Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất Châu Á phiên 3/4
Thống kê giao dịch cho thấy 15 cổ phiếu VIC, VHM, BID, GAS, MSN, BVH, MWG, CTG, VCB, VNM, FPT, TCB, SAB, MBB, PLX đóng góp tổng cộng 17,38 điểm trên tổng mức tăng 21,57 điểm của chỉ số VN-Index.
Sau giai đoạn giảm sâu với gia tốc lớn từ đầu tháng 3, chứng khoán Việt Nam đang xuất hiện những tín hiệu tích cực trong những phiên gần đây. Khép lại phiên giao dịch 3/4, chỉ số VN-Index đạt 701,8 điểm, tương ứng mức tăng 3,17% so với phiên trước.
Đà tăng của VN-Index diễn ra trong bối cảnh hầu hết các chỉ số chứng khoán khu vực chìm trong sắc đỏ. Với mức tăng hơn 3%, VN-Index đã trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Châu Á trong phiên 3/4. Như vậy, sau nhiều lần “giảm mạnh nhất khu vực”, nhà đầu tư trong nước đã được tận hưởng niềm vui khi VN-Index tăng mạnh nhất Châu Á.
VN-Index tăng mạnh nhất khu vực phiên 3/4
Video đang HOT
Theo đánh giá của một số nhà đầu tư, việc thị trường trong nước bùng nổ mạnh được coi là sự “bù đắp” khi mà các thị trường khu vực đã hồi phục khá tốt trong tuần trước. Bên cạnh đó, biện pháp “cách ly xã hội” nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch Covid-19 của Chính phủ đang cho thấy những tác động tích cực, qua đó mang đến sự lan tỏa cho thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, tại mức điểm 701,8, định giá P/E của VN-Index hiện chỉ đạt 10 lần, thấp nhất trong 5 năm qua. Việc định giá thị trường giảm sâu trong thời gian ngắn đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy nhập cuộc.
Thống kê giao dịch cho thấy 15 cổ phiếu VIC, VHM, BID, GAS, MSN, BVH, MWG, CTG, VCB, VNM, FPT, TCB, SAB, MBB, PLX đóng góp tổng cộng 17,38 điểm trên tổng mức tăng 21,57 điểm của chỉ số VN-Index. Trong đó, VIC là cổ phiếu có tác động mạnh nhất khi đóng góp 4,84 điểm.
Minh Anh
Chứng khoán châu Á tăng điểm do Trung Quốc phục hồi kinh tế
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3, chứng khoán tại châu Á ghi nhận phiên tăng điểm, một phần do tâm lý tích cực từ việc Trung Quốc dần phục hồi các hoạt động kinh tế sau dịch COVID-19.
Các thị trường chứng khoán thế giới đã diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 31/3.
Các chỉ số chứng khoán ở Trung Quốc đã tăng điểm sau khi nước này ghi nhận hoạt động công nghiệp tốt hơn dự báo, bất chấp những quan ngại thị trường chứng khoán có thể rơi xuống mức thấp nhất theo quý kể từ năm 2018 do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,1% lên 2.750,3 điểm và chỉ số blue-chip CSI300 tăng 0,3%. Trong khi đó, chỉ số Thâm Quyến (Shenzhen) cũng ghi nhận mức tăng 0,5% lên 1.665,93 điểm và chỉ số Hang Seng tăng 1,9% lên mức 23.603,48 điểm.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã bất ngờ tăng trong tháng 3. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự báo khó có thể đảm bảo sự phục hồi bền vững trong tương lai gần do dịch COVID-19 đang chặn cửa nhu cầu của các nước trên thế giới cũng như đe dọa đẩy kinh tế rơi vào trì trệ.
Trên thực tế, dịch COVID-19 lây lan nhanh đã kéo chỉ số Shanghai xuống 4,5% trong tháng 3 và 9,8% trong quý I/2020, và chỉ số CSI300 lần lượt là 6,4% và 10%. Cả hai chỉ số này đều đang chứng kiến mức giảm sâu nhất theo tháng kể từ tháng 5/2019 và theo quý kể từ quý IV/2018. Hiện chỉ số Hang Seng đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018 và với mức giảm 16,3% trong quý I/2020, chỉ số chứng khoán này đang có mức giảm lớn nhất theo quý kể từ quý III/2015.
Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán ở Hàn Quốc cũng tăng điểm do các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng về các gói cứu trợ kinh tế mà các nền kinh tế lớn đưa ra, trong đó có Trung Quốc và Mỹ, nhằm giảm bớt các tác động do dịch COVID-19 gây ra. Chốt phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số KOSPI đã tăng 37,52 điểm, tương đương 2,19%, lên 1.754,64 điểm.
Sau khi chứng kiến sự bán tháo trong tháng này và các nhà đầu tư đang ước tính các biện pháp cứu trợ chính thức đối với việc đóng cửa gần như hoàn toàn chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19, các chỉ số chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại.
Trong phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số STOXX 600 liên châu Âu và chỉ số blue-chip FTSE 100 đều tăng 1,8%. Chứng khoán của 3 ngành du lịch, bảo hiểm, năng lượng, có mức giảm mạnh nhất trong tháng 3, cũng đã tăng từ 2,7-4,9%. Tuy nhiên, do số ca mắc COVID-19 tại châu Âu tiếp tục tăng và một số nước đang dự tính kéo dài biện pháp phong tỏa, chứng khoán châu Âu đang trên đà rơi xuống mức thấp nhất theo quý kể từ năm 1987.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 30/3, giữa bối cảnh thị trường đang cân nhắc giữa triển vọng kinh tế u ám trong ngắn hạn với các kế hoạch chi tiêu công chưa từng có và sự can thiệp của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng hơn 3%. Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng gần 700 điểm (3,2%), lên 22.327,48 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 3,4%, lên 2.626,85 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 3,6%, đóng cửa ở mức 7.774,15 điểm.
Tuy nhiên, do lo ngại khả năng chính quyền sẽ phong tỏa thủ đô Tokyo, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 0,88%, tương đương 167,96 điểm, xuống còn 18.917,01 điểm trong khi chỉ số Topix mở rộng giảm 2,26%, tương đương 32,5 điểm, xuống còn 1.403,04 điểm./.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán chờ thuốc điều trị Covid-19 VN-Index mất gần 34 điểm phiên đầu tuần; Lãi suất giảm thấp khiến tỷ giá có thể giảm 2% vào cuối năm; Ngã rẽ của dòng tiền thời Covid-19; Chứng khoán "thoát tối" nhờ hy vọng về thuốc điều trị Covid-19; "Thời vận" ngành xây dựng năm 2020; Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trở lại; Khối nợ lớn đe doạ kinh...