Chứng khoán Việt Nam ngược dòng xu hướng giảm điểm của toàn châu Á
Đi ngược với diễn biến tại thị trường chứng khoán châu Á phiên ngày 13/05, VN-Index vẫn giữ vững sắc xanh khi đóng cửa tại mức 965,34 điểm, tăng tương ứng 0,71%. Kèm theo thanh khoản thị trường cải thiện hơn phiên hôm qua, tương ứng mức 4.200 tỷ đồng, cải thiện hơn phiên hôm qua.
Ảnh: Tạp chí Tài chính.
Các cổ phiếu vốn hoá lớn trên HoSE đồng loạt tăng điểm trở lại, bao gồm GAS, SAB, VNM, VCB. Trong đó, nổi bật nhất là GAS khi đóng cửa ở mức giá 109.000 đồng/cổ phiếu, tăng tương ứng 2,25%.
Ảnh: Indexq.
Bên cạnh đó, nhóm ngành dầu khí: PVD, PVS, OIL… cũng đóng góp khá lớn cho sắc xanh của thị trường trong phiên hôm nay. Trong đó, đặc biệt nhất là POW, cổ phiếu này đã trở thành tâm điểm của phiên giao dịch hôm nay sau khi mã này chính thức được thêm mới vào rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index, dẫn đến cổ phiếu này gần như tăng trần suốt trong phiên hôm nay kèm theo thanh khoản tăng đột biến 5,5 triệu cổ phiếu. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ đà giảm điểm vào đầu tháng 2/2019.
Ở chiều ngược lại, sau khi bị loại ra khỏi rổ chỉ số MSCI, ROS vẫn giữ được sắc xanh vào cuối phiên và tiếp tục giữ vai trò tạo thanh khoản cho thị trường khi khối lượng giao dịch của cổ phiếu này tăng vọt về cuối phiên. Toàn phiên hôm nay ghi nhận ROS tiếp tục đạt 11,2 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
Mặt khác, nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự phân hoá trong phiên, khi các mã VCB tăng 1,06%, CTG tăng 0,49%, MBB tăng 0,24%… trong khi STB giảm 0,42%, BID giảm 0,92%, …
Như vậy, đà tăng điểm của VN-Index kèm theo thanh khoản cải thiện dần cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang dần tích cực hơn với những thông tin xoay quanh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, một chuyên gia nhận định. Ngoài ra, việc nhà đầu tư đang kỳ vọng vào đợt đánh giá tháng 6/2019 của chỉ số MSCI cũng ủng hộ cho xu hướng tăng điểm của chỉ số. Cụ thể Argentina sẽ chính thức được chỉ số này đưa vào danh sách thị trường mới nổi, đồng thời Kuwait sẽ được thêm vào danh sách theo dõi thị trường mới nổi. Khi đo, tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong MSCI Frontier 100 Index sẽ tăng từ 17% lên 30%.
Video đang HOT
Các cổ phiếu ảnh hướng lớn nhất đến VN-Index. Ảnh: VnDirect.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay vẫn tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng, với giá trị giao dịch khoảng 240 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, áp lực bán tập trung ở các mã VHM (84,4 tỷ đồng) và SSI (42 tỷ đồng).
theo nhipcaudautu.vn
Chỉ số VN-Index có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh kỹ thuật
Thị trường chung hình thành xu hướng tăng điểm với thanh khoản được cải thiện, dòng tiền luân chuyển qua các nhóm cổ phiếu duy trì đà tăng của toàn thị trường.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ sáu (15/2) với kỳ vọng tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung, tâm lý thị trường đang chờ một thỏa thuận mới được thiết lập giữa hai nước.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ sáu, chỉ số Dow Jones tăng 443,86 điểm ( 1,74%), đóng cửa ở mốc 25.883,25 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 29,87 điểm ( 1,09%) và đóng cửa ở mốc 2.775,60 điểm, chỉ số Nasdaq Composite tăng 32,76 điểm ( 0,47%) và đóng cửa ở mốc 7.055,18 điểm.
Tính chung tuần qua, chỉ số Dow Jones tăng 3,1% với đà tăng kéo dài 8 tuần liên tiếp, chỉ số S&P 500 tăng 2,5%, chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,4%. Dự kiến xu hướng tăng tiếp tục duy trì trong các phiên giao dịch tiếp theo.
Giá dầu WTI tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ sáu và đóng cửa ở mốc 55,59 USD/ thùng. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết sản lượng dầu thô nhóm đã giảm gần 800,000 thùng/ngày trong tháng 1 với sự cắt giảm đến từ Ả-rập Xê-út. Động thái trên tiếp tục hỗ trợ đà tăng giá của giá dầu trong các phiên giao dịch tiếp theo.
Chỉ số Vn-index có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh kỹ thuật
Đồ thị chỉ số VN-Index Nguồn TradingView
Thị trường chung hình thành xu hướng tăng điểm với thanh khoản được cải thiện, dòng tiền luân chuyển qua các nhóm cổ phiếu duy trì đà tăng của toàn thị trường.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục phân hóa và thay nhau giữ nhịp thị trường với lực cầu tập trung ở các mã cổ phiếu: VNM, SAB, MWG, GAS, HPG.
Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục duy trì đà tăng với lực cầu tập trung vào các cổ phiếu như: GAS, BSR, PVB, PVD, PVS, PVC, OIL, POW. Với đà tăng mạnh của giá dầu thế giới, cổ phiếu nhóm dầu khí sẽ còn nhiều dư địa tăng trưởng trong các phiên giao dịch tiếp theo.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch cầm chừng và trở nên phân hóa, một số cổ phiếu ngân hàng xuất hiện áp lực chốt lời sau nhịp tăng mạnh trước đó như MBB, VCB, TCB, VPB, HDB trong khi đó lực cầu tiếp tục duy trì ở các mã cổ phiếu ngân hàng khác như CTG, BID, ACB.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục tăng cùng với đà tăng kéo dài của chỉ số VN-Index với lực cầu tập trung vào các mã cổ phiếu như SSI, HCM, VCI, VND, SHS.
Tuần qua chứng kiến sự bứt phá của nhóm cổ phiếu ngành thép với mức tăng trưởng bình quân 10%. Thanh khoản sôi động và tập trung nhiều ở các mã cổ phiếu như: HPG, HSG, NKG, TLH
Tuần qua, khối ngoại mua ròng 1,9 nghìn tỷ đồng trên toàn thị trường. Các mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là: MSN (mua ròng 1,4 nghìn tỷ đồng), HPG (mua ròng 351,79 tỷ đồng), VCB (mua ròng 196,18 tỷ đồng), STB (mua ròng 105,76 tỷ đồng). Ở chiều bán, khối ngoại bán ròng các mã VHM (bán ròng 209,95 tỷ đồng), DHG (bán ròng 105,04 tỷ đồng), HDB (bán ròng 84,41 tỷ đồng), VJC (bán ròng 52,44 tỷ đồng), DQC (bán ròng 43,27 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ sáu, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 950,89 điểm, giảm 1,45 điểm (-0,15%), giá trị giao dịch đạt 3,8 nghìn tỷ đồng với 142 mã tăng giá, 54 mã tham chiếu và 152 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 106,11 điểm, giá trị giao dịch đạt 427,38 tỷ đồng với 69 mã tăng, 64 mã tham chiếu, 69 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 55,24 điểm, giảm 0,15 điểm (-0,27%) với 76 mã tăng, 58 mã tham chiếu và 79 mã giảm điểm, giá trị giao dịch đạt 188,14 tỷ đồng.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index chinh phục thành công mốc kháng cự SMA (120) quanh 945 điểm và xuất hiện nhịp điều chỉnh khi tiến tới khoảng trống về giá (gap) quanh 952 điểm.
Áp lực chốt lời trong ngắn hạn xuất hiện ở phiên cuối tuần mang tính chất là nhịp điều chỉnh kỹ thuật nhằm kiểm định lại lực cầu và các mức hỗ trợ. Dòng tiền trở nên tích cực hơn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tuy nhiên dấu hiệu phân hóa ở một số nhóm cổ phiếu và tâm lý chốt lời ngắn hạn cho tín hiệu sẽ xuất hiện 1 nhịp điều chỉnh trong các phiên giao dịch tiếp theo.
Thị trường phái sinh
Bảng giá chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index đồng loạt giảm điểm. Hợp đồng đáo hạn tháng 2/2019 (VN30F1902) đóng cửa ở mốc 889,6 điểm, hợp đồng tháng 3/2019 (VN30F1903) đóng cửa ở mốc 885 điểm, hợp đồng tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 884,8 điểm, hợp đồng tháng 9/2019 (VN30F1909) đóng cửa ở mốc 886,7 điểm.
Các hợp đồng phái sinh đồng loạt bị bán mạnh ở cuối phiên và đóng cửa trong sắc đỏ trong khi chỉ số VN30-Index cơ sở vẫn duy trì đà tăng. Điều này cho thấy tâm lý chung lo sợ thị trường sẽ xuất hiện một nhịp điều chỉnh sau quá trình tăng mạnh, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán (go short) để phòng hộ cho danh mục cổ phiếu cơ sở.
Theo thegioitiepthi.vn
Chứng khoán chiều 14/5: Thị trường Việt Nam sáng nhất khu vực, ROS biến động hơn 12% Không chỉ giữ được vùng 955 điểm, VN-Index còn tăng điểm khá bất ngờ giúp thị trường Việt Nam trở thành một trong những thị trường tích cực nhất khu vực châu Á. VN-Index 14/5. Trong khi một loạt các chỉ số châu Á còn giảm điểm như NIKKEI 225 (-0,59%), Shanghai (-0,7%), HSI (-1,51%), tại thị trường Việt Nam, VN-Index thậm chí...