Chứng khoán Việt rẻ nhất trong 8 năm, VinaCapital khuyến nghị mua cổ phiếu ngành nào?
Các nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam, thông qua việc mua cổ phiếu đang rất rẻ hoặc đầu tư trực tiếp vào các ngành nghề rất tiềm năng tại Việt Nam.
Ảnh minh họa.
TTCK Việt Nam có mức P/E 10,3 lần
Phát biểu tại Diễn đàn Tài chính quốc tế Seoul (Seoul International Finance Forum) tổ chức ngày 22/4/2020, ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital Việt Nam, cho rằng TTCK Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như nhiều thị trường chứng khoán khác trên thế giới.
Tính đến ngày 31/3/2020, chỉ số VN-Index đã giảm 32%. Nhiều cổ phiếu niêm yết đã giảm 30-40%, giá trị và nhiều cổ phiếu đã từng giao dịch ở mức P/E cao giờ đây đã có giá hấp dẫn hơn nhiều.
“Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện giao dịch ở mức P/E 10,3 lần, mức rẻ nhất trong 8 năm qua và mức thấp nhất trong khu vực. Đây chắc chắn là cơ hội mua vào đầy hấp dẫn”, ông Don Lam nói.
Một số cổ phiếu nên mua là những cổ phiếu bluechip có tính thanh khoản hợp lý, cổ phiếu của các công ty mà nhà đầu tư nước ngoài còn có thể đầu tư và cổ phiếu thu hút nhà đầu tư nước ngoài trước đó.
Nếu không thích mạo hiểm lớn thì đây không phải là thời điểm thích hợp để đầu tư vào những cổ phiếu ít được biết tới hoặc có lượng cổ phiếu giao dịch thấp.
Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể cân nhắc một số cổ phiếu của các ngành đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển liên tục của các chuỗi cung ứng tại Việt Nam hoặc tới những ngành sản xuất hàng hoá cần dùng trong tương lai.
Khi quá trình phục hồi, các nhóm ngành cơ bản sẽ được quan tâm. Các công ty có bảng cân đối tài chính lành mạnh và thị phần tốt sẽ tăng trưởng trở lại. Quá trình này có thể kéo dài và thị trường cổ phiếu tiếp tục điều chỉnh giảm. Điều này khiến nhà đầu tư lại tập trung vào vốn cổ phần cá nhân và các sản phẩm có thu nhập cố định.
Khi đó, các công ty có triển vọng tốt đang cần vốn đầu tư để phục hồi và tiếp tục tăng trưởng sẽ được lựa chọn để đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên cân nhắc đầu tư vào những công ty có bảng cân đối tài chính yếu hơn nhưng tiền vốn đầu tư thấp và có tài sản hữu hình, chẳng hạn như ngành du lịch và bất động sản.
Quá nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam
Ông Don Lam cho rằng nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều hình thức đầu tư vào Việt Nam, trong đó, có thể chọn đầu tư gián tiếp (FII) thông qua việc mua chứng khoán, hoặc đầu tư trực tiếp (FDI) vào các ngành nghề tại Việt Nam.
Video đang HOT
Kinh nghiệm đầu tư của quỹ trong gần 20 năm đầu tư tại Việt Nam cho thấy nên ưu tiên vào những ngành nghề thúc đẩy tích cực tới nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao do các yếu tố: Quá trình đô thị hoá; Kết cấu dân số trẻ; Tỷ lệ thất nghiệp thấp và thu nhập ngày càng tốt hơn; Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu.
Ngành hàng tiêu dùng từ lâu đã là ngành tăng trưởng mạnh nhất. Khi thu nhập tăng người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn vào ăn uống, đồ gia dụng, trang sức… Mặc dù chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, VinaCapital tin rằng ngành này sẽ sớm tăng trưởng trở lại.
Y tế là một trong những lĩnh vực được tầng lớp trung lưu chú ý. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam được mở rộng đáng kể nhưng quá tải so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Khu vực y tế tư nhân đang phát triển mạnh và đủ điều kiện phục vụ tại chỗ cho phân khúc khách hàng cao cấp thường tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế nước ngoài.
Năng lượng cũng là một ngành rất tiềm năng và việc đầu tư vào năng lượng cũng được chính phủ Việt Nam ưu tiên hàng đầu. Do nhu cầu về năng lượng trong nước ngày càng cao nên Việt Nam đang phải nhập khẩu điện từ các nước láng giềng.
Càng thêm nhiều nhà máy sản xuất tại Việt Nam thì nhu cầu về điện ngày càng tăng cao. Nguồn năng lượng tái tạo và điện từ khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) chính là tương lai của ngành năng lượng Việt Nam và hiện có rất nhiều cơ hội đầu tư trong ngành này.
Ngành sản xuất hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu xây dựng, phát triển hạ tầng và bất động sản cũng khá tiềm năng. Việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng sẽ tạo ra kích thích tăng trưởng kinh tế và nguồn cung trong nước đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Tiếp tục trong năm 2020, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới với mức lạm phát được kiểm soát, đồng tiền ổn định, FDI vẫn chảy vào mạnh…. Nguồn: VinaCapital.
Công nghệ cũng là một ngành đầy hứa hẹn. Trong vài năm gần đây, có thể thấy sự tăng trưởng vượt bậc của lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam với sự ra đời hàng loạt của các startup (khởi nghiệp) về fintech (công nghệ tài chính), trí tuệ nhân tạo, công nghệ bất động sản và hậu cần.
Đánh giá cao tiềm năng của lĩnh vực này. Đầu năm 2018, VinaCapital đã thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures để sớm bắt đầu cơ hội mới.
Du lịch Việt sẽ đón lượng khách khổng lồ năm 2021
Ngành du lịch Việt Nam đã phát triển nhanh trước đại dịch. Thời điểm hiện tại, không chỉ Việt Nam mà du lịch toàn thế giới đang chững lại. Tuy nhiên, VinaCapital tin rằng du lịch sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trong năm 2021 và Việt Nam sẽ thu hút lượng khách quốc tế khổng lồ không chỉ với nền văn hoá phong phú, đa dạng và những thắng cảnh nổi tiếng thế giới qua thời kỳ bùng phát dịch còn được nhìn nhận là thiên đường an toàn với chi phí hợp lý.
Thời điểm tăng trưởng của ngành du lịch sẽ phụ thuộc vào tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, phương tiện giao thông và hệ thống y tế. Nhưng đây lại là thời điểm tốt để đầu tư vào du lịch.
Làm thế nào để đầu tư thành công tại Việt Nam?
Lời khuyên của ông Don Lam khi đầu tư vào Việt Nam trước hết là phải có cái nhìn dài hạn, thời gian “hái trái mọc thấp” và kiếm tiền nhanh đã qua đi. Kiên nhẫn là điều quan trọng khi tham gia đầu tư tại Việt Nam, dù là trong quá trình tạo ra lợi nhuận kinh doanh hay mới bắt đầu đi qua các thủ tục hành chính.
Ông Don Lam cũng cho rằng việc hiểu rõ tình hình của các doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính, quyền sở hữu công ty, quyền sử dụng đất đai, mối quan hệ khách hàng… là cực kỳ quan trọng. Câu nói của Ronald Regan “tin tưởng vào những xác minh” có thể là một câu thần chú tốt để áp dụng.
Đặc biệt, các nhà đầu tư cần phải hiểu biết về thị trường. Thị trường Việt Nam khác thị trường Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Một trong những sai lầm của các nhà đầu tư nước ngoài là tất cả các thị trường Đông Nam Á là như nhau. Thực tế không như vậy. Mỗi quốc gia phát triển có một quỹ đạo riêng với những cách làm việc riêng của họ.
Một sai lầm khác gặp phải là những gì đạt hiệu quả ở quê nhà cũng đạt hiệu quả ở Việt Nam. Một doanh nghiệp thành công là phải hiểu rõ thị trường và biết điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của họ cho phù hợp nhất.
Cuối cùng là nên có một đối tác địa phương đáng tin cậy. Một đối tác là “thổ địa”, có kinh nghiệm, mạng lưới, nắm rõ kiến thức và cách thức làm việc, cũng như ngôn ngữ và văn hoá là điều tối cần thiết.
Việt Nam rất cởi mở với những người nước ngoài – có lẽ hơi nhiều so với những nước láng giềng – nhưng không gì có thể thay thế cho việc có một đối tác Việt Nam.
Theo ông Don Lam, Việt Nam là điểm đến tuyệt vời cho đầu tư. Mặc dù, việc hồi phục toàn cầu còn chưa xác định nhưng Việt Nam đang ở một vị thế tốt để phục hồi nhanh chóng. Ngay cả với những dự báo điều chỉnh tăng trưởng, nhưng Việt Nam vẫn là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và thế giới. Các cơ hội đầu tư ở đây hầu như là vô tận, nhưng để thành công đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực, nhanh nhạy tận dụng cơ hội và vượt qua được những thử thách.
Giao dịch khối ngoại ngày 29/4: Đột biến tại VGC, khối ngoại bán ròng 500 tỷ đồng
Nhà đầu tư ngoại vẫn nối dài chuỗi ngày rút ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Việt. Trong phiên 29/4, trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài, khối ngoại đã có giao dịch đột biến tại cổ phiếu VGC và bán ròng xấp xỉ 500 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 19,39 triệu đơn vị, giá trị 545,12 tỷ đồng, tăng 51,34% về khối lượng và 77,97% về giá trị so với phiên trước (28/4).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 44,33 triệu đơn vị, giá trị 1.038,41 tỷ đồng, tăng 51,69% về khối lượng và 47,72% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng với khối lượng 24,94 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 493,29 tỷ đồng, tăng 51,96% về lượng và 24,36% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu VHM với giá trị 22,78 tỷ đồng, tương đương khối lượng 358.630 cổ phiếu.
Tiếp theo là VJC được mua ròng 19,94 tỷ đồng, NVL với 16,44 tỷ đồng, CTG với 16,37 tỷ đồng, DHC với 15,77 tỷ đồng, còn lại các mã đều được mua ròng dưới 10 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu VGC bất ngờ bị khối ngoại xả mạnh với khối lượng bán ròng tới 15,31 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị lên tới 283,26 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bluechip cũng bị khối ngoại bán ròng mạnh, cụ thể VNM bị bán ròng 75,64 tỷ đồng, VCB bị bán ròng gần 60 tỷ đồng, VRE bị bán ròng hơn 26 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 296.000 đơn vị, giá trị 8,63 tỷ đồng, tăng 41,34% về lượng và tăng gấp gần 4,3 lần về giá trị so với phiên trước (28/4).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 2,16 triệu đơn vị, giá trị 15,6 tỷ đồng, tăng 50,84% về lượng và 9,4% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 1,87 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 6,97 tỷ đồng, tăng 52,47% về lượng nhưng giảm 44,77% về giá trị so với phiên trước đó.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 28 mã và mạnh nhất là VCS được mua ròng hơn 6,2 tỷ đồng, tương đương khối lượng 99.950 cổ phiếu.
Trong khi đó, khối này cũng bán ròng 28 mã và dẫn đầu vẫn là TNG bị bán ròng 9,34 tỷ đồng, tương đương khối lượng 755.600 cổ phiếu. Còn HUT là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng, đạt 1 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1,7 tỷ đồng.
Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 1,52 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 16,54 tỷ đồng, tăng 76,08% về lượng và 35,02% về giá trị so với phiên trước đó (28/4).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,32 triệu đơn vị, giá trị 15,82 tỷ đồng, tăng gấp gần 10 lần về lượng và gấp gần 3,2 lần về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 200.010 đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 0,72 tỷ đồng, giảm 73,14% về lượng và 91,48% về giá trị so với phiên trước đó.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 19 mã và LPB vẫn dẫn đầu khi được mua ròng 2,79 tỷ đồng, tương đương khối lượng 399.500 cổ phiếu. Tiếp theo VTP được mua ròng 1,23 đồng và VEA được mua ròng 1,03 tỷ đồng.
Mặt khác, khối này cũng bán ròng 15 mã và VLC bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 184.900 cổ phiếu, giá trị tương ứng 3,37 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 29/4, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 26,61 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 499,54 tỷ đồng, tăng 57,55% về lượng và 24,63% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (bán ròng 400,83 tỷ đồng).
Vinacapital đã bán ra 1,4 triệu cổ phiếu Dabaco Công ty CP Quản lý quỹ VinaCapital vừa thông báo đã bán thành công 1,4 triệu cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán: DBC), giảm tỷ lệ sở hữu của cả nhóm VinaCapital từ 8,93% xuống 7,59%. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Tường Lâm Cụ thể, ngày 22/4/2020, 2 đại diện của VinaCapital là VOF...