Chừng nào cha mẹ còn dùng đòn roi, chúng ta không hề vô can
Cái chết của đứa trẻ 8 tuổi chỉ là hệ quả của một cộng đồng vẫn còn cho phép cha mẹ phát vào mông con vài cái, vụt vào tay chân trẻ vài roi khi chúng không vâng lời.
Trong một lần đưa con ra chợ, tôi và con trai vô tình chứng kiến cảnh một bà mẹ đang “nổi điên” với cậu con trai cỡ chừng 5-7 tuổi. Không hiểu vì lý do gì, qua thái độ “rú rít” lên của chị, chắc hẳn chị đang tức giận đến tột độ. Tôi loáng thoáng nghe thấy tiếng “mày, tao” và một vài cái vung tay.
Con tôi – lúc ấy mới 3-4 tuổi, thoáng nét sợ hãi trên khuôn mặt, có lẽ vì cháu chưa nhìn thấy cảnh tượng đó bao giờ. Sau vài giây quan sát, cháu quay sang tôi nói: “Cô ấy hư mẹ nhỉ!”.
Tôi có chút giật mình trước đánh giá của con. Hóa ra, khi người lớn chúng ta đang mải mê và tò mò xem tại sao bà mẹ lại nổi giận với đứa trẻ thì ở góc độ của một đứa trẻ được dạy rằng đánh người khác là sai dù bất kể lý do gì, thì con trai tôi đã nhận ra ngay điều ấy.
Mấy ngày qua, dư luận phẫn nộ vì cái chết của một bé gái được xác định là do bạo lực gia đình. Bàng hoàng hơn, những người làm cha làm mẹ trong vụ việc này đều trẻ tuổi, có học thức, có lối sống hiện đại và chắc chắn biết rằng bạo hành trẻ em là việc làm sai trái.
Tôi không muốn nói thêm về sự nhẫn tâm và máu lạnh của những người lớn đánh con trẻ đến chết trong bài viết này. Nhưng có một câu hỏi mà tôi vẫn thầm đặt ra khi đọc những dòng chỉ trích cặp đôi kia trên mạng xã hội: “Liệu anh/ chị đã từng có những cái vung tay với chính đứa con của mình?”. Tất nhiên, nếu có, anh chị cũng sẽ chẳng bao giờ đánh con đến chết như họ. Nhưng hãy thành thật trả lời: “Đã từng có hay chưa?”.
Nếu câu trả lời là có, thì theo định nghĩa về bạo lực gia đình, trong gia đình anh chị đã tồn tại thứ mà các anh chị đang tỏ ra phẫn nộ với nó. Chỉ khác là ở mức độ nhẹ hơn.
Một đứa trẻ bị bạo hành đến chết có phải là nhờ sự cho phép của cả một “ngôi làng” hay không?
Tôi đã từng chứng kiến những cuộc tranh cãi trên mạng xã hội về việc có nên dùng roi vọt với con cái hay không. Không ít bậc cha mẹ, cũng giống như cặp đôi kia – có học thức, có hiểu biết, có địa vị trong xã hội, nhưng họ vẫn cho rằng nên dùng roi vọt để răn đe, tất nhiên, vẫn là ở “mức độ” cho phép. Thậm chí, nhiều người kể về tuổi thơ roi vọt và cho rằng đòn roi giúp họ lớn lên, giúp họ thành người tử tế. Thậm chí nữa, họ còn tỏ ra biết ơn những trận đòn roi ấy.
Quay lại vụ việc của bé gái 8 tuổi, khi bi kịch xảy ra, nhiều người lên án những người hàng xóm vô tâm, chỉ trích ban quản lý tòa nhà làm việc hời hợt, thậm chí vạch tội cơ quan chức năng đã không truy cứu đến nơi đến chốn. Chúng ta bị cơn phẫn nộ dẫn dắt mà quên mất rằng, khi ấy, những người có trách nhiệm kia, họ cũng chỉ nhìn thấy một đứa trẻ bị đánh đòn… như ở rất nhiều gia đình khác, thậm chí như chính trong gia đình họ.
Video đang HOT
Có một câu ngạn ngữ của người Nigeria, chắc nhiều người đã từng nghe: “Cần tới cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ” (tiếng Anh: It takes a village to raise a child). Câu nói này hàm ý rằng tâm hồn, tính cách, sự trưởng thành của một đứa trẻ không chỉ bị ảnh hưởng bởi cha mẹ chúng, mà còn bị tác động rất nhiều bởi môi trường xung quanh.
Vậy thì, liệu trong câu chuyện đau lòng ngay giữa thành phố hoa lệ của chúng ta, liệu có phải một đứa trẻ bị bạo hành đến chết cũng là nhờ sự cho phép của cả một “ngôi làng” hay không?
Chừng nào, trong mỗi gia đình, vẫn còn chuyện phát mông con vài cái để răn đe, vẫn còn những chiếc roi mây được đặt mua công khai trên mạng, vẫn còn những khoe khoang không chút ái ngại về việc “vừa cho thằng A, con B một trận đòn”… thì chừng ấy vẫn còn những đứa trẻ như bé An, âm thầm cắn răng chịu đựng những cái roi vụt xuống đến tím người. Bởi vì chẳng có ai ở trong những ngôi nhà ấy để đánh giá được “mức độ” của những răn đe ấy.
Nhiều phụ huynh có thể sẽ bao biện rằng: Cũng là đánh nhưng đánh thế nào đủ để răn đe, chứ không ai đi đánh thừa sống thiếu chết con mình. Ranh giới giữa tội ác và cái được gọi là “dạy con” thật là mong manh. Và chính người lớn chúng ta tự cho mình cái quyền xác định ranh giới ấy.
Nguy hiểm hơn, những đứa trẻ bị đánh lâu dần sẽ tưởng rằng chúng đáng bị đánh đập, tưởng rằng đó là cách mà con người ứng xử với nhau. Ai cũng biết điều đó rồi sẽ dẫn tới thứ gì khi những đứa trẻ ấy lớn lên, sinh con, và làm một người trưởng thành như chúng ta.
Dạy con chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nhất là khi chúng ta chọn không đòn roi với bọn trẻ, thì công cuộc ấy còn khó hơn gấp nhiều lần. Sự hiểu biết, kỹ năng, sự làm gương của cha mẹ lúc này mới thực sự là thứ mà chúng ta cần. Đó cũng chính là những yếu tố khiến việc làm cha mẹ trở thành một công việc vô cùng khó khăn, một công việc của con người, thay vì chỉ dùng sức mạnh của kẻ to xác uy hiếp một sinh linh yếu thế hơn mình.
Thái khai biết Trang đánh con ruột nhưng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng nên vẫn để
"Đây là một sự việc đau lòng và Giám đốc Công an TP HCM đã chỉ đạo điều tra nhanh chóng để làm án điểm xử lý nghiêm", hó Giám đốc Công an TP.HCM nói.
Nếu có đầy đủ tài liệu chứng cứ có thể chuyển tội danh nặng hơn
Tối 31/12, Công an TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin chính thức về vụ bé Nguyễn Thái V.A (8 tuổi) tử vong do bị "dì ghẻ" bạo hành xảy ra tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM dưới sự chủ trì của Đại tá Nguyễn Sỹ Quang (Phó Giám đốc Công an TP.HCM).
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang cho biết, Ban giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo xử lý vụ án bé 8 tuổi bị đánh tử vong là án điểm, điều tra triệt để nhằm răn đe.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang thông tin tại cuộc họp báo vụ bạo hành bé gái 8 tuổi.
"Không thể chấp nhận trong thời buổi này lại có hành vi nghiêm trọng như vậy. Ban giám đốc Công an TP HCM yêu cầu cơ quan điều tra tập trung làm rõ dấu hiệu tội phạm của các nghi can. Nếu có đầy đủ tài liệu chứng cứ có thể chuyển tội danh nặng hơn", Phó Giám đốc Công an TP HCM Nguyễn Sỹ Quang nói về vụ Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi) và Nguyễn Kim Trung Thái (36 tuổi) bị cáo buộc đánh chết bé gái 8 tuổi.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang cho biết ông rất đau lòng khi nhìn thấy những vết thương trên cơ thể bé gái 8 tuổi. "Đây là một sự việc đau lòng và Giám đốc Công an TP HCM đã chỉ đạo điều tra nhanh chóng để làm án điểm xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm pháp luật".
Hiện, Trang bị điều tra về hành vi Hành hạ người khác; Thái bị cáo buộc tội Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang nhấn mạnh: "Việc người dân yêu thương cháu bé là điều đáng trân quý, song tình thương nên đúng nghĩa. Tưởng nhớ đến cháu là tốt, nhiều ngày qua một số người đã tụ tập thành nhóm đông ở một số nơi. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc này có thể là vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, hãy tưởng nhớ, yêu thương đúng nghĩa đối với cháu bé bị bạo hành".
Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động tại buổi họp báo, thượng tá Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng Công an quận Bình Thạnh (TP HCM) cho biết ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an quận Bình Thạnh đã bắt khẩn cấp Nguyễn Võ Quỳnh Trang về tội "Hành hạ người khác".
Sau khi củng cố hồ sơ, Công an quận Bình Thạnh đã bắt khẩn cấp Nguyễn Kim Trung Thái (SN 1985, ngụ quận 1, TP HCM) về hành vi hành hạ, ngược đãi con theo điều 185 Bộ luật hình sự.
Theo thông tin ban đầu, ông Thái thừa nhận nhiều lần chứng kiến bé V.A bị mẹ kế là Nguyễn Võ Quỳnh Trang dùng roi và cây đánh, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con gái. Có lần Thái cũng cầm cây và đánh bé V.A. Tuy nhiên, Thái khai biết Trang đánh bé nhưng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra, nên vẫn để mẹ kế "dạy" con mình, thông tin trên báo Thanh niên.
Người bố và "dì ghẻ" sẽ đối diện mức án nào nếu thay đổi tội danh?
Nhìn nhận về vụ án, ông Đinh Văn Quế - nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao phân tích:
Trước hết, theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tội hành hạ người khác không có tình tiết định tội hay định khung tăng nặng hình phạt là "dẫn đến hậu quả làm chết nạn nhân", cũng không có tình tiết "gây thường tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân".
Tội này chỉ có các tình tiết: Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên và đối với 02 người trở lên.
Trở lại vụ án, theo mô tả ban đầu, trên khắp người nạn nhân có nhiều vết thương cả cũ lẫn mới, trong đó vùng lưng, mặt. Kết quả giải phẫu tử thi cho thấy nạn nhân bị gãy 3 xương sườn, phù phổi dẫn đến tử vong. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến cháu N.T.V.A bị tử vong là do hành vi hành hạ, đánh đập của Nguyễn Võ Quỳnh Trang gây ra, ngoài ra không còn nguyên nhân nào khác.
Do đó, trường hợp Nguyễn Võ Quỳnh Trang đánh chết cháu V.A. (8 tuổi) không còn là hành vi phạm tội hành hạ người khác nữa mà ít nhất cũng phải khởi tố về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 7 năm đến 14 năm tù.
Những vết bầm tím trên người bé V.A.
Nguyễn Võ Quỳnh Trang phạm tội tập trung nhiều tình tiết tăng nặng như: Phạm tội 02 lần trở lên, phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ, dùng thủ đoạn tàn ác thuộc các điểm g, i, k, m khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.
Nếu Cơ quan Cảnh sát điều tra chứng minh Nguyễn Võ Quỳnh Trang hành hạ, đánh đập cháu V.A và bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, mặc dù không mong muốn cho cháu chết, thì hành vi của Nguyễn Võ Quỳnh Trang đã phạm vào tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự (thuộc trường hợp giết người dưới 16 tuổi, theo điểm b khoản 1 điều này).
Ngoài ra, bị can này còn có dấu hiệu thực hiện tội phạm một cách man rợ (điểm khoản 1); và nếu Nguyễn Võ Quỳnh Trang đánh chết cháu V.A để tự do chung sống với ông Nguyễn Kim Trung Thái thì còn thuộc tình tiết giết người vì động cơ đê hèn (điểm q khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự).
Lúc này thì hành vi không tố giác hoặc che giấu tội phạm của ông Nguyễn Kim Trung Thái mới cấu thành tội phạm.
Trường hợp ông Thái biết và đồng tình với cách "dạy dỗ" của Trang mà bỏ mặc thì ông Thái đồng phạm với Trang. Hễ bị can Trang phạm tội gì thì ông Thái sẽ phạm tội đó.
Nếu, ông Thái không biết Trang đánh cháu V.A nhưng thấy cháu V.A đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không đưa cháu đi cứu chữa kịp thời dẫn đến cháu chết thì ông Thái có hành vi phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015.
Sau một đêm cuồng nhiệt, chồng vứt lại lá đơn ly hôn cùng 500 nghìn Thật không ngờ, anh lại máu lạnh và tuyệt tình đến thế. Tôi mới lấy chồng được 1 tháng nay nhưng đang có nguy cơ ly hôn. Chồng tôi thích con gái còn "nguyên tem". Anh cũng nói điều đó với tôi khi yêu nhau. Tôi vì sợ mất anh nên mới nói dối anh là mình chưa từng "lên giường" với người...