Chứng khoán: Xác định chiến lược trong tháng ‘Sell In May’
Đối với nhà đầu tư chứng khoán, dường như ai cũng biết câu nói “Sell in may and go away”, nghĩa là nên bán hết cổ phiếu và dành thời gian nghỉ ngơi, tuy nhiên, thực tế có diễn ra theo đúng như vậy?
Chứng khoán tháng năm và câu chuyện “Sell In May”
Theo thống kê biến động của chỉ số VN-Index trong tháng năm từ năm 2001 tới nay, chỉ số VN-Index có 7 tháng tăng và 11 tháng giảm. Tháng tăng nhiều nhất là tháng 5/2009 tăng 28%, tháng giảm nhiều nhất là tháng 5/2011 giảm 12,23%.
Trong 5 năm trở lại đây kể từ năm 2013 khi chỉ số VN-Index đã bước sang xu hướng tăng dài hạn, đã có 3 năm chỉ số VN-Index tăng liên tiếp, phá bỏ lời nguyền “Sell in may” với thanh khoản cải thiện.
Năm gần nhất là tháng 5/2018, chỉ số VN-Index giảm 7,52% với thanh khoản giảm, đây được coi là tháng giảm mạnh nhất của chỉ số VN-Index trong cả năm 2018, tuy nhiên sau đó chỉ số VN-Index đã phục hồi trở lại và tạo đáy trong tháng 5/2018.
Tâm lý lo sợ “Sell in may” xảy ra khi thời điểm đó thị trường chung gần như thiếu đi động lực tăng trưởng, tâm lý chung đi vào vùng trống thông tin. Nguyên nhân có thể kể đến là: (i) Mùa đại hội cổ đông sẽ kết thúc trong tháng 5, mất đi những yếu tố bất ngờ để thúc đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng, (ii) Thị trường bước vào tình trạng định giá lại các nhóm cổ phiếu khi các doanh nghiệp đã công bố thông tin về kết quả kinh doanh năm trước và kế hoạch kinh doanh cho năm tài chính tiếp theo.
Tính từ đầu năm 2019 tới nay, chỉ số VN-Index hình thành xu hướng tăng trong quý 1/2019, sau đó điều chỉnh giảm từ 1011 điểm xuống 960 điểm (-5%) và hiện tại đang trong xu hướng đi ngang tích lũy với thanh khoản ảm đạm.
Đồ thị chỉ số VN-Index
Như vậy, xác suất biên độ giao động của chỉ số VN-Index dường như sẽ biến động trong xu hướng đi ngang trong biên độ hẹp với thanh khoản ở mức thấp hơn là có sự bứt phá mạnh trong tháng 5/2019.
Video đang HOT
Điểm tích cực là kì vọng dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường sau áp lực bán ở cuối tháng tư để tránh lãi margin trong kỳ nghỉ lễ dài. Như vậy, có khả năng những tuần đầu tháng 5/2019, thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện trở lại với sự tham gia của dòng tiền.
Đối với thị trường chứng khoán cơ sở, giá cổ phiếu đi ngang luôn tồn tại cơ hội giao dịch trong ngắn hạn với biên độ giao động đã được nhà đầu tư xác định thông qua các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Chiến lược lướt sóng cổ phiếu T có thể sẽ mang lại hiệu quả trong trường hợp này hơn là chiến lược mua và nắm giữ.
( ảnh minh họa)
Đối với thị trường phái sinh, các cổ phiếu trong nhóm VN30-Index, các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn và có sức ảnh hưởng nhất định như: SAB, VJC, MSN, MWG, FPT, GAS và nhóm cổ phiếu họ Vincom như VIC, VRE, VHM đang trong quá trình phục hồi và hình thành xu hướng mới. Nhà đầu tư có thể mở vị thế mua (go long) các hợp đồng dài hạn và nắm giữ tới khi đáo hạn.
Theo thegioitiepthi.vn
Các cổ phiếu đang tăng mạnh nhất trong tuần giao dịch vừa qua
Bất chấp thanh khoản suy yếu, thị trường chứng khoán tuần qua (từ 22 - 26/4) vẫn phục trở lại sau 2 tuần điều chỉnh giảm liên tiếp trước đó, nhờ nỗ lực nâng đỡ của một số bluechip và vốn hóa lớn. Nhiều cổ phiếu niêm yết đã tăng tăng mạnh, với mức cao nhất lên tới gần 100% giá trị.
Chứng khoán đảo chiều tăng sau hai tuần đi xuống liên tiếp
Bỏ qua hai tuần giảm liên tiếp trước đó, thị trường chứng khoán tuần vừa qua đảo đảo chiều đi lên thành công. Tuy nhiên, mức tăng khá thấp do nhà đầu tư tiếp tục thận trọng, khiến dòng tiền chảy vào sàn nhỏ giọt. Thanh khoản suy yếu đáng kể so với tuần làm việc trước đó.
Theo đó, khởi động phiên đầu tuần, tâm lý thận trọng đeo bám giới đầu tư xuyên suốt buổi làm việc. Dòng tiền vẫn đứng ngoài sàn khiến thanh khoản sụt giảm mạnh.
Sau phiên đi xuống đầu tuần, thị trường đã nhanh chóng đảo chiều đi lên ở hai phiên làm việc tiếp theo. Tuy nhiên, khoảng cách đi lên khá hẹp do giới đầu tư vẫn thờ ơ. Việc các chỉ số đi lên chủ yếu do tác động từ nhóm cổ phiếu bluechips và ngân hàng. Thanh khoản vẫn là vấn đề cần bàn đến khi tiếp tục giữ ở mức thấp.
Ở 3 phiên tiếp theo của tuần vừa qua, thị trường đã có những phiên tăng giảm đan xen. Hoạt động bán tháo vẫn xuất hiện, tuy nhiên với sự đồng lòng của nhóm bluechip, đặc biệt sự hỗ trợ khá tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp Vn-Index đóng cửa phiên cuối tuần với sắc xanh.
Tính chung cả tuần, các chỉ số trên thị trường đã đồng loạt đảo chiều tăng. Trong đó, chỉ số Vn-Index kết thúc tuần với mức tăng 1,38% đạt mức 979,64 điểm. Cùng với đó, chỉ số HNX-Index đóng cửa tuần tăng 1,49% và chốt tuần tại mức 107,46 điểm.
Trong khi đó, thanh khoản trung bình trên cả hai sàn biến động trái chiều. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn TP.HCM đạt gần 113,9 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 11,16% so với tuần giao dịch trước. Riêng sàn Hà Nội đạt trung bình hơn 28,03 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 7,6%.
Cùng với đà tăng của các chỉ số, trong tuần qua, thị trường ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng khá cao. Trong đó, dẫn đầu là VNX với mức hơn 98,1%.
Theo đó, tại sàn TP.HCM, dẫn đầu danh sách tăng mạnh nhất tuần là FDC của Công ty cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh với mức tăng gần 40% giá trị, từ mức 14.300 đồng/cổ phiếu hôm 19/4 lên mức 19.950 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên làm việc cuối tuần ngày 26/4.
(ảnh minh họa)
Cổ phiếu PTC của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện giữ vị trí thứ 2 trong Top 10 mã tăng mạnh nhất tuần với mức gần 18% giá trị, từ 5.680 đồng/cổ phiếu hôm 19/4 lên mức 6.700 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày 26/4. Giữ vị trí thứ 3 là HTL của Công ty cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long với mức gần 15% giá trị, từ mức 18.050 đồng/cổ phiếu ngày 19/4 lên mức 20.750 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày 26/4.
Bên sàn Hà Nội, cổ phiếu PVV của Công ty cổ phần Vinaconex 39 với mức tăng 50% giá trị, từ 600 đồng/cổ phiếu hôm 19/4 lên mức 900 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày 26/4.
Cổ phiếu BII của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư với mức tăng hơn 33%, từ mức 900 đồng/cổ phiếu hôm 19/4 lên mức 1.200 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên cuối tuần ngày 26/4. Giữ vị trí thứ 3 là cổ phiếu KVC của CTCP Sản xuất xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ với tăng 25% giá trị, từ mức 1.200 đồng/cổ phiếu hôm 19/4 lên mức 1.500 đồng/cổ phiếu hôm 26/4.
Trên sàn UpCoM, cổ phiếu VNX của Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại với mức tăng lên tới hơn 98% sau một tuần làm việc; tiếp theo sau là cổ phiếu CID của Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng với mức tăng hơn 90% giá trị; cổ phiếu HFB Công ty Cổ phần Công trình Cầu phà Thành phố Hồ Chí Minh tăng hơn 72% giá trị.
Thị trường dự báo có nhiều biến động
Mặc dù thị trường đã đảo chiều thành công trong tuần qua, nhưng theo các công ty chứng khoán kênh đầu tư này sẽ gặp nhiều biến động trong tuần tới.
Theo nhận định của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, trong 2 phiên giao dịch tuần tới, thị trường dự báo sẽ không có nhiều biến động. Trong đó, chỉ số Vn-Index có thể chịu áp lực rung lắc, điều chỉnh tại vùng cản quanh 980 điểm trong phiên kế tiếp. Chỉ số cần vượt qua vùng cản này nếu muốn hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh hơn nằm tại 986 điểm - 992 điểm trong ngắn hạn.
Cũng theo Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, nếu kịch bản tích cực xảy ra, khả năng thị trường có thể chịu áp lực giảm điểm trở lại từ vùng kháng cự trên. Xu hướng của thị trường hiện tại vẫn được xác định với mức giảm ngắn hạn, nên các phiên tăng của chỉ số ở thời điểm hiện tại vẫn được xem là nhịp hồi mang tính kỹ thuật.
Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức trung bình 25-35% cổ phiếu. Hạn chế các hoạt động mua đuổi ở các vùng giá cao trong các phiên thị trường tăng mạnh. Các hoạt động mua trading T nên ưu tiên cổ phiếu có sẵn trong danh mục và chỉ mua tại các vùng hỗ trợ cụ thể của từng cổ phiếu.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
VN-Index tiến sát mốc 980 điểm Phiên giao dịch ngày 26-4, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường rung lắc mạnh ở đầu phiên. Tuy nhiên, sau khoảng một giờ giao dịch, lực cầu dần dần dâng cao ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã giúp thị trường lấy lại được sắc xanh. Các cổ phiếu như: VHM, VIC, VRE, VCG, SSI, MWG, HPG......