Luz Legaspi)
Bác sĩ Bussel là chuyên gia nhiều năm về chứng rối loạn tiểu cầu, ông đã có hơn 300 bài báo khoa học về tình trạng này. Do đó, vị chuyên gia này đã liên hệ để hỗ trợ người bệnh và tìm ra câu trả lời vì sao họ gặp phải chứng rối loạn tiểu cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19.
Giáo sư Bussel tư vấn cách điều trị cho bà Luz. Nhờ thế, một ngày sau, số tiểu cầu của bệnh nhân này đã tăng lên 6.000. Nó được xem là con số khả quan, “tiến triển chậm nhưng ổn định”.
Ngày 30/1, hai ngày sau khi điều trị theo liệu pháp mà Giáo sư Bussel tư vấn, tiểu cầu của bệnh nhân tăng lên 40.000, đưa bà thoát khỏi vùng nguy hiểm. Ngày 1/2, con số này là 71.000. Hôm sau, bệnh nhân được xuất viện về nhà. Ngày 4/2, lượng tiểu cầu của bà đã tăng lên 293.000.
Tương tự bà Luz Legaspi, Sarah C., 48 tuổi, giáo viên ở Arlington, Texas, cũng gặp tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine COVID-19 của Moderna ngày 3/1. Hai tuần sau, Sarah bị ra máu vùng kín nhiều.
Khi làm xét nghiệm máu cho Sarah, các bác sĩ rất sửng rốt. Ông còn cho rằng đây là kết quả lỗi bởi trong máu của nữ bệnh nhân này hoàn toàn không có tiểu cầu. Trước khi tiêm phòng một tuần, sức khỏe và máu của Sarah hoàn toàn bình thường.
Các bác sĩ còn nhận thấy những nốt đỏ trên cổ tay, mắt cá chân của cô do xuất huyết dưới da. Sarah C. đã nhìn thấy những triệu chứng này nhưng cho rằng không nguy hiểm và đã bỏ qua chúng. Nữ bệnh nhân phải nằm trong bệnh viện 4 ngày, truyền gấp tiểu cầu, globulin miễn dịch và steroid.
Với bà, trải nghiệm này rất đáng sợ. Nếu được cảnh báo và biết trước các nốt đỏ là dấu hiệu nguy hiểm, bà đã tới viện sớm hơn.
Gần đây, bà nhận được thông báo đến thời gian tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 2. Các bác sĩ khuyến cáo bà có thể tiêm bình thường. Nhưng Sarah quyết định chờ đợi thêm. Những phản ứng nghiêm trọng vừa qua khiến bà e ngại, lo lắng cho sức khỏe của mình.
Sarah C., 48 tuổi, giáo viên ở Arlington, Texas, cũng gặp tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine COVID-19 của Moderna. (Ảnh: Sarah C)
Chưa thể kết luận
Giảm tiểu cầu là bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến khoảng 50.000 người tại Mỹ. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tiểu cầu hoặc tế bào không rõ nguyên nhân.
Trong một số trường hợp, giảm tiểu cầu xảy ra do virus, có thể tồn tại nhiều tháng và trở thành mạn tính. Thông thường, người mắc giảm tiểu cầu thường có thể chữa khỏi.
Nhiều nhà huyết học đang điều trị chứng giảm tiểu cầu miễn dịch đặt mối nghi ngờ rằng vaccine chịu trách nhiệm nào đó ở những trường hợp trên. Nhưng họ cũng cho biết khả năng gặp phải điều này là cực kỳ hiếm.
Một số bệnh nhân trước khi tiêm vaccine đã bị rối loạn tiểu cầu hoặc tình trạng tự miễn khác. Đây có thể là nguyên nhân khiến họ dễ bị tổn thương hơn sau khi tiêm vaccine. Giáo sư, tiến sĩ James Bussel, cho rằng nhiều người có tiểu cầu thấp nhưng không biểu hiện triệu chứng. Vì thế, khi tiêm vaccine, cơ thể của họ ngay lập tức phản ứng với các vết bầm tím, chảy máu dưới da.
Tiến sĩ Jerry L.Spivak, chuyên gia về rối loạn máu khác tại Đại học Johns Hopkins, cũng khẳng định trường hợp bị rối loạn đông máu do vaccine là có thể xảy ra, nhưng cực kỳ hiếm và liên quan những nhóm bệnh nhân đặc biệt.
Theo dữ liệu của Vaccine Adverse Event Reporting System vào cuối tháng 1, hơn 31 triệu người tại Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Trong số này, 36 trường hợp gặp phải tình trạng tương tự Luz Legaspi và bác sĩ Michael. Những người này đều tiêm một trong hai loại vaccine đó là của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna.
Các thành viên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết họ đang xem xét các báo cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc chứng rối loạn tiểu cầu ở những người được tiêm vaccine chiếm số nhỏ. Vì vậy, những trường hợp này có thể là ngẫu nhiên mà không do vaccine. Nhìn chung, vaccine COVID-19 vẫn được khẳng định là an toàn.
Cả hai nhà sản xuất vaccine trên đều cho biết họ đang thu thập dữ liệu và phối hợp cơ quan điều tra nguyên nhân tử vong hoặc gặp tác dụng phụ của những trường hợp đã được báo cáo.
Dù vậy, câu hỏi vì sao các trường hợp trên gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu, thậm chí tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19 vẫn còn bỏ ngỏ. Đó là bài toán mà các chuyên gia y tế vẫn đang đau đầu đi tìm câu trả lời.
Không thể chờ đợi, các nước nghèo tự tìm nguồn vaccine COVID-19
Honduras "mệt mỏi" khi phải đợi chờ vaccine phòng COVID-19 qua một chương trình của Liên hợp quốc (LHQ) ở thời điểm số ca mắc mới của nước này vẫn gia tăng. Do vậy, quốc gia Trung Mỹ nhỏ bé quyết định "tự thân vận động" đảm bảo nguồn vaccine COVID-19 qua thỏa thuận riêng.
Tiêm vaccine COVID-19 tại một bệnh viện ở Kathmandu, Nepal. Ảnh: AP
Các quốc gia khác cũng mất dần kiên nhẫn. Nhưng hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời các chuyên gia lo ngại nỗ lực "tự thân vận động" này có thể gây ảnh hưởng đến các chương trình do LHQ ủng hộ về việc phân phối công bằng vaccine COVID-19 trên toàn thế giới.
Những nước như Serbia, Bangladesh và Mexico gần đây tiêm vaccine COVID-19 cho người dân qua các thỏa thuận thương mại hoặc quyên góp. Lựa chọn này được cho sẽ khiến nguồn cung vaccine cho những chương trình như COVAX trở nên ngày càng khan hiếm hơn bởi các nước giàu vốn đã thu mua lượng lớn nguồn cung vaccine COVID-19 của năm nay. Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) đã phối hợp với WHO hình thành COVAX- chương trình đảm bảo phân phối vaccine phòng COVID-19 toàn cầu.
Nhà ngoại giao của Nam Phi tại LHQ - Mustaqeem De Gama nghi ngờ rằng các quốc gia đăng ký tham gia COVAX có nguy cơ chỉ nhận được "10% lượng họ yêu cầu". Ngay cả khi đạt được thành công thì mục tiêu đề ra của COVAX cũng chỉ ở mức tiêm vaccine COVID-19 cho khoảng 30% người dân ở những nước nghèo.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói rằng nước này buộc phải cắt giảm thỏa thuận sau khi những quốc gia giàu có thâu mua lượng lớn vaccine COVID-19. Ông Aleksandar Vucic than phiền rằng những giàu đã mua quá nhiều so với lượng thực tế họ cần. Nhà lãnh đạo đánh giá: "Cứ như thể họ định tiêm cho tất cả chó mèo trong nước vậy".
Anh đã đảm bảo được 360 triệu liều và dự kiến mua thêm 150 triệu liều, trong khi dân số nước này chỉ là 56 triệu người. EU cũng đảm bảo 1,6 tỷ liều, đủ để tiêm cho số người gấp 3 lần dân số hiện tại của khối. Canada cũng đặt hợp đồng mua vaccine với số lượng gấp 4 lần dân số nước này.
Serbia đã chi 4 triệu USD cho COVAX từ năm 2020 nhưng vẫn chưa được nhận vaccine và từ tháng 1, nước này đã khởi động chiến dịch tiêm chủng với vaccine mua của công ty dược Pfizer (Mỹ), Nga và Trung Quốc.
Vào đầu tháng 2, Liên minh châu Phi đã hoàn thành thỏa thuận 400 triệu liều vaccine AstraZeneca (Anh) do Viện Serum tại Ấn Độ sản xuất. Đây là số liều bổ sung cho 600 triệu liều mà châu Phi dự kiến được nhận từ COVAX. Theo AP, để đảm bảo được nhận vaccine AstraZeneca nhanh chóng, chính phủ Nam Phi đành miễn cưỡng trả mức giá cao hơn.
COVAX trong khi đó kỳ vọng gửi những liều vaccine đầu tiên đến châu Phi vào cuối tháng này nhưng kế hoạch còn phụ thuộc vào năng lực nhà sản xuất.
Các hộp đựng vaccine COVID-19 được chuyển đến Dhaka, Bangladesh. Ảnh: AP
Nhà cố vấn cấp cao Kate Elder tại tổ chức Bác sĩ không biên giới đánh giá không nên chỉ trích những nước đang phát triển về thỏa thuận vaccine riêng bởi đó chính là điều những nước giàu đã thực hiện từ năm 2020.
Bà Kate Elder nói: "Mọi quốc gia có thể làm điều mà họ cho là cần thiết để bảo vệ người dân". Tuy nhiên, việc những nước nghèo tự tiếp nhận vaccine nhanh hơn COVAX có thể gây tác động đến các nỗ lực trong lương lai của Liên hợp quốc.
Ấn Độ ký hợp đồng cung cấp hàng triệu vaccine cho COVAX nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa thông qua điều này, đồng nghĩa với việc New Delhi chưa thể chuyển vaccine cho chương trình của LHQ. Cùng thời điểm này, Ấn Độ tặng các nước láng giềng Sri Lanka, Bangladesh và Nepal trên 5 triệu liều vaccine.
Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gần đây cảnh báo rằng thế giới đang trên "bờ vực xuống cấp đạo đức" nếu vaccine COVID-19 không được phân phối công bằng. WHO không có thẩm quyền buộc các nước giàu có chia sẻ vaccine.
Na Uy cho biết sẽ gửi vaccine đến các quốc gia đang phát triển nhưng không công bố chi tiết số lượng quyên góp. Anh cũng cho biết sẽ chỉ đóng góp vaccine sau khi hoàn thành chương trình tiêm chủng riêng của nước này.
Canada bị tố tranh vaccine Covid-19 của nước nghèo Canada bị chỉ trích khi là thành viên G7 duy nhất nhận vaccine trong đợt đầu tiên theo chương trình COVAX, vốn ưu tiên phân phối vaccine cho các nước nghèo. Chương trình Tiếp cận Vaccine Covid-19 Toàn cầu (COVAX) hôm 3/2 công bố kế hoạch phân phối đợt đầu tiên cho các quốc gia, trong đó có Canada, thành viên G7 duy...