Chứng kiến doanh số iPhone lập kỷ lục, dân mạng Trung Quốc lại cãi nhau về ‘lòng yêu nước’
Rất nhiều người dùng Internet ở Trung Quốc cho rằng những người mua iPhone là kẻ mang trong mình tư tưởng “ sùng ngoại” và “thích khoe mẽ”, bất chấp số liệu mới nhất cho thấy doanh số điện thoại Apple vừa lập kỷ lục ở chính thị trường này.
Vào hôm qua 28/1, Apple đã công bố dữ liệu về doanh số bán điện thoại di động hàng quý mới nhất. Và phần đóng góp giúp con số này gia tăng lớn nhất không đến từ Mỹ mà là từ thị trường Trung Quốc. Và rõ ràng, vào thời điểm khá nhạy cảm khi mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung đang có phần căng thẳng, việc Apple thắng lợi tại thị trường này đã khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc bối rối.
Trong quý đầu tiên của năm tài chính 2021, Apple đạt doanh thu 111,439 tỷ USD, tăng 21% và lợi nhuận ròng cũng tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Hiệu suất vượt trội của thị trường Trung Quốc đã trực tiếp thúc đẩy hiệu suất tổng thể của Apple. Trong quý tài chính đầu tiên, doanh thu của Apple tại Trung Quốc là 21,313 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi bộ phận kinh doanh tại Châu Mỹ tăng trưởng chỉ khoảng 10%.
Các giám đốc điều hành của Apple cũng rất hào hứng trước sự nhiệt tình của người tiêu dùng Trung Quốc đối với các sản phẩm của hãng. Trong một cuộc phỏng vấn với các nhà phân tích, Giám đốc tài chính Luca Mastri nói rằng doanh số iPhone vượt xa kỳ vọng và hiệu suất của nó tại thị trường Trung Quốc rất mạnh, có mối quan hệ nhất định với việc xây dựng 5G nhanh chóng ở nơi đây.
Apple đã phá kỷ lục về doanh số bán iPhone tại thị trường Trung Quốc trong quý 4/2020.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng doanh số tăng đột biến của Apple tại thị trường Trung Quốc cũng liên quan đến sự đàn áp của chính quyền Mỹ. Vào năm 2020, Mỹ đã liên tục ra đòn tấn công vào các công ty Trung Quốc cũng như cắt đứt chuỗi cung ứng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện thoại di động của gã khổng lồ Huawei. Do đó, thị trường cao cấp ở Trung Quốc đã trở thành bữa tiệc độc quyền của Apple.
Bởi trong nửa đầu năm 2020, Huawei chiếm 44,1% thị trường điện thoại cao cấp (có giá hơn 600 USD), vượt hơn Apple là 44%. Các số liệu thống kê cho thấy vào tháng 2 năm ngoái, Apple chỉ bán được 494.000 điện thoại di động tại Trung Quốc, chiếm 7,8% tổng doanh số smartphone. Tuy nhiên, khi các thương hiệu cao cấp của Trung Quốc bị kìm hãm và các hãng nội địa khác thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu smartphone cao cấp, thị trường này gần như đã bị sản phẩm của Apple nuốt chửng. Theo dữ liệu quý 4/2020, thị phần của Huawei trên toàn cầu giảm mạnh và thậm chí rơi khỏi top 5.
Video đang HOT
Người dùng Trung Quốc háo hức tới trải nghiệm iPhone 12.
Và khi chứng kiến iPhone bán chạy như tôm tươi tại thị trường Trung Quốc, một số cư dân mạng đã “thở dài” cho rằng chính những người tiêu dùng “sùng ngoại” và thích khoe mẽ đã tiếp sức cho công ty nước ngoài đàn áp các doanh nghiệp nội địa.
Một số người còn điểm danh thẳng mặt các thành phần này bao gồm sinh viên và lực lượng thanh niên, những người chỉ quan tâm so kè nhau xem giá điện thoại của ai cao hơn, thậm chí không ngần ngại vay nặng lãi để mua điện thoại Apple.
“Những người mua điện thoại di động của Apple không có lòng yêu nước!”, một người dùng khác quả quyết. Quan điểm này được không ít người đồng thuận, thậm chí còn có người gọi người dùng Apple là những “kẻ phản bội”.
“Chính phủ Trung Quốc nên tẩy chay điện thoại Apple như cách Mỹ tẩy chay điện thoại Trung Quốc”, một người dùng ở Giang Tô bày tỏ quan điểm.
“Điện thoại Huawei năm nay tốt hơn Apple nhưng đáng tiếc lại khan hiếm hàng, không dễ mua. Mỗi khi tôi lấy nó ra đều nhận thấy vô số ánh mắt ghen tị nhìn vào”, một người dùng điện thoại Huawei chia sẻ.
“Đừng bao biện và nói rằng hàng nội địa kém, không phải Huawei là điện thoại sản xuất trong nước hay sao? Bạn chưa sử dụng nó, đừng nói nó tệ” , một người dùng phản biện quan điểm cho rằng doanh số cao do chất lượng điện thoại Apple tốt hơn.
Có quan điểm cho rằng doanh số iPhoen cao có thể là do người Trung Quốc đang ngày càng giàu có hơn.
Tất nhiên, vẫn có không ít người dùng Apple và các cá nhân trung lập cho rằng ngay nay, chất lượng và giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định tất cả, chứ không phải vấn đề nguồn gốc. Một số người còn dẫn chứng rằng chính chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi cũng sử dụng iPhone làm điện thoại cá nhân của mình.
“Trung Quốc là quốc gia nằm trong chuỗi cung ứng của Apple, cứ mỗi chiếc iPhone trị giá 10.000 nhân dân tệ được bán ra, tất cả những người tham gia sản xuất có thể nhận được tới 1.000 nhân dân tệ. Vậy tại sao lại nói mua điện thoại Apple là không yêu nước?”
“Thực tế là điện thoại di động của Apple có tính bảo mật rất cao”.
“Đừng tranh cãi nữa, và cũng không có vấn đề yêu nước ở đây, cứ mua và dùng cái gì bạn thích!”.
Cuộc tranh luận online này trên thực tế vẫn chưa có hồi kết, nhưng dù sao đi nữa thì người tiêu dùng Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục mua iPhone của Apple. Và những con số thì không biết nói dối.
Ông Trump không quan tâm việc Apple có thể mất thị trường 44 tỷ USD
Khi được hỏi về khả năng Apple đánh mất thị trường Trung Quốc béo bở vì lệnh cấm WeChat, Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời: "Sao cũng được".
Theo Business Insider, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 14/8, một phóng viên hỏi Tổng thống Trump rằng liệu ông có lo ngại việc cấm ứng dụng WeChat của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực tới doanh số iPhone của Apple hay không. Ông Trump trả lời: "Sao cũng được".
Tiếp đó, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của ông là đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ. Hồi đầu tuần, tổng thống Mỹ ra sắc lệnh cấm các công ty Mỹ giao dịch với WeChat, "siêu ứng dụng" rất phổ biến ở thị trường 1,4 tỷ dân. Với sắc lệnh này, Apple có thể sẽ buộc phải loại bỏ WeChat ra khỏi App Store.
Bloomberg cho biết một cuộc khảo sát trên mạng Weibo đặt câu hỏi người dùng Trung Quốc chọn WeChat hay iPhone và thu hút hơn 1,2 triệu người tham gia. Trong đó, gần 95% cho biết họ thà bỏ iPhone chứ không bỏ WeChat.
Lệnh cấm WeChat có thể đe dọa thị trường 44 tỷ USD của Apple.
Giới quan sát có nhận định chiến lược thu hút khách hàng Trung Quốc bằng các thiết bị giá rẻ như iPhone SE có thể sụp đổ nếu Apple loại bỏ WeChat khỏi App Store theo lệnh của ông Trump.
Theo thống kê của Tencent, ứng dụng WeChat có hơn 1 tỷ người dùng tích cực mỗi tháng. Ngoài nền tảng tin nhắn, WeChat còn cung cấp hàng loạt dịch vụ như mua sắm trực tuyến, đặt vé xem phim, thanh toán các hóa đơn... Nhờ đó, WeChat trở thành một "siêu ứng dụng" ở Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc cấm các ứng dụng Mỹ như Facebook, Twitter, Whatsapp, Instagram... Do đó, WeChat là lựa chọn duy nhất để người Hoa tại Mỹ liên hệ với người thân tại Trung Quốc đại lục. Các doanh nghiệp Mỹ làm ăn ở Trung Quốc cũng có thể mất đi kênh liên lạc với nhà cung ứng và khách hàng.
Một cửa hàng Apple tại Trung Quốc.
Theo nhà phân tích Kuo Ming-chi của hãng TF International Securities, nếu Apple buộc phải gỡ WeChat ra khỏi App Store, doanh số iPhone hàng năm có thể sụt giảm 25-30%. Doanh số AirPods, iPad, Apple Watch và máy tính Mac có thể lao dốc 15-25%.
Apple lần đầu ra mắt iPhone tại Trung Quốc vào năm 2009, hai năm sau khi sản phẩm này bán tại thị trường Mỹ. Trong 5 năm qua, công ty này bán được hơn 210 triệu iPhone tại Trung Quốc, theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu của IDC.
Tính tới tháng 6, thị phần điện thoại thông minh của Apple là hơn 20%, đứng thứ hai ở thị trường này, chỉ sau Huawei với 26%, theo hãng nghiên cứu QuestMobile. Apple hiện có 42 cửa hàng tại Trung Quốc.
Vào thời đỉnh cao, Trung Quốc đại lục chiếm tới 25% doanh thu của Apple. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống còn 17% trong năm 2019. Doanh thu từ Trung Quốc của Apple vào khoảng 44 tỷ USD năm ngoái.
iFan thất vọng vì phiên bản giá rẻ của iPhone 12 cao chót vót Nguồn tin từ các nhà phân tích của Wedbush Securities mới đây cho biết, iPhone 12 4G sẽ chỉ ra mắt một phiên bản, thậm chía sẽ có giá đắt hơn nhiều tin đồn trước đó. Mặc dù chưa ra mắt nhưng nhiều thông tin rò rỉ về iPhone 12 đã xuất hiện khắp nơi trên các diễn đàn công nghệ. Sau khi...