Chứng khoán Việt Nam giảm 31% trong quý 1, thiết lập hàng loạt kỷ lục buồn cho nhà đầu tư
Thống kê lịch sử TTCK Việt Nam từ khi thành lập tới nay cho thấy quý 1/2020 ghi nhận mức giảm lớn thứ 2, chỉ xếp sau mức giảm 44,25% trong quý 1/2008, giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Quý đầu tiên của năm 2020 diễn ra không mấy êm ả với nền kinh tế toàn cầu. Căng thẳng chính trị Mỹ – Iran ngay những ngày đầu năm và đặc biệt biến cố dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài chính toàn cầu và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Kết thúc phiên giao dịch cuối quý 1 (31/3), chỉ số VN-Index dừng tại 662,53 điểm, con số mà không nhà đầu tư nào có thể nghĩ tới trước khi bước sang năm 2020. Tại mức điểm này, định giá P/E của VN-Index chỉ còn 9,8 lần, thấp nhất trong vòng 5 năm. Với mức điểm thấp như vậy, VN-Index đã thiết lập nên hàng loạt kỷ lục buồn trong quý 1.
Nhịp giảm sâu trong quý 1 đưa VN-Index về mức thấp nhất trong nhiều năm
Quý, tháng, tuần, phiên giao dịch tệ hàng đầu trong lịch sử
VN-Index chốt quý 1 tại 662,53 điểm, tương ứng mức giảm 31,06% so với đầu năm. Thống kê lịch sử TTCK Việt Nam từ khi thành lập tới nay cho thấy quý 1/2020 ghi nhận mức giảm lớn thứ 2, chỉ xếp sau mức giảm 44,25% trong quý 1/2008, giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mức giảm trên đã khiến vốn hóa các doanh nghiệp niêm yết trên HoSE bị “thổi bay” hơn 970.000 tỷ đồng trong quý 1.
Không những vậy, chỉ số VN-Index đều giảm điểm trong cả 3 tháng quý 1/2020, đây là điều khá hiếm gặp bởi TTCK thường có diễn biến khá thuận lợi trong quý đầu năm. Lần gần nhất VN-Index giảm điểm trong cả 3 tháng đầu năm rơi vào quý 1/2008.
Với việc giảm điểm trong tháng 3, VN-Index ghi nhận chuỗi 5 tháng giảm liên tiếp (từ tháng 11/2019 tới tháng 3/2020), đây là chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ năm 2012 tới nay.
Video đang HOT
Đà giảm sâu của TTCK Việt Nam trong quý vừa qua chủ yếu rơi vào tháng 3 khi thị trường đón nhận những tin tiêu cực từ sự bùng phát dịch Covid-19 cả quốc tế lẫn trong nước.
Trong tháng 3/2020, chỉ số VN-Index có mức giảm lên tới 24,9%, đây là tháng giảm điểm kỷ lục của VN-Index, chỉ xếp sau tháng 8/2001 với mức giảm 34,34%. Tuy vậy, năm 2001 là giai đoạn sơ khai của thị trường với số lượng cổ phiếu niêm yết hạn chế và thường có biến động mạnh. Do đó, có thể coi tháng 3/2020 là tháng giảm điểm lịch sử của TTCK Việt Nam.
VN-Index giảm sâu nhất kể từ tháng 8/2001 tới nay
Cũng trong tháng 3/2020, thị trường đã chứng kiến tuần giảm điểm rất mạnh là tuần giao dịch 9-13/3 khi VN-Index mất 14,55% giá trị. Nếu tính từ năm 2002, đây là tuần có mức giảm điểm lớn thứ 3 trong lịch sử, chỉ xếp sau 3 tuần trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008.
Một điểm đáng chú ý, tháng 3 có 5 phiên giao dịch vào ngày Thứ Hai, trong đó có tới 4 phiên thị trường giảm sâu và chỉ có 1 phiên tăng điểm. Thậm chí, phiên giao dịch Thứ Hai ngày 9/3 chỉ số VN-Index giảm sâu 6,3%, con số tồi tệ nhất trong một phiên giao dịch kể từ năm 2002 tới nay.
“Black Monday” trong tháng 3
Hàng loạt cổ phiếu trong VN30 mất hơn 30% giá trị trong quý 1
Diễn biến tiêu cực của thị trường khiến phần lớn cổ phiếu giảm sâu trong quý 1. Ngay cả các cổ phiếu trong VN30 vốn được coi là có tính cơ bản hàng đầu thị trường cũng giảm rất mạnh với mức giảm bình quân trên 30%.
ROS là cái tên giảm sâu nhất quý 1 với mức giảm 81,2%. Các cổ phiếu liên quan tới bán lẻ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 khi MWG giảm 48,3%, PNJ giảm 45,5%, VRE giảm 43,7% và nằm trong top đầu những cổ phiếu VN30 giảm sâu.
Cũng chịu tác động trực tiếp từ dịch Covid-19, cổ phiếu VJC của Vietjet Air ghi nhận mức giảm 33,5% trong quý 1/2020. Những cổ phiếu có diễn biến tích cực nhất gồm CTD (-12,4%), NVL (-12,8%), MSN (-13,3%), VPB (-15,3%).
Các cổ phiếu VN30 giảm sâu hàng chục phần trăm trong quý 1/2020
Khối ngoại bán ròng kỷ lục hơn 8.700 tỷ đồng
Trong quý 1/2020, khối ngoại đã bán ròng rất mạnh với giá trị hơn 8.700 tỷ đồng trên HoSE. Dữ liệu cho thấy đây là quý bán ròng kỷ lục của khối ngoại trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập tới nay. Trong đó, các quỹ ETFs lớn như VNM ETF, FTSE Vietnam ETF, VFMVN30 ETF…bị rút ròng lượng vốn lên tới hơn 40 triệu USD (khoảng 1.000 tỷ đồng).
Nhìn chung, khối ngoại đang có xu hướng rút vốn không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Lo ngại kinh tế suy thoái bởi tác động dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Biến động thị trường thường có sự đồng pha với dòng vốn ngoại. Việc khối ngoại rút ròng mạnh trong quý 1 là một trong những yếu tố tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.
Minh Anh
Chứng khoán châu Á tăng điểm do Trung Quốc phục hồi kinh tế
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3, chứng khoán tại châu Á ghi nhận phiên tăng điểm, một phần do tâm lý tích cực từ việc Trung Quốc dần phục hồi các hoạt động kinh tế sau dịch COVID-19.
Các thị trường chứng khoán thế giới đã diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 31/3.
Các chỉ số chứng khoán ở Trung Quốc đã tăng điểm sau khi nước này ghi nhận hoạt động công nghiệp tốt hơn dự báo, bất chấp những quan ngại thị trường chứng khoán có thể rơi xuống mức thấp nhất theo quý kể từ năm 2018 do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,1% lên 2.750,3 điểm và chỉ số blue-chip CSI300 tăng 0,3%. Trong khi đó, chỉ số Thâm Quyến (Shenzhen) cũng ghi nhận mức tăng 0,5% lên 1.665,93 điểm và chỉ số Hang Seng tăng 1,9% lên mức 23.603,48 điểm.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã bất ngờ tăng trong tháng 3. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự báo khó có thể đảm bảo sự phục hồi bền vững trong tương lai gần do dịch COVID-19 đang chặn cửa nhu cầu của các nước trên thế giới cũng như đe dọa đẩy kinh tế rơi vào trì trệ.
Trên thực tế, dịch COVID-19 lây lan nhanh đã kéo chỉ số Shanghai xuống 4,5% trong tháng 3 và 9,8% trong quý I/2020, và chỉ số CSI300 lần lượt là 6,4% và 10%. Cả hai chỉ số này đều đang chứng kiến mức giảm sâu nhất theo tháng kể từ tháng 5/2019 và theo quý kể từ quý IV/2018. Hiện chỉ số Hang Seng đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018 và với mức giảm 16,3% trong quý I/2020, chỉ số chứng khoán này đang có mức giảm lớn nhất theo quý kể từ quý III/2015.
Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán ở Hàn Quốc cũng tăng điểm do các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng về các gói cứu trợ kinh tế mà các nền kinh tế lớn đưa ra, trong đó có Trung Quốc và Mỹ, nhằm giảm bớt các tác động do dịch COVID-19 gây ra. Chốt phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số KOSPI đã tăng 37,52 điểm, tương đương 2,19%, lên 1.754,64 điểm.
Sau khi chứng kiến sự bán tháo trong tháng này và các nhà đầu tư đang ước tính các biện pháp cứu trợ chính thức đối với việc đóng cửa gần như hoàn toàn chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch COVID-19, các chỉ số chứng khoán châu Âu đã tăng điểm trở lại.
Trong phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số STOXX 600 liên châu Âu và chỉ số blue-chip FTSE 100 đều tăng 1,8%. Chứng khoán của 3 ngành du lịch, bảo hiểm, năng lượng, có mức giảm mạnh nhất trong tháng 3, cũng đã tăng từ 2,7-4,9%. Tuy nhiên, do số ca mắc COVID-19 tại châu Âu tiếp tục tăng và một số nước đang dự tính kéo dài biện pháp phong tỏa, chứng khoán châu Âu đang trên đà rơi xuống mức thấp nhất theo quý kể từ năm 1987.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 30/3, giữa bối cảnh thị trường đang cân nhắc giữa triển vọng kinh tế u ám trong ngắn hạn với các kế hoạch chi tiêu công chưa từng có và sự can thiệp của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng hơn 3%. Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng gần 700 điểm (3,2%), lên 22.327,48 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 3,4%, lên 2.626,85 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm 3,6%, đóng cửa ở mức 7.774,15 điểm.
Tuy nhiên, do lo ngại khả năng chính quyền sẽ phong tỏa thủ đô Tokyo, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 0,88%, tương đương 167,96 điểm, xuống còn 18.917,01 điểm trong khi chỉ số Topix mở rộng giảm 2,26%, tương đương 32,5 điểm, xuống còn 1.403,04 điểm./.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán trong nước "bốc hơi" 219 điểm trong tháng 3 VN-Index gần như không đổi phiên cuối tháng 3; Dừng bảo hiểm Covid-19 vì nhiều yếu tố khó lường; Nhà đầu tư sốt ruột với lộ trình T 0; Giao dịch bằng thuật toán: Chất xúc tác làm chứng khoán rơi nhanh; Chốt kế hoạch 2020, nhiều doanh nghiệp quyết tăng trưởng cao; Chứng khoán châu Á đa sô hồi phục sau khi...