Chứng khoán xác lập các mức cao kỷ lục nhờ kinh tế phục hồi
Ngày 15/3, Hai chỉ số tổng hợp S&P 500 và chỉ số công nghiệp Dow Jones tại thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đều xác lập các mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch cuối ngày.
Hai chỉ số tổng hợp S&P 500 và chỉ số công nghiệp Dow Jones tại thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đều xác lập các mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch ngày 15/3, giữa lúc giới đầu tư đang dõi theo đà phục hồi kinh tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đón đợi các thông tin từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tuần này.
Ngành hàng không có dấu hiệu đã vượt qua thiệt hại tồi tệ nhất từ dịch COVID-19, khi nhiều hãng hàng không như Delta Air Lines, Southwest Airlines và JetBlue Airways cho biết số lượng đặt vé máy bay với mục đích đi du lịch, nghỉ dưỡng đang tăng lên.
Các chỉ số chính đã tăng tốc khi gần đến cuối phiên. Chỉ số hàng không S&P 1500 tăng hơn 4% lên mức cao nhất trong một năm, trong khi các mã cổ phiếu khác liên quan đến hoạt động du lịch cũng đều tăng từ 2-5%.
Đây cũng là phiên thứ 6 liên tiếp chỉ số Dow Jones đóng phiên ở mức cao kỷ lục trong đợt khởi sắc gần đây nhờ sự tiến triển trong hoạt động tiêm vaccine ngừa COVID-19 và việc Quốc hội Mỹ thông qua và Tổng thống Joe Biden ký ban hành dự luật cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD.
Những đồn đoán về sự phục hồi của nền kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu đối với cổ phiếu của các công ty được dự đoán sẽ hoạt động nổi trội khi nền kinh tế mở cửa trở lại như ngân hàng, năng lượng.
Video đang HOT
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones tăng 0,53%, ở mức 32.953,46 điểm. Chỉ số này đã tăng gần 8% trong năm ngoái. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq ghi thêm 1,05% lên 13.459,71 điểm, vẫn thấp hơn gần 5% so với mức khép phiên cao kỷ lục ghi nhận ngày 12/2.
Cuối cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày sẽ kết thúc vào ngày 17/3, FED được dự đoán sẽ đưa ra dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng trong năm 2021 với mức tăng nhanh nhất trong mấy chục năm qua, đồng thời nhấn mạnh lập trường giữ lãi suất ở mức thấp trong tương lai gần.
Trái với chứng khoán, giá dầu thế giới giảm bất chấp thông tin về tình hình kinh tế Trung Quốc và các nước sản xuất dầu lớn vẫn đang thực hiện thỏa thuận hạn chế nguồn cung.
Giá dầu đã tăng đều đặn từ đầu năm 2021 đến nay các nhà sản xuất dầu lớn hạn chế nguồn cung và việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 tăng nhanh, làm tăng hy vọng về nhu cầu nhiên liệu tăng lên và các nền kinh tế hồi phục sau tác động do đại dịch gây ra.
Chốt phiên, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2021 giao dịch ở mức 68,88 USD/thùng, giảm 34 cent Mỹ. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 22 cent Mỹ xuống 65,39 USD/thùng.
Số liệu cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng nhanh chóng trong tháng 1-2/2021, trái ngược với những đồn đoán, còn hoạt động lọc dầu tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hãng tin Reuters cho hay quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia đã cắt giảm tới 15% nguồn cung dầu thô giao tháng 4 cho ít nhất 4 khách hàng ở khu vực Bắc Á, trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu hàng tháng bình thường đối với các nhà máy lọc dầu Ấn Độ.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh (OPEC ), trong tháng này đã quyết định sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sang tháng 4.
Gói kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ đã được thông qua trong tháng này, làm tăng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các nhà phân tích cho biết Washington đang cân nhắc việc tăng thuế đối với các tập đoàn, những người có thu nhập cao và nhiên liệu để chi trả cho một kế hoạch cơ sở hạ tầng quy mô lớn, mà có thể làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Giá dầu đã chịu sức ép bởi đồn đoán về cơn bão mùa Đông xảy ra hồi tháng trước ở Texas có thể tiếp tục làm tăng lượng dầu trong các kho dự trữ./.
Israel nới lỏng các hạn chế tại khu vực biên giới
Chính phủ Israel ngày 12/3 thông báo sẽ nới lỏng các hạn chế hiện đang áp đặt tại khu vực biên giới giữa nước này với Jordan và Ai Cập - những khu vực vốn đã bị đóng cửa kể từ cuối tháng 1 vừa qua nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân ra khỏi nhà sau khi lệnh hạn chế do dịch COVID-19 được nới lỏng tại Tel Aviv, Israel, ngày 6/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo quyết định trên, Israel sẽ cho phép 700 người Jordan vào làm việc trong lĩnh vực khách sạn ở khu nghỉ mát Biển Đỏ ở thành phố Eilat của nước này, gần cảng Aqaba của Jordan. Họ sẽ phải xét nghiệm COVID-19 trước khi nhập cảnh và bị cách ly vài ngay trước khi có thể bắt đầu công việc.
Bên cạnh đó, Israel cũng đang dần mở cửa trở lại các khách sạn, nhà hàng, quán bar, quán cà phê và một số cơ sở kinh doanh khác, song chỉ cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ và có "thẻ xanh" chứng minh điều này. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 4 triệu người (trong tổng dân số khoảng 9 triệu người) ở Israel được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine Pfizer/BioNTech theo khuyến nghị.
Cũng liên quan đến tình hình dịch bệnh, Ủy ban Liên bang về Phòng chống các nguy cơ y tế của Mexico (Cofepris) ngày 12/3 đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp thuốc Remdisivir trong điều trị bệnh nhân COVID-19, sau khi đánh giá chất lượng, tính an toàn và hiệu quả của loại thuốc này.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, giới chức y tế nước nàykhuyến cáo người dân không tự ý dùng thuốc Remdisivir khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Remdisivir là thuốc điều trị bệnh viêm gan C, nhưng có tác dụng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 tái tạo.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng Remdisivir trong điều trị giúp rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân COVID-19. Mexico hiện đứng thứ 3 thế giới về số ca tử vong do COVID-19, với hơn 193.000 ca; trong khi số ca mắc vượt 2,15 triệu người.
Trong khi đó, tại châu Phi, Bộ trưởng Y tế Côte d'Ivoire - ông Aka Aouélé cho biết nước này đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 10.000 người trong hai tuần qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, Côte d'Ivoire đã nhận được 504.000 liều vaccine của AstraZeneca/Oxford hồi cuối tháng trước, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên tại Tây Phi được tiếp nhận vaccine theo cơ chế COVAX do Liên hợp quốc điều phối.
Quốc gia này đã phát động chiến dịch tiêm chủng kể từ ngày 1/3 vừa qua, với nhóm đối tượng mục tiêu là các nhân viên y tế, lực lượng quốc phòng - an ninh và giáo viên. Mặc dù vậy, Bộ trưởng Aka Aouélé cảnh báo: "Từ tháng 2 đến tháng 3, tỷ lệ mắc bệnh ở Côte d'Ivoire đã tăng gấp đôi, điều này cho thấy dịch bệnh vẫn còn rất nghiêm trọng và đang trong giai đoạn gia tăng".
Hiện nay, ngoài quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở không gian khép kín và khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp phòng bệnh, Côte d'Ivoire không áp dụng thêm biện pháp hạn chế nào khác. Tính đến hết ngày12/3, quốc gia 25 triệu dân này đã ghi nhận hơn 36.511 trường hợp mắc COVID-19 và 209 trường hợp tử vong.
Cơ chế COVAX đặt mục tiêu trong năm 2021 sẽ cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho 20% dân số của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Đây là một cơ chế tài trợ, cho phép 92 quốc gia có trình độ phát triển kinh tế từ thấp đến trung bình sớm có được nguồn cung vaccine.
Kinh tế Australia phục hồi ấn tượng bất chấp dịch COVID-19 Số liệu chính thức do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 3/3 cho thấy trong quý 4/2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Australia tăng 3,1%, duy trì đà tăng của 3,4% của quý trước đó. Nhà hát Opera House ở Sydney. (Nguồn: AFP/TTXVN) Nền kinh tế Australia tiếp tục phục hồi ấn tượng sau cuộc khủng hoảng do...