Chứng khoán Việt Nam lao dốc theo thị trường thế giới
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 48,07 điểm (4,84%) xuống còn 945,89 điểm với thanh khoản tăng mạnh lên gần 8.000 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán ngày 11/10 diễn ra với diễn biến khá tiêu cực. Ngay từ khi mở cửa thị trường áp lực bán dồn dập đã xuất hiện và kéo dài tới cuối phiên khiến chỉ số giảm sâu.
VN-Index đóng cửa giảm 48,07 điểm (4,84%) xuống 945,89 điểm, HNX giảm 6,54 điểm (5,75%) xuống 107,22 điểm, Upcom giảm 1,89 điểm (3,51%) xuống 51,93 điểm. Đây là một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất trên thị trường từ đầu năm 2018.
Các cổ phiếu có vốn hóa lớn (bluechips) đều có phiên giảm rất mạnh. GAS, MSN, VPB, CTG và BID giảm sàn. Trong khi đó VCB, VRE, TCB, PLX có mức giảm trên 6%.
Trên sàn HNX, cổ phiếu chủ chốt là ACB giảm 7,7% đã đẩy chỉ số HNX Index giảm sâu hơn cả VN-Index.
Các cổ phiếu trong danh sách VN30
Video đang HOT
Với mức giảm mạnh hôm nay, vốn hóa của toàn thị trường cổ phiếu HOSE giảm hơn 150.000 tỷ đồng (khoảng 6,5 tỷ USD). VN-Index xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7.
Dù đầu phiên chiều, thị trường đã xuất hiện những nhịp hồi ngắn song không giữ được lâu. Kết thúc phiên, trên sàn HOSE, 300 cổ phiếu giảm với 30 mã giảm sàn. Thanh khoản trên HOSE cũng tăng vọt lên gần 8.000 tỷ đồng, cao gần gấp đôi so với các phiên giao dịch trước đó.
Nhóm cổ phiếu dầu khí không chỉ chịu áp lực từ thị trường chung mà còn ảnh hưởng xấu từ diễn biến giá dầu thế giới. Giá dầu ngày 10/10 đã giảm 2% trong bối cảnh chứng khoán Mỹ đi xuống, bất chấp lo ngại nguồn cung giảm vì Mỹ sắp trừng phạt Iran và ảnh hưởng từ bão Michael tới hoạt động khai thác ở vịnh Mexico.
Cổ phiếu dầu khí là động lực thúc đẩy VN-Index tăng suốt những tháng qua. Tuy nhiên, trong phiên hôm nay, những mã cổ phiếu dầu khí chủ lực như GAS, PVD, PVS,… đều kết thúc phiên với tình trạng ‘trắng bên mua’.
Dù kinh tế vĩ mô trong nước không có nhiều biến động, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn xảy ra bán tháo theo xu thế của thế giới. Phố Wall ngày 10/10 chao đảo khi các chỉ số S&P 500, Dow Jones có ngày giảm mạnh nhất kể từ tháng 2 do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng khiến nhà đầu tư tránh xa các tài sản rủi ro.
Dow Jones giảm 831,83 điểm, tương đương 3,15%, xuống 25.598,74 điểm. S&P 500 giảm 94,66 điểm, tương đương 3,29%, xuống 2.785,68 điểm. Nasdaq giảm 315,97 điểm, tương đương 4,08%, xuống 7.422,05 điểm.
Tiếp đà, sáng nay, các thị trường chứng khoán lớn tại châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản,Hồng Kông,… cũng đồng loạt giảm mạnh. Trong phiên sáng nay, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 3,28%, Nikkei 225 của thị trường Nhật Bản giảm 3,86%, Kospi của Hàn Quốc giảm 2,7%. Thị trường Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite đều giảm trên 3%.
Trần Anh
Theo theleader.vn
Thị trường chứng khoán 'bốc hơi' gần 8 tỉ USD
Gần 460 cổ phiếu giảm giá trên hai sàn khiến thị trường chứng khoán có một phiên lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 2 đến nay.
Chứng khoán lại có phiên giao dịch đen tối
Đ.N.THẠCH
Cuối phiên 11.10, chỉ số VN-Index mất 48,07 điểm, tương ứng giảm 4,84% xuống còn 945,89 điểm. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng mất 6,59 điểm, tương ứng giảm 5,79% xuống 107,17 điểm. Với việc giảm mạnh này, vốn hóa của hai sàn chứng khoán mất gần 8 tỉ USD - tương tự cảnh tượng từng diễn ra trong tháng 2 năm nay.
Lực bán ồ ạt diễn ra ngay sau khi thị trường mở cửa và càng ngày càng lan rộng trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư càng về sau càng cố thoát hàng trong cơn hoảng loạn khi thị trường chứng khoán châu Á cũng chìm trong sắc đỏ. Thậm chí có thời điểm trong phiên sáng, VN-Index mất gần 58 điểm.
Nhiều nhà đầu tư đều gọi đây là phiên giao dịch bão tố hay "tắm máu". Tuy nhiên, điểm sáng được xem là tích cực khi lực mua cũng tăng mạnh đưa thanh khoản tăng vọt so với các phiên trước. Tổng cộng có hơn 455 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được giao dịch thành công, đạt tổng trị giá hơn 9.200 tỉ đồng.
Theo ông Andy Ho - Giám đốc điều hành VinaCapital - thị trường chứng khoán châu Á hay Việt Nam giảm mạnh hôm nay là do đi theo xu hướng của thị trường chứng khoán Mỹ. Nguyên nhân thị trường Mỹ giảm hơn 800 điểm do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đồng thời Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất quá nhanh. Ngoài ra, các cổ phiếu công nghệ lớn như Facebook, Amazon, Netflix do giá đã lên quá cao nên nhà đầu tư chốt lời nhanh. Chẳng hạn Netflix ở mức định giá rất cao và nhà đầu tư tìm lý do này để bán, không khó hiểu khi cổ phiếu mất hơn 8% phiên vừa qua.
Thị trường Việt Nam cũng vậy, nếu cổ phiếu nào giá đã lên quá cao với P/E (giá/thu nhập cổ phiếu) trên 18 lần thì khả năng cũng sẽ bị chốt lời nhanh hơn những cổ phiếu còn ở giá thấp. "Nếu so sánh chỉ số VN-Index ở mức gần 1.200 điểm vào đầu năm nay tương đương với chỉ số năm 2007 nhưng chỉ số P/E đầu năm nay chỉ khoảng 22 lần trong khi năm 2007 cao gấp đôi thì không nên quá lo khi thị trường sụt giảm vì nền kinh tế Việt Nam nói chung hay nhiều doanh nghiệp kinh doanh vẫn tốt. Theo ước tính, thu nhập bình quân trên cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp niêm yết vẫn tăng 17-18% vào cuối năm nay"- ông Andy Ho trấn an.
Thị trường chứng khoán nhiều nơi tại châu Á cũng chìm trong sắc đỏ. Đóng cửa ngày 11.10, chỉ số Shanghai Composite tại sàn Thượng Hải giảm 142,38 điểm, tương ứng giảm 5,22%. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông mất 926,7 điểm, tương ứng mất 3,54%. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 915,18 điểm, tương ứng giảm 3,89%. Chỉ số Kosspi của Hàn Quốc cũng lùi đi 98,94 điểm, tương ứng mất 4,44%...
Mai Phương
Theo thanhnien.vn
Phố Wall bổ nhào, chứng khoán châu Á lao dốc Chứng khoán châu Á giảm mạnh trong phiên 11/10 sau khi chứng khoán Mỹ ghi nhận ngày giao dịch tồi tệ nhất trong 8 tháng qua. Thị trường chứng khoán châu Á lại thêm một phiên đỏ lửa trong ngày 11/10, trong đó các chỉ số chứng khoán chính trên sàn Tokyo (Nhật Bản), Thượng Hải và Thâm Quyến (Trung Quốc) đều giảm...