Chứng khoán Việt xanh mướt dù Phố Wall đỏ lửa
Trái ngược với việc chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, chứng khoán Việt Namvẫn đi lên.
VN-Index vẫn tăng điểm trong khi chứng khoán nhiều nơi đi xuống
Đ.N.Thạch
Sau khi giảm trong đợt giao dịch buổi sáng và thậm chí có lúc VN-Index mất gần 13 điểm thì đến cuối phiên 15.8, thị trường đã quay đầu đi lên. Càng về cuối ngày, các cổ phiếu blue-chips càng tăng mạnh như VIC, VHM, VRE, VCB, VNM, SAB, MSN, MWG, FPT, VCS… Trong đó, SAB hồi phục khá với 2,9% lên 285.000 đồng/cổ phiếu, VNM tăng 2,8% lên 122.000 đồng/cổ phiếu, VRE tăng 2% lên 35.400 đồng/cổ phiếu, VIC tăng 2% lên 121.000 đồng/cổ phiếu.
Chính nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đi lên đã đưa VN-Index tăng 10,47 điểm lên 979,38 điểm khi chốt phiên. Trong khi đó HNX-Index vẫn giảm 0,32 điểm xuống 101,66 điểm.
Thanh khoản thị trường có cải thiện so với phiên trước nhưng vẫn ở mức trung bình với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 209 triệu đơn vị với trị giá 4.600 tỉ đồng. Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trị giá gần 70 tỉ đồng nhưng so với các phiên trước thì lượng bán đã giảm.
VN-Index quay đầu tăng mạnh khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ bởi tâm lý lo ngại đã diễn ra ngay từ phiên giao dịch. Bởi thị trường chứng khoán khắp nơi đang diễn ra trong chiều hướng tiêu cực khiến nhà đầu tư lo lắng. Đặc biệt các chỉ số tại Phố Wall đóng cửa rạng sáng 15.8 đã lao dốc mạnh. Dow Jones giảm 800,49 điểm, tương đương 3,05%, xuống 25.479,42 điểm. S&P 500 giảm 85,72 điểm, tương đương 2,93%, xuống 2.840,6 điểm. Nasdaq giảm 242,42 điểm, tương đương 3,02%, xuống 7.773,94 điểm. Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của Dow Jones kể từ cuối năm 2018.
Thị trường chứng khoán châu Á đầu phiên 15.8 cũng giao dịch kém sắc. Tuy nhiên giống như VN-Index, một số thị trường hồi phục vào cuối ngày như Hang Seng tại Hồng Kông hay Shanghai của Trung Quốc. Chốt phiên chỉ số Shanghai tăng nhẹ 0,25% lên 2.815,8 điểm, Hang Seng tăng 0,76% lên 25.495,46 điểm. Ngược lại chỉ số Nikkei 225 của Nhật vẫn mất đi 1,21% còn 20.405,65 điểm, S&P NXZ của New Zealand mất 1,34% còn 1.816,93 điểm hay Straits Times Index của Singapore mất 1,12% còn 3.112,45 điểm…
Video đang HOT
Theo Thanhnien.vn
Cổ phiếu Boeing kìm hãm đà tăng của Phố Wall, chứng khoán châu Á ổn định
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm trong ngày 18/3 nhưng đà tăng của Phố Wall đã bị hạn chế trong bối cảnh sức ép từ cổ phiếu Boeing và Facebook.
Chứng khoán châu Á ổn định
Các cổ phiếu trên thị trường châu Á giao dịch thận trọng trong phiên giao dịch ngày 19/3 trước thêm cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày của FED sẽ bắt đầu vào ngày 19/3.
Thị trường dự báo sẽ không nâng lãi suất ở lần họp này. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các gợi ý về triển vọng kinh tế của ngân hàng trung ương.
FED đã gợi ý rằng Cơ quan này sẽ "kiên nhẫn" trong việc nâng lãi suất ở cuộc họp trước đó hồi đầu năm nay.
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng trước thềm cuộc họp chính sách của FED.
Trong phiên này, chỉ số MSCI của các cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương không tính Nhật Bản đi ngang, vẫn duy trì quanh mức cao nhất kể từ ngày 21/9 ghi nhận trong phiên trước đó.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hạ nhẹ 0,5%, trong khi chỉ số chứng khoán Australia giảm 0,1%.
Masanari Takada - chiến lược gia tài sản tại Công ty Chứng khoán Nomura, nhận định: "Các nhà đầu tư dường như đang đặt cược vào việc tăng giá cổ phiếu nhờ chính sách ôn hòa của FED. Thị trường chứng khoán, vốn được hỗ trợ nhờ sự trở lại của chính sách tiền tệ nới lỏng từ các ngân hàng trung ương toàn cầu cũng như FED, là một yếu tố tích cực không nghi ngờ. Tuy nhiên, chúng tôi tự hỏi liệu sự hỗ trợ này kéo dài bao lâu, khi xem xét đến khả năng tác động tiêu cực đến kỳ vọng lợi nhuận từ xu hướng suy yếu trong dữ liệu kinh tế Mỹ và hầu hết những nơi khác trên thế giới".
Với dấu hiệu tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại, các nhà đầu tư đang tập trung kết quả cuộc họp sắp tới từ FED để đánh giá chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc bất chấp cổ phiếu Boeing tiếp tục lao dốc
Các ngân hàng đã giúp dẫn dắt các chỉ số trên thị trường Phố Wall cao hơn trong phiên giao dịch ngày 18/3, trong khi Boeing và Facebook là lực cản. Giới đầu tư hướng sự chú ý đến cuộc họp của FED trong tuần này để khẳng định cam kết của mình đối với chính sách tiền tệ "kiên nhẫn".
Cổ phiếu Boeing tiếp tục giảm gần 2% trong phiên 18/3.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm trong phiên khi cổ phiếu Amazon và Apple có thành quả vượt trội. Phố Wall vừa ghi nhận tuần tăng tốt nhất của chỉ số S&P 500 kể từ tháng 11/2018.
Trong phiên ngày 18/3, cả ba chỉ số lại cùng chốt phiên với sắc xanh. Với kết quả này, S&P 500 chỉ còn thấp hơn khoảng 3,3% so với mức kỷ lục mọi thời đại thiết lập vào tháng 9/2018.
Tuy nhiên, phiên tăng thứ 4 liên tiếp này của chỉ số Dow Jones gặp trở ngại khi cổ phiếu Boeing giảm 1,8% sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin Bộ Giao thông Vận tải Mỹ và các công tố viên liên bang đang xem xét cẩn trọng diễn biến liên quan đến máy bay 737 Max của hãng.
Hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới của Mỹ đang đối mặt sức ép gia tăng từ vụ rơi máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines tại Ethiopia hôm 10/3. Tuần trước, cổ phiếu Boeing đã sụt 10,3%, tạo áp lực giảm lớn lên Dow Jones.
Cuộc họp chính sách tiền tệ của FED sẽ bắt đầu vào ngày 19/3. Các nhà đầu tư cho rằng FED sẽ không nâng lãi suất trong cuộc họp này nhưng sẽ củng cố quan điểm mềm mỏng về nâng lãi suất trong tương lai.
Chiến lược gia Tim Ghriskey thuộc Inverness Counsel cho biết: "Luôn có một chút lo lắng trên thị trường trước mỗi lần họp của FED. Bất kỳ dấu hiệu nào về sự tăng lãi suất trong tương lai cũng sẽ khiến nhà đầu tư ngại xuống tiền".
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính thuộc S&P 500, có 8 nhóm chốt phiên trong trạng thái tăng. Trong đó, các nhóm năng lượng, tiêu dùng không thiết yếu và tài chính có mức tăng phần trăm mạnh nhất.
Cổ phiếu các công ty năng lượng tăng mạnh nhờ giá dầu đạt đỉnh 4 tháng sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tuyên bố duy trì việc cắt giảm sản lượng đến hết tháng 6.
Thông tin về các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sắp diễn ra, chủ yếu là vụ IPO của ứng dụng gọi xe Lyft, đẩy giá cổ phiếu các ngân hàng đi lên.
"Thị trường đang ở gần mức đỉnh mọi thời đại, nên các vụ IPO sẽ nở rộ", ông Ghriskey nói.
Cổ phiếu dịch vụ truyền thông là nhóm giảm mạnh nhất về giá trị phần trăm, với sức ép giảm chủ yếu từ cổ phiếu Facebook. Cổ phiếu công ty mạng xã hội lớn nhất thế giới lao dốc 3,4% sau khi một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố "đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ phải điều tiết" các công ty công nghệ lớn và truyền thông xã hội để bảo vệ người dân.
Hãng công nghệ Apple khiến giới đầu tư bất ngờ khi giới thiệu hai mẫu máy tính bảng iPad mới, trước khi dự kiến giới thiệu một dịch vụ truyền nội dung vào ngày 25/3. Cổ phiếu Apple đóng cửa với mức tăng 1%.
Cổ phiếu Goldman Sachs và Citigroup lần lượt nhích 2,1% và 1,1%, sau khi có tin hai ngân hàng này sẽ giúp hai nhà băng lớn nhất của Đức là Deutsche Bank và Commerzbank tiến hành vụ sáp nhập trị giá hơn 28 tỷ USD.
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones tăng 0,25%, đạt 25.914,1 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,37%, đạt 2.832,94 điểm; chỉ số Nasdaq tăng 0,345, đạt 7.714,48 điểm.
Theo kinhtedothi.vn
Chứng khoán châu Á tăng điểm trước khả năng Mỹ gỡ bỏ thuế áp lên Trung Quốc Cổ phiếu tại thị trường châu Á tiếp tục tăng điểm trong ngày 18/1, nhờ kỳ vọng về việc sớm chấm dứt cuộc xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington thúc đẩy nhà đầu lựa chọn tài sản rủi ro. Chứng khoán châu Á đi lên trong phiên ngày 18/1. Theo đà tăng mạnh trên thị trường Phố Wall, chỉ số...