Chứng khoán Việt Nam khởi đầu tích cực trong phiên giao dịch đầu năm
VN Index bắt đầu năm 2019 với sắc xanh trong tâm lý thận trọng của giới đầu tư, chỉ số tăng nhẹ khoảng 0,5% trong phiên giao dịch buổi sáng.
Ngay từ những phúc đầu tiên của phiên giao dịch đầu năm 2019, VN Index đã khởi sắc khi nhiều cổ phiếu lớn tăng giá. Hàng loạt bluechips bị bán mạnh trong phiên cuối năm 2018 như VIC, VRE, VNM,… đồng loạt hồi phục.
Những cổ phiếu hút tiền nhất nằm ở nhóm dầu khí và bất động sản, nổi bật là các mã GAS, PVD, PVS, VIC, VRE,… giúp VN Index áp sát ngưỡng 900 điểm. Mặc dù vậy thanh khoản thị trường khá thấp với giá trị khớp lệnh chưa đến 1.000 tỷ đồng sau 2 tiếng giao dịch.
Diễn biến này cho thấy tâm lý thận trọng từ phía nhà đầu tư. Nhiều cổ phiếu trụ nằm trong VN30 cũng giảm điểm mạnh như SAB, FPT, DHG,…
Thị trường chứng khoán trong nước mở cửa phiên giao dịch đầu năm trong bối cảnh thị trường chứng khoán tương lai Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch rạng sáng nay. S&P 500 Index tương lai đã tăng 0,5%. Dow Jones Futures và Nasdaq 100 Futures cũng tăng tương ứng 0,7% và 0,5%.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm trước, cả Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều đóng cửa với đà tăng điểm mạnh sau quãng thời gian bị bán tháo. Chứng khoán Mỹ phục hồi tạo kỳ vọng những vấn đề nổi cộm toàn cầu như căng thẳng Mỹ – Trung Quốc, Brexit, chính sách lãi suất của FED hay những kế hoạch khó khăn của Tổng thống Donald Trump sẽ sớm được giải quyết trong năm 2019.
Bộ Trưởng Đinh Tiến Dũng đáng cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2019
Trong buổi lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2019 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Bộ trường Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đánh giá, năm qua các ảnh hưởng từ thế giới đã ảnh hưởng sâu nhiều nước và gây ra đà giảm lan tỏa trên các thị trường chứng khoán.
VN Index năm 2018 giảm 9,3% trong xu thế chung của thế giới nhưng quy mô và thanh khoản thị trường tiếp tục tăng. Thị trường cổ phiếu đạt quy mô 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm trước, tương đương 77,6% GDP 2017 và 70,2% GDP năm 2018. Giá trị giao dịch trung bình phiên đạt 6.500 tỷ đồng, tăng 29%.
Vốn đầu tư gián tiếp ròng vào thị trường đạt 2,8 tỷ USD. Giá trị danh mục quỹ đầu tư đạt 32,8 tỷ USD. Doanh thu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tăng 20,4% so với năm trước và lợi nhuận tăng 24,9%.
Trong năm 2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu ra 5 trọng tâm chính nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế với trọng tâm là thông qua luật chứng khoán sửa đổi, các văn bản hướng dẫn, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Thứ hai, tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trọng tâm là nâng cao năng lực và lành mạnh hóa các thành viên trung gian của thị trường.
Video đang HOT
Thứ ba, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, nhằm từng bước chuyên nghiệp hơn trên cơ sở sắp xếp lại HNX và HOSE.
Thứ tư, triển khai thêm các sản phẩm phái sinh, trên một số chỉ số cơ sở mới và triển khai chứng quyền có bảo đảm tại HOSE.
Thứ năm, thúc đẩy triển khai biện pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng cận biên lên hạng thị trường mới nổi.
Theo theleader.vn
Chứng khoán sẽ ra sao trong năm 2019?
VN-Index kết thúc năm 2018 với mức giảm hơn 9,3%. Sau năm "thất bát", thị trường chứng khoán năm 2019 sẽ diễn biến ra sao? Chịu tác động bởi các yếu tố nào? Nhà đầu tư cần lưu ý gì?...
Các chuyên gia dự cảm về thị trường chứng khoán 2019.
Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia tài chính chứng khoán đưa ra các nhận định về kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt năm 2019.
Có thể kiếm lời 20 - 40% khi chu kỳ chứng khoán lên xuất hiện
(TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế)
Kết quả của VN-Index 2018 không phải tồi, có thể chấp nhận được. Kết quả không bất ngời bởi vì các năm trước (2012 - 2016), thị trường tăng khá ổn định, đã bất ngờ vọt lên 48% thì năm 2018 phải trả lại các điểm "tăng lố, tăng hố"... Nói kết quả 892,5 điểm không phải tồi là bởi vì nếu tính mức tăng bình quân mỗi năm là 15% (là mức tăng tốt), thì VN-Index 2018 sẽ vào khoảng 878 điểm, tức là còn thua 10 điểm so với số thực tế.
Nhưng tại sao kinh tế tốt mà chứng khoán rớt? Kinh tế Việt Nam có những kết quả tích cực là đúng; nhưng các kết quả tích cực đó không "chủ yếu" do các công ty trên sàn tạo ra để VN-Index có thể tăng trưởng. Cụ thể, đóng góp lớn nhất cho GDP và các kết quả khác là từ FDI với giá trị xuất khẩu gần bằng 40% GDP, và nhờ đó dù tín dụng tăng thấp nhưng GDP vẫn tăng mạnh; phần kế tiếp tăng tốt là từ thủy sản và nông sản, cũng không phải từ các công ty trên sàn...
Trong khi đó ngành ngân hàng chưa "ngon" với tín dụng tăng thấp và nợ xấu tăng lên, nhiều công ty bất động sản cũng gặp không ít khó khăn; các ngành như thép và dầu cũng "mệt"...
Tóm lại, rất nhiều công ty lớn trên sàn quyết định lớn đến VN-Index đều không "khỏe" như đã nêu trên. Yếu tố kể thêm là nguồn cung tiền ra thị trường không dồi dào để có dòng vốn chảy vào chứng khoán để tạo lực cầu mua - bán.
Như vậy, VN-Index không tăng theo sung lực của kinh tế là hợp lý từ cấu trúc tăng trưởng kinh tế, cũng như yếu tố về tài chính tiền tệ.
Tôi cho rằng nhà đầu tư có thua lỗ trong năm 2018 hãy bình tâm, chấp nhận với kết quả để chờ cơ hội trong năm mới. Theo dự đoán thì mức tệ hại nhất là VN index sẽ xuống vùng 850 điểm rồi sẽ đi lên. Từ tháng 1 - 2/2019 sẽ xuất hiệu nhiều cổ phiếu giá rẻ để mua nằm chờ thu hoạch, có thể kiếm lời 20 - 40% khi chu kỳ chứng khoán lên xuất hiện sau tháng 3 - 4/2019.
2019 không lượng hóa được 1 kịch bản cho cả năm
(Ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc CTCK Everest)
Tôi nghĩ mức giảm điểm mạnh cuối năm bị tác động bởi yếu tố bên ngoài là chính vì năm 2018 rõ ràng thị trường chứng khoán Việt cũng đạt được nhiều dấu mốc quan trọng như VN-Index vượt đỉnh cũ của 2007, lên vùng 1.200 điểm; huy động vốn đạt mức kỷ lục như ở VHM, TCB... Năm 2018 có thể nói với chứng khoán nếu xét về tổng thể vẫn tốt, hiển nhiên về điểm số làm cho số đông nhà đầu tư không vui. Nhưng điều không hài lòng đó nếu so sánh với thời điểm tuần cuối cùng thì biến động thị trường chứng khoán Việt thấp hơn so với thế giới. Chỉ số Dow Jones có một tuần mà giảm hơn 20%, trong khi VN-Index chỉ giảm khoảng 5%.
VN-Index hầu như phản ứng theo tâm lý chung của thế giới hơn là phản ánh nội lực của nền kinh tế. Hàng loạt thông tin trong nước như GDP đạt mức tăng trưởng cao nhất hàng chục năm qua; thặng dư thương mại lịch sử sau nhiều khả năng không có dù thặng dư đến từ FDI là chính; kiều hối cũng đạt kỷ lục 15,9 tỷ USD.
Có thể nói nhiều dấu ấn khá tốt nhưng cuối cùng thị trường chứng khoán bị tác động yếu tố bên ngoài nên bị hút theo xu hướng chung, đây là điều tất yếu vì mình không thể đi riêng bởi thị trường chứng khoán Việt hiện đã có độ mở khá lớn, không còn câu chuyện thị trường thời mới mở cửa có vài ba công ty. Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán không chỉ có nhà đầu tư trong nước mà cả nước ngoài nên sức ảnh hưởng từ bên ngoài khá mạnh. Nhưng vừa rồi do yếu tố nội lực mình tốt nên mức độ suy giảm của VN-Index có sự kìm hãm.
Tăng trưởng tín dụng ở mức tương đối thấp khoảng 15%, GDP tăng trưởng mạnh, cho thấy nền kinh tế đi vào hướng chất lượng nhiều hơn tăng trưởng GDP theo hướng bơm tiền để có tăng trưởng, điều đó tạo nền tảng cho 2019.
Tôi cho rằng 2019 thị trường sẽ dựa vào hai nguồn chính. Dòng tiền nước ngoài sẽ là dòng tiền chủ đạo. Đến nay xu hướng kinh tế thế giới người ta lo ngại khủng hoảng, gần cuối năm khi thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm mức khủng khi rớt gần 20%, khiến người ta liên tưởng câu chuyện 2008, nhưng tôi chưa thấy dấu hiệu nào thực sự xảy ra câu chuyện đó. FED đã tăng lãi suất 4 lần, câu chuyện dòng tiền rẻ giờ không còn nữa. Việc thu hút dòng vốn ngoại cho rằng là thách thức.
Khả năng 2019 ước lượng sẽ có nhiều doanh nghiệp âm. Có nghĩa là P/E trên thị trường ở mức không còn gọi là thấp. Chính vì sự bất ổn của cuộc chiến thương mại chưa có hồi kết, hiện đang thỏa hiệp cũng chưa biết ngã ngũ như thế nào. Khả năng nền kinh tế thế giới thụt lùi là hiện hữu. Theo đó Việt Nam gặp khó khăn, sẽ có những doanh nghiệp Việt tăng trưởng âm.
Thêm vào đó khả năng thị trường nâng hạng hay không cũng còn là câu chuyện tương đối khó khăn chứ không đơn giản. Vì nếu doanh nghiệp tăng trưởng âm thì quy mô thị trường giảm, nhiều doanh nghiệp không đạt kỳ vọng của NĐTNN theo đó dòng tiền khối ngoại sẽ không mạnh như năm 2018.
Khối ngoại năm 2018 nhìn chung là mua ròng, nếu loại ra các giao dịch thỏa thuận ở một số mã lớn thì thực sự là bán ròng. Rõ ràng năm 2018 là năm bán ròng. Vì những huy động đó nguồn tiền đó đi vào thị trường đơn lẻ.
2019 hầu như không lượng hóa được 1 kịch bản cho cả năm mà theo từng giai đoạn, từng quý. Quý I nếu cuộc chiến thương mại theo chiều hướng tốt thì sẽ sang trang khác và ngược lại thì theo hướng khác nữa. Có những tình tiết không lường được, không kiểm soát được nên chỉ theo dõi để phân tích tiếp. Có quá nhiều diễn biến mà chúng ta không đo lường được hết.
VN-Index có thể lên 1.100 điểm
(Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank KimEng Việt Nam)
2018 là năm có nhiều mã lên sàn, nhất là ở nửa đầu năm. Tính về khối lượng giao dịch, giai đoạn quý I đặc biệt tháng 1/2018 có khối lượng giao dịch nhiều nhất lịch sử 18 năm của thị trường. Hàng hóa tăng lên mạnh nhưng thanh khoản nửa cuối năm lại giảm. Nghĩa là dòng tiền không có, sụt giảm ngay lập tức ảnh hưởng tới thị trường. Có tiền thì giá sẽ lên và không tiền vào thị trường thì giá rớt.
Nếu dòng tiền không có gì thay đổi trong năm 2019 thì tôi nghĩ thị trường sẽ theo hướng tiêu cực nhiều hơn. Trong trường hợp tốt nhất, thị trường chỉ mang tính tích lũy đi ngang nhiều hơn với những con sóng nhỏ chứ khó có sóng lớn như năm 2018. VN-Index nếu tăng sẽ tập trung vào cổ phiếu đứng đầu thị trường, khiến chỉ số tăng.
2019 là năm thử thách, sẽ phụ thuộc không chỉ riêng Việt Nam mà còn thế giới bởi hiện nay chúng ta bị tác động bởi thế giới là quá lớn. Thế giới mặc dù có nhiều dự báo tích cực FED sẽ không tăng lãi suất nữa hay là tăng ít hơn 2018. Tuy nhiên dù tăng hay không nhưng vẫn có điểm chung, nếu không tăng thì chính sách của FED vẫn là thắt chặt tiền tệ, có nghĩa là không tăng lãi suất thôi chứ không giảm lãi suất.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi cách chức Chủ tịch FED nhưng chuyện đó có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, bởi trước giờ thị trường tài chính và nhà đầu tư luôn coi FED là cơ quan độc lập, nghĩa là họ quyết định những gì có lợi cho nền kinh tế chứ không nghe theo ý kiến chủ quan của chính trị gia nào đó. Nên nếu làm theo ý kiến của ông Trump thì giới đầu tư còn bán chứng khoán ra mạnh hơn nữa vì họ cảm thấy 1 cơ quan độc lập lại bị tác động bởi chính trị gia.
Hết ngày 29/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu chấm dứt toàn bộ gói kích cầu kinh tế trong 5 năm qua. Số lượng tiền bơm 5 năm qua hơn 2.600 tỷ USD, tức gần 3.000 tỷ USD. Ngân hàng này có báo cáo cho rằng, trong 5 năm qua kinh tế châu Âu cải thiện rất chậm và ít. Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp hiện là 40%. Ở đây nghĩa là chính sách thắt chặt trên toàn cầu. Nếu chuyện này không thay đổi trong 2019 thì tôi nghĩ thị trường tài chính sẽ còn rất khó khăn.
TTCK Việt tôi cho rằng sẽ có 2 kịch bản. Nếu dòng tiền quay trở lại thì nhà đầu tư nên tập trung vào những bluechip, những cổ phiếu doanh nghiệp đầu ngành, dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên giả sử dòng tiền y chang thậm chí tệ hơn 2018, cổ phiếu midcap và penny sẽ được hưởng lợi và tập trung ở chứng khoán phái sinh và tôi nghĩ kịch bản 1 khó diễn ra.
Tôi dự báo VN-Index năm tới sẽ có một vài sóng phục hồi tương đối khá. Tuy nhiên ngay cả ở sóng phục hồi thì nhà đầu tư cũng nên mua trong ngắn hạn. Trường hợp tốt nhất VN-Index có thể lên 1.100 điểm, xấu nhất sẽ về 600 điểm.
HUYỀN TRÂM
Theo bizlive.vn
Nếu nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng khó thay đổi lớn trong năm 2019. Trong báo cáo chiến lược 2019 vừa được Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố, các chuyên gia của VDSC đã đưa ra nhận định rằng việc FTSE Russell nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi thứ cấp sẽ có có thể tạo ra thay đổi đột phá cho thị trường trong năm 2019. Giao dịch tại Công ty...