Chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng phục hồi nếu kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19
Sau phiên giảm điểm cuối tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam sáng 13/4 đã tăng trở lại. Trước giờ nghỉ trưa 13/4, VN-Index tăng 10,65 điểm, tương đương 1,4%, lên 769,6 điểm. VN30-Index tăng gần 1,8% lên 708 điểm. Một số chuyên gia chứng khoán cho rằng: Sự phục hồi của chứng khoán Việt sẽ diễn ra mạnh mẽ nếu tình hình kiểm soát dịch COVID-19 ngày càng tốt hơn.
Các quốc gia đẩy mạnh việc gói cứu trợ và nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế cũng là yếu tố cộng hưởng tạo ra sự hồi phục cho thị trường chứng khoán. Ảnh: TTXVN.
Kết thúc phiên sáng 13/4, sắc xanh của các mã cổ phiếu đã chiếm áp đảo với 210 mã tăng trên sàn HoSE, trong khi đó chỉ có 125 mã giảm. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu hàng không và dầu khí tiếp tục giữ nhịp giao dịch tích cực. Đến 11 giờ sáng 13/4, cổ phiếu PVB được kéo lên mức giá trần, tăng gần 9%. PVD tăng 6,5%, POW tăng 4,3%, PVS tăng 2,5%, BSR tăng 1,7%.
VJC và HVN cùng đạt mức giá trần, nằm trong nhóm những cổ phiếu tăng tốt nhất thị trường. Thanh khoản hai sàn niêm yết đạt hơn 2.700 tỷ đồng, ở mức trung bình so với những phiên tuần trước.
Chốt phiên giao dịch sáng 13/4, HNX-Index tăng 1,19 điểm ( 1,12%), lên 107,37 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 24,77 triệu đơn vị, giá trị 263,23 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2 triệu đơn vị, giá trị 39,79 tỷ đồng.
Một số bluechip cũng giao dịch khởi sắc như: ACB 1,5% lên 20.100 đồng/cổ phiếu, PVS 1,6% lên 12.400 đồng/cổ phiếu, DGC 2,7% lên 22.900 đồng/cổ phiếu… Trong đó, PVS vẫn có khối lượng giao dịch vượt trội đạt hơn 5 triệu đơn vị; tiếp theo là SHS và SHB lần lượt khớp 2,64 triệu đơn vị và hơn 2 triệu đơn vị. Trái lại, một số mã lớn khác đã chốt lời và quay đầu điều chỉnh nhưng biên độ giảm không quá lớn như PVI, VCS, VCG…
Chốt phiên giao dịch sáng 13/4, UpCoM-Index tăng 0,23 điểm ( 0,46%), lên 50,87 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,77 triệu đơn vị, giá trị 89,65 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể chưa tới 430 triệu đồng.
Theo ông Lê Đức Khánh, Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc chiến lược Công ty CP chứng khoán Dầu khí, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, thị trường chứng khoán thế giới va Viêt Nam đa có chuôi điêu chinh manh nhât kê tư giai đoan khung hoang kinh tê năm 2008, VN-Index mất hơn 300 điểm, đặc biệt khi dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, đã anh hương manh lên kinh tê thê giơi va đa tăng trương kinh tê cua Viêt Nam.
“Cung vơi viêc cac nươc trên thê giơi đưa ra cac biên phap câp bach để kiêm soat va khoanh vung dich bênh, Chính phủ Viêt Nam cũng đa triên khai quyêt liêt cac biên phap giãn cách xa hôi cung như han chê tôi thiểu kha năng lây nhiêm cheo. Đây co thê la la tac đông chinh sach tich cưc nhât mang lai niêm tin cho ngươi dân va cung se giup tâm ly ngươi dân, nha đâu tư tôt hơn”, ông Lê Đức Khánh nói.
Nếu như thị trường trong nước trong những phiên giao dịch gần đây, đi ngược với sự hăng hái của nhà đầu tư cá nhân trong nước thì khối ngoại cũng như các tổ chức đầu tư lại tỏ ra khá thờ ơ với triển vọng của thị trường. Thậm chí, khối nhà đầu tư nước ngoài còn tranh thủ bán ròng để hồi phục đà tăng trưởng. Cụ thể, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng qua khớp lệnh trên sàn và Quỹ ETF VanEck bị rút ròng hơn 100 tỷ đồng trong tuần qua.
Tuy nhiên theo ông Lê Đức Khánh, mặc dù khối nhà đầu tư nước ngoài ban rong manh liên tiêp trong tháng 2 và tháng 3 va kê ca nưa đâu thang 4/2020 nhưng khôi nhà đầu tư trong nước đa châp nhân mua vao manh me. Dong tiên mơi, dong tiên cu được đẩy vào thị trường. Nhiêu nha đâu tư mơi đa nhin thây cơ hôi mua vao trên thị trường chứng khoán Viêt Nam.
Video đang HOT
Thống kê của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho hay: Ngày 31/3 có gần 2,44 triệu tài khoản chứng khoán, tăng 32.140 tài khoản so với cuối tháng 2. Trong đó, tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng 31.832 đơn vị, cao nhất từ tháng 3/2018. Tài khoản của nhà đầu tư tổ chức trong nước tăng 117, cao nhất từ thời điểm tháng 3/2017. Dong tiên nôi đưng ngoai thị trường rât lơn nên lưc câu khối nhà đầu tư trong nước có tiêm năng tham gia giai ngân mơi se khiên thị trường chứng khoán phuc hôi ôn đinh hơn để đôi trong vơi viêc khôi nhà đầu tư nước ngoài ban ra.
Ông Lê Đức Khánh cũng cho rằng: Để góp phần tăng trưởng nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam còn quyêt liêt đây manh đâu tư công. Cac dư an đâu tư công phân nao hưa hen kich thich hô trơ tăng trương kinh tê trong thơi ky kho khăn, đông lưc khiên thị trường chứng khoán khởi sắc co diên biên khơi săc. Chính phủ cung tung ra cac goi cứu trợ, nhưng chương trinh ha lai suât thuc đây va hô trơ cac doanh nghiệp găp kho, doanh nghiệp vưa va nho. Cac linh vưc như xây dưng – xây lăp, khu công nghiêp se đươc tâp trung đẩy manh hoat đông.
“Thị trường chứng khoán thơi gian tơi phu thuôc rât nhiêu vê sư kiêm soat dich bênh trên thê giơi tai cac điêm nong như My, Italy, Nhât, Đưc, Tây Ban Nha… và đăc biêt la Viêt Nam. Nêu cac biên phap kiểm soát mang lại hiêu qua, cùng với phac đô điêu tri chưa tri hiêu qua thi chung ta co thê lac quan dư bao đên trong quy II/2020 sẽ hết dịch. Tôi vân nghiêng vê kich ban thị trường se phuc hôi dân va vân đông biên đô hep tai khu vưc 800 điêm vơi biên đô /-20 điêm trong vong 1 – 2 thang trươc khi hôi phuc trơ lai vê vung 850 – 900 ơ giai đoan cuôi năm”, ông Lê Đức Khánh nhận định.
Một số ý kiến cho rằng, tâm lý nhà đầu tư đang tốt nên, đà hồi phục của chỉ số chứng khoán có thể sẽ còn tiếp diễn trong ngắn hạn. Sự rung lắc nếu có xảy ra cũng chưa đủ khiến chỉ số giảm mạnh trở lại, bởi sự chủ động của bên mua ở các vùng giá dưới vẫn còn lớn.
“Tuy nhiên, chúng ta cũng chưa hoàn toàn biết được diễn biến thị trường chứng khoán cũng như tình hình kiểm soát dịch bệnh; tác động của dịch bệnh đối với tổng thể nền kinh tế cũng như doanh nghiệp niêm yết ở trên sàn. Do vậy, cần phải mất khoảng 1 quý thì các kết quả kinh doanh trong đợt dịch bệnh vừa qua mới được phản ánh. Có lẽ chưa nên đánh giá việc cổ phiếu đã giảm về mức tương đối hấp dẫn”, chuyên gia chứng khoán Lê Ngọc Nam, Phó trưởng Phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) dự đoán.
Dự báo diễn biến thị trường chứng khoán tuần này, ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng Phân tích và Nghiên cứu VCBS cho hay: Áp lực bán ròng mạnh sẽ diễn ra liên tục từ nhà đầu tư ngoài nước với tính chất cơ cấu lại danh mục vẫn đang hiện hữu đã góp phần gia tăng áp lực tâm lý lên nhà đầu tư nói chung và hạn chế triển vọng hồi phục của thị trường. Mặt khác, áp lực chốt lời từ dòng tiền bắt đáy trong tuần trước cũng gia tăng đáng kể khi chỉ số VN Index vượt lên trên 750 điểm. Thị trường có thể trải qua một vài nhịp “rung lắc” và thậm chí là điều chỉnh giảm.
Còn ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam lại nghiêng về kịch bản đi ngang và không loại trừ rủi ro điều chỉnh của chỉ số trong tuần tới bởi áp lực chốt lời sẽ gia tăng khi chỉ số và nhiều mã cổ phiếu vốn hóa lớn đã tiến sát vùng kháng cự mạnh; thị trường sẽ bắt đầu cảm nhận rõ rệt hơn những hệ lụy của dịch bệnh COVID-19 tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý I/2020 cũng như những chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế; áp lực bán ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài sẽ chưa thể lắng xuống do tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, còn quá sớm để kết luận Việt Nam đã kiểm soát hoàn toàn tình hình dịch bệnh.
Minh Phương
Lượng tài khoản mở mới tăng kỷ lục, đã đến lúc "đón sóng" thị trường chứng khoán?
Dù thị trường chứng khoán đã phục hồi, tuy nhiên đây chỉ là xu hướng ngắn hạn, còn trong trung và dài hạn, rủi ro vẫn tiềm ẩn. Do đó, các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư "tay ngang" cần hết sức cẩn trọng.
Mở tài khoản chờ "bắt đáy"
Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, tính đến 31/3, có hơn 2,4 triệu tài khoản trong nước và gần 33.000 tài khoản nước ngoài đang giao dịch.
Trong đó, nhà đầu tư trong nước mở mới gần 32.000 tài khoản, cao nhất sau giai đoạn thị trường lập đỉnh 1.200 điểm cách đây 2 năm. Trong khi đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài mở thêm chưa đến 200.
Việc nhà đầu tư trong nước ồ ạt mở tài khoản diễn ra trong bối cảnh chứng khoán Việt Nam đang trong xu hướng tiêu cực cùng với diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới.
Trong tháng 3, Việt Nam xếp thứ 6 trong danh sách những thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới khi chỉ số VN-Index mất gần 25%. Nhiều cổ phiếu vốn hóa ghi nhận chuỗi giảm sâu với mức giảm lên đến 40% trong tình trạng trắng bên mua.
VN-Index đóng cửa tháng 3 tại vùng 660 điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam có mức định giá thấp nhất trong khu vực khi P/E chỉ khoảng 10 lần. Theo nhiều công ty chứng khoán, con số này cho thấy thị trường Việt Nam đang rất hấp dẫn và có thể là lợi thế để thu hút dòng vốn lớn.
Đây là lý do mà rất nhiều nhà đầu tư đã chú ý hơn đến thị trường này. Nhiều nhà đầu tư đã ngừng giao dịch hoặc bị "kẹt hàng" trong những năm trước hiện nay đã nạp tiền thêm hoặc mở lại tài khoản, đây là lý do giúp thị trường có những phiên phục hồi kể từ đầu tháng 4.
Thị trường chứng khoán giảm mạnh đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư
Cá biệt, trong phiên giao dịch ngày 6/4, chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến các chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất trong 19 năm qua với mức tăng gần 5%. Mặc dù mức tăng này vẫn thua thời điểm năm 2001 nhưng thực chất thời điểm 2001, thị trường chứng khoán vẫn còn rất sơ khai với khoảng 4 mã chứng khoán nên việc nhà đầu tư đổ vào mua khiến chỉ số tăng mạnh là điều dễ hiểu. Còn tới thời điểm này, với hơn 1.000 mã chứng khoán thì việc VN-Index có thể tăng mạnh tới gần 5% cũng có thể coi là mức tăng kỷ lục trong lịch sử.
Mua lúc này liệu đã an toàn?
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phục hồi như: Tình hình dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu được kiểm soát tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới; Các gói kích cầu, hỗ trợ mà các Chính phủ cũng như Việt Nam tung ra có thể giúp cho người dân và các doanh nghiệp lạc quan hơn trong dịch bệnh;
Cùng với đó, thị trường giảm điểm rất mạnh trong giai đoạn từ đầu năm đến nay đã kích thích dòng tiền bắt đáy khiến dòng tiền quay trở về thị trường...
Mặc dù rủi ro thị trường đã phần nào giảm xuống, tuy nhiên nhiều nhận định cho rằng rủi ro giảm điểm vẫn còn cao. Nhìn về trung và dài hạn, theo ông Phan Dũng Khánh (Giám đốc tư vấn đầu tư của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng), áp lực thị trường giảm điểm vẫn chưa kết thúc.
Ông Khánh lưu ý, trong 1-2 năm qua số lượng cổ phiếu niêm yết mới nhiều hơn, doanh nghiệp lên sàn cũng nhiều hơn nhưng thanh khoản giảm đi cho thấy dòng tiền cũng ảnh hưởng nhiều hơn.
Ngoài ra, kể từ khi thiết lập đỉnh và năm 2018 thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã liên tục giảm điểm. Do đó, theo ông Khánh, dịch bệnh chỉ là một trong những lý do tiếp theo tác động đến thị trường. Yếu tố khiến thị trường giảm điểm từ năm 2018 là "thương chiến" chưa kết thúc; chưa kể sẽ diễn ra những cuộc chiến mới khi các ngân hàng trung ương đua nhau bơm tiền và hạ lãi suất.
"Cho nên thị trường chứng khoán về dài hạn còn rất nhiều vấn đề do bị kẹt giữa những bất ổn khác nhau trên thế giới" - ông Phan Dũng Khánh nhận định.
Theo vị chuyên gia này, trong năm nay có hai nhóm cổ phiếu mang lại lợi nhuận tốt nếu biết đầu tư. Thứ nhất là cổ phiếu penny (giá thấp). Nhìn vào diễn biến thị trường có thể thấy cổ phiếu bluechips chỉ tăng tốt trong 1 tuần gần đây nhưng khi thị trường có diễn biến xấu thì dòng tiền có xu hướng đổ sang cổ phiếu penny.
Kênh thứ hai là thị trường chứng khoán phái sinh, bởi khi thị trường cơ sở xấu ngay lập tực thị trường phái sinh nhận được dòng tiền rất lớn. Thậm chí đã có nhiều nhà đầu tư thu được lợi nhuận khủng tại thị trường này.
Cũng theo ông Khánh, giai đoạn này mua cổ phiếu giữ trong dài hạn là chưa nên, mà chỉ nên mua giữ ngắn hạn. Cần quan sát dòng tiền trong từng giai đoạn để xem dòng tiền đi theo huớng nào thì đi theo hướng đó.
Riêng đối với các nhà đầu tư "tay ngang" có ý định "bắt sóng" trong thời điểm này, các chuyên gia khuyên không nên mạo hiểm. Vì lựa chọn "lướt sóng" thì cơ hội và rủi ro nhân lên gấp bội, nhà đầu tư cần xác định mình có thể chấp nhận mất bao nhiêu để cân đối tài chính, không nên sa đà, "tất tay".
Về cổ phiếu penny, tuy có thể mang lại lợi nhuận tốt nhưng thường trực nguy cơ mất thanh khoản.
Báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán tháng 4 của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục đồng điệu với thị trường thế giới khi mà khối ngoại đang chiếm hơn 20% giá trị vố hóa sàn HoSE và giao dịch của khối ngoại luôn có ảnh hưởng nhất định tới tâm lý nhà đầu tư trong nước, trong khi thị trường Mỹ có xác suất cao sẽ giảm trở lại.
Thứ hai, mặc dù cho rằng dịch bệnh sẽ được khống chế trong quý II, tuy nhiên mức độ lây lan và khả năng kiểm soát dịch của Việt Nam và thế giới là một ẩn số khó lường. Trong trường hợp Việt Nam và các nước lớn như Mỹ và châu Âu kéo dài thời hạn cách ly, phong tỏa, "cú shock cầu" có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhiều hơn dự báo.
Do đó, rủi ro thị trường tiếp tục biến động mạnh ở vùng điểm thấp vẫn chưa được hoàn toàn loại bỏ. VDSC dự báo vùng điểm dao động của VN-Index trong tháng 4 được kỳ vọng ở mức 630-750 điểm.
Linh Nhật
"Chứng khoán Việt Nam có định giá thấp nhất 5 năm, đáy dài hạn đang ở rất gần" KIS cho rằng lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ rất đáng thất vọng trong nưa đầu 2020 nhưng se hôi phuc đáng kể trong nưa cuôi. Chỉ số VN-Index nhiều khả năng se khép lai năm 2020 trong vung 720-840 điểm. CTCK KIS Việt Nam (KIS) vừa công bố báo cáo đánh giá tác động của dịch COVID-19 tới tăng trưởng kinh tế...