Chứng khoán VNDirect đặt kế hoạch 680 tỷ đồng LNST, tăng trưởng 55%
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của VNDirect dự kiến tổ chức vào ngày 26/4 tới đây.
Ngày 13/3, HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2018 dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên sắp tới với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty là 680 tỷ đồng, tăng trưởng 55% thực hiện so với kết quả đạt được trong năm 2017 là 438 tỷ đồng.
HĐQT công ty cũng đã thống nhất tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 vào ngày 26/4 tại trụ sở chính công ty. Những nội dung quan trọng tại Đại hội là lấy ý kiến về kết quả kinh doanh năm 2017, kế hoạch 2018, phát hành/thưởng cổ phiếu cho nhân viên, chào bán cổ phiếu và/hoặc trái phiếu chuyển đổi của công ty…
Ngoài ra, HĐQT cũng thông qua việc VNDIRECT làm đại lý phát hành và/hoặc mua trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi của CTCP Năng lượng Bắc Hà với tổng giá trị tính theo mệnh giá 300 tỷ đồng. CTCP Năng lượng Bắc Hà là công ty con trong lĩnh vực thủy điện của IPA Group – cổ đông chính của VNDirect.
Trong năm 2017 vừa qua, VNDIRECT đạt 1.235 tỷ đồng doanh thu – tăng 67% và 438 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 135% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm 2017 là 777 tỷ đồng.
Trường An
Theo Trí thức trẻ
Chủ tịch VnDirect: "Chứng khoán là kênh đầu tư có sức hấp dẫn vượt trội so với tất cả các kênh đầu tư tài chính khác trong năm 2018"
TTCK Việt Nam trải qua năm 2017 với mức tăng trưởng ngoạn mục hơn 40% của chỉ số VnIndex. Không những vậy, thị trường còn đón nhận lượng mua ròng kỷ lục hơn 1 tỷ USD của khối ngoại. Trong năm 2018, dù còn đối mặt với không ít thách thức nhưng TTCK Việt Nam vẫn đang đứng trước những cơ hội lớn.
Thưa bà, nếu dùng một từ ngắn gọn để nói về TTCK năm 2017, bà sẽ dùng từ nào?
Tôi cho rằng TTCK Việt Nam năm 2017 tăng trưởng ngoạn mục nhưng không ngạc nhiên.
Video đang HOT
Chứng khoán Việt Nam năm 2017 tăng "nóng" và thường được so sánh với sự bùng nổ của 10 năm trước. Theo bà, có gì khác biệt giữa thị trường năm 2017 với 10 năm trước?
Đầu tiên, cần nhìn lại bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2007 và 2017 là hoàn toàn khác nhau. Năm 2017 là chu kỳ kinh tế tăng trưởng, lạm phát thấp và Việt Nam cũng được hưởng lợi cùng với xu thế toàn cầu. Các TTCK hàng đầu Thế giới đều vượt đỉnh. Các nền kinh tế lớn như Argentina, Brazil, Nga...sau giai đoạn khó khăn bắt đầu vượt qua suy thoái.
Trong khi đó, năm 2007 là bắt đầu chu kỳ suy thoái của kinh tế Thế giới, lạm phát toàn cầu ở mức cao và Việt Nam cũng không tránh khỏi. Năm 2007, TTCK Việt Nam mới chỉ bắt đầu công cuộc cổ phần hóa, sự quan tâm của Chính phủ là có, nhưng chỉ mới giai đoạn khởi đầu nên việc điều hành chính sách tiền tệ còn nhiều hạn chế và trình độ thị trường còn khá non nớt. Bên cạnh đó, quy mô thị trường khi đó còn rất nhỏ để có thể hấp thụ được dòng tiền đầu tư gián tiếp của nước ngoài, từ đó dẫn tới "bong bóng" tài sản do cầu vượt cung.
Ngược lại, năm 2017, thị trường đã được tôi luyện sau 10 năm, nhà đầu tư trở nên dày dạn kinh nghiệm hơn, bản thân các doanh nghiệp niêm yết cũng đã tích lũy được nền tảng quản trị và phát triển bền vững.
Ngoài ra, quy mô thị trường đã khác hẳn, xuất hiện nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn, nhiều thương vụ IPO/bán vốn kỷ lục như Sabeco, Vinamilk, VRE, Vietjet Air...khiến Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Do đó, năm 2017 TTCK tăng điểm là điều tất yếu và tôi tin rằng đó chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng.
TTCK Việt Nam đã trải qua giai đoạn bứt phá mạnh mẽ, vậy những rủi ro nào đang chờ đợi phía trước?
Mọi thứ luôn luôn tồn tại rủi ro, nhưng theo các chuyên gia kinh tế dự báo thì Thế giới sẽ tiếp tục chu kỳ tăng trưởng trong năm 2018, 2019. Rủi ro vĩ mô có thể đế từ việc làm thế nào để giữ được tăng trưởng tốt trong môi trường lạm phát thấp.
Việt Nam là một nền kinh tế tăng trưởng bằng xuất khẩu nên việc thay đổi chính sách thương mại giữa các quốc gia, tình hình tài chính toàn cầu suy giảm, gia tăng căng thẳng địa chính trị... sẽ khiến TTCK có nhiều biến động. Và thị trường sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh sẽ cần thời gian để tích lũy trở lại.
Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp tăng trưởng tốt thì sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi chu kỳ tăng trưởng và của dòng tiền đầu tư tài chính. Còn đối với những doanh nghiệp yếu, phát hành cổ phiếu tràn lan mà không sử dụng hiệu quả thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh và thoái trào.
Nói về kênh đầu tư tài chính, giờ đây không chỉ có cổ phiếu mà nhiều kênh khác như trái phiếu, chứng chỉ quỹ cũng đang phát triển mạnh lên và có thêm một kênh mới là Bitcoin. Bà đánh giá triển vọng của các kênh này như thế nào?
Thị trường tài chính Việt Nam hiện mới ở mức "sơ khai" so với Thế giới nhưng hiện đã có khá nhiều lựa chọn khác nhau. Điều quan trọng trước khi đầu tư là phải hiểu và khai thác được cơ hội biến động của thị trường.
Như thị trường trái phiếu trước kia chỉ có nhà đầu tư tổ chức quan tâm thì nay đã thu hút được nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư và kinh doanh. Mặc dù trong môi trường lãi suất rất ít biến động như năm 2017 nhưng nếu khai thác cơ hội tốt thì bạn có thể thu về lợi nhuận cao mà an toàn.
Thị trường chứng khoán mới ra đời sản phẩm phái sinh cho phép NĐT có thêm sự lựa chọn để tham gia khi thị trường điều chỉnh và cũng là công cụ phòng ngừa rủi ro cho thị trường cơ sở. Nếu bạn hiểu về sản phẩm này thì nó cũng là cơ hội hấp dẫn có mức độ sinh lợi cao. Tuy nhiên, điều này đi kèm với rủi ro cao.
Còn với Bitcoin thì tôi không hiểu nhiều về nó lắm.
Theo bà, TTCK Việt Nam năm 2018 liệu có thể tạo ra một đợt tăng trưởng mới như 2017 hay không?
Theo tôi thì mức tăng năm 2017 của TTCK Việt Nam chỉ đơn giản là sự phục hồi để nó trở về giá trị hợp lý so với các thị trường khác. Năm 2018, TTCK sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi chu kỳ tăng trưởng kinh tế Thế giới và theo tôi 2018 là năm tiền đề, bước đệm cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của nền tài chính Việt Nam, hướng tới cuộc chơi lớn hơn trong khu vực khi TTCK Việt Nam có thể được nâng hạng vào nhóm thị trường mới nổi (Emerging Markets) vào cuối năm 2019, đầu 2020.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên giữ thái độ lạc quan trong thận trọng để có sức chịu đựng được những đợt điều chỉnh của TTCK có thể xảy ra vào cuối năm 2018, đầu 2019.
Về kịch bản thị trường, tôi kỳ vọng trong năm 2018, VnIndex sẽ vượt qua đỉnh lịch sử 1.170 điểm. Hiện tại, một số chuyên gia đưa ra kịch bản tăng trưởng rất lạc quan với VnIndex ở mức 1.500 điểm. Nhưng theo tôi, nhà đầu tư cần lựa chọn những công ty tiềm năng, có năng lực quản trị dẫn đầu, nắm bắt cơ hội tăng trưởng, nắm được sức tiêu dùng ngày càng gia tăng trong cấu trúc dân số vàng của Việt Nam để đầu tư.
Nếu chọn kênh đầu tư trong 2018 thì theo tôi, chứng khoán sẽ là kênh có sức hấp dẫn vượt trội so với tất cả các kênh đầu tư tài chính khác.
Trong năm 2018, bà cho rằng đầu tư vào cổ phiếu ngành nào sẽ có triển vọng?
Trong một chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu thì tài chính, vật liệu cơ bản, dầu khí là những ngành tăng trưởng mạnh và đó cũng là những ngành mà các chuyên gia tài chính khuyến nghị "đặt tiền" trong năm 2018.
Tại Việt Nam, các ngành trên cũng là những ngành rất hấp dẫn, đặc biệt là ngành tài chính, ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng còn vướng nhiều rủi ro về thể chế quản lý và nợ xấu tồn đọng nhưng trong năm qua, các ngân hàng đã rút ra nhiều bài học quản trị và đã có thời gian để dự phòng nợ xấu. Bên cạnh đó, Chứng khoán, bảo hiểm cũng là những cổ phiếu đáng lưu ý trong năm 2018.
Ngoài ra, với một nền kinh tế tiêu dùng tăng trưởng cao như Việt Nam thì các ngành liên quan tới tiêu dùng cá nhân sẽ luôn hấp dẫn và có tăng trưởng cao. Hàng không cũng là một ngành có dư địa tăng trưởng tốt.
Bài:
Hoàng Anh
Thiết kế:
Hương Xuân
Ảnh:
Kiên Trần - Đỗ Mạnh Cường
Theo Trí Thức Trẻ21/12/2017
Hoàng Anh
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán ngày 15.12: Thị trường có tiếp tục lan tỏa? "Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể tích lũy với diễn biến phân hóa trong biên độ 930-940 điểm, xu hướng hiện tại của chỉ số là chưa rõ ràng và cần thêm thời gian để xác nhận những tín hiệu từ thị trường". Nhóm bank truyền cảm hứng cho thị trường VN-Index kết phiên giao dịch ngày 14.12...