Chứng khoán Việt Nam – Dấu ấn tuổi 20
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tròn 20 tuổi vào năm 2020 này. Dù tuổi đời còn khá non trẻ nhưng những đóng góp của chứng khoán Việt Nam vào sự phát triển kinh tế trong những năm qua là không hề nhỏ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tròn 20 tuổi vào năm 2020 này. Nguồn: internet
Khi khai trương hoạt động Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tháng 7/2000, mới có hai doanh nghiệp niêm yết với vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP. Đến nay, quy mô thị trường lên tới gần 750 doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE và HNX.
Bên cạnh đó, có gần 860 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn UPCOM. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 4,5 triệu tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 80% GDP, còn vốn hóa thị trường trái phiếu chính phủ/trái phiếu doanh nghiệp cũng hơn 20% GDP.
Thuở ban đầu, thị trường có vỏn vẹn chỉ số VN-Index, giờ đây có thêm các chỉ số mới như HNX-Index, UPCOM-Index, VN30, VN100, HNX30, VNMID, VNSML, VNXALL, VNX50, VNSI… bên cạnh một loạt chỉ số ngành để các quỹ và nhà đầu tư có thêm lựa chọn đánh giá và đầu tư. Mới đây nhất, việc ra đời bộ ba chỉ số VN Diamond, VNFIN Lead và VNFIN Select được dự báo sẽ giúp dòng tiền từ các quỹ ETF (Exchange Traded Fund) đổ mạnh hơn nữa vào Việt Nam.
Video đang HOT
Sản phẩm trên thị trường chứng khoán ngày càng phong phú, không chỉ các hàng hóa truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, mà thời gian qua một loạt công cụ đầu tư mới ra đời, như chứng quyền có bảo đảm (CW), hợp đồng tương lai chỉ số VN30, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Sự phát triển này không chỉ hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên thị trường, mà còn đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa lựa chọn đầu tư lẫn phòng ngừa rủi ro, từ đó giúp tăng tính thanh khoản, níu giữ dòng tiền trong các giai đoạn thị trường cơ sở có những biến động tiêu cực.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu. Không chỉ doanh nghiệp được hưởng lợi, mà ngay cả Chính phủ cũng có điều kiện gọi vốn với chi phí tối ưu hơn thông qua kênh trái phiếu, cũng như tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa và niêm yết lên sàn, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách.
Nhìn về tương lai, theo Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm đã đặt ra một số mục tiêu quan trọng cho năm 2020 như: quy mô thị trường cổ phiếu sẽ đạt 100% GDP, quy mô thị trường trái phiếu đạt 47% GDP; số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30.
Tính đến nay, có mục tiêu sắp hoàn thành như việc triển khai các sản phẩm mới, nhưng cũng có mục tiêu phải nỗ lực thực hiện để có thể về đích kịp thời hạn, như quy mô thị trường trái phiếu chính phủ vẫn còn khá khiêm tốn, số lượng tài khoản nhà đầu tư chỉ hơn 2,3 triệu tài khoản, chiếm chưa tới 2,5% dân số. Riêng mục tiêu hướng đến vốn hóa thị trường cổ phiếu có thể đạt 100% GDP trong năm 2020, Chính phủ chắc chắn sẽ phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước và trông chờ vào các thương vụ IPO của các doanh nghiệp tư nhân lớn.
Dù vậy, với bối cảnh tăng trưởng kinh tế ổn định, cũng như việc ký kết một loạt hiệp định thương mại tự do gần đây như EVFTA, CPTPP, sẽ giúp cải thiện triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó, tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam, giúp các thương vụ IPO, tăng vốn, phát hành thêm của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn, qua đó quy mô, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng tốc nhanh hơn.
Luật Chứng khoán sửa đổi mới được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2019, theo đó bổ sung thêm những quy định chặt chẽ và tiêu chuẩn cao hơn cho các hàng hóa, giúp thị trường vận hành hiệu quả, minh bạch hơn, tạo tiền đề hướng tới nâng hạng thị trường.
Năm 2018, FTSE (Financial Times Stock Exchange) đã chính thức đưa Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2, trong khi MSCI (Morgan Stanley Capital International) nhiều khả năng sẽ sớm nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai năm tới. Nếu có thể sớm được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng ngay trong năm 2020, đó sẽ là một dấu ấn quan trọng của chứng khoán Việt Nam và đặc biệt mang nhiều ý nghĩa đánh dấu cột mốc ở tuổi 20 tràn đầy năng lượng.
Theo Khánh Phương/doanhnhansaigon.vn
FLC thoát lỗ trong quý IV/2019 nhờ thoái vốn tại Bamboo Airways?
Tại thời điểm kết thúc năm 2019, tỷ lệ sở hữu của FLC tại hãng hàng không Bamboo Airways (mã BAV), giảm giảm về còn 51,11%.
Công ty CP Tập đoàn FLC (Mã cổ phiếu: FLC - HOSE) đã công bố báo cáo tài chính quý IV và kết quả kinh doanh cả năm 2019.
Doanh thu hợp nhất Quý 4/2019 đạt 5.008 tỷ đồng, tăng 22,7%. Tuy nhiên, công ty bất ngờ ghi nhận lợi nhuận gộp âm 368,2 tỷ đồng, so với mức lãi 463 tỷ quý IV/2018. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế hợp nhất lại bất ngờ tăng gấp đôi, lên 590 tỷ đồng.
Kết thúc năm tài khóa 2019, FLC ghi nhận doanh thu đạt 16,4 nghìn tỷ, tăng trưởng 38%. Tuy vậy, đây cũng là năm đầu tiên FLC ghi nhận lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh là 341 tỷ, so với mức lãi 1.223 tỷ năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 840 tỷ đồng, tăng trưởng 19,3%.
Cứu cánh khoản lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh là doanh thu từ hoạt động tài chính (từ lãi tiền gửi và cho vay, lãi từ bán các khoản đầu tư) lên đến hơn 3.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tỷ lệ sở hữu của FLC tại hãng hàng không Bamboo Airways (mã BAV) tại thời điểm kết thúc năm 2019 bất ngờ giảm về còn 51,11% (so với tỷ lệ sở hữu 100% từ BCTC Q3/2019). Thông tin về đối tác chuyển nhượng không được tiết lộ. Doanh thu tài chính quý IV/2019 (1.481 tỷ đồng) tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2018 (419 tỷ đồng) có lẽ phần lớn là do hoạt động chuyển nhượng cổ phiếu BAV.
Bamboo Airways được thành lập vào ngày 31/05/2017 với số vốn điều lệ chỉ 700 tỷ đồng và tập đoàn FLC góp 100% vốn. Hiện vốn điều lệ Bamboo tăng chóng mặt thông qua 3 đợt tăng vốn lên 1.300 tỷ vào tháng 7/2018, lên 2.200 tỷ và 4.050 tỷ chỉ trong tháng 11/2019.
Trong bài phỏng vấn với Bloomberg mới đây, CEO Đặng Tất Thắng cho biết lợi nhuận trước thuế của Bamboo Airways trong năm 2019 ước đạt 303 tỷ đồng, dự kiến tăng lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2020. Đồng thời, Bamboo Airways cũng muốn tăng vốn lên 8.300 tỷ trong 2-3 năm tới để vận hành khai thác tổng cộng 30 tàu bày. Hãng hàng không này cũng dự kiến niêm yết 400 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào Quý II/2020.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Aramco sắp lên sàn, nhưng tâm điểm thuộc về giá dầu Tập đoàn dầu mỏ lớn nhất thế giới Saudi Aramco của Ả Rập Xê út vừa bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), trở thành công ty đắt nhất thế giới và dự kiến lên sàn chứng khoán vào cuối tháng. Tuy nhiên, tâm điểm sự chú ý của các thành viên thị trường lại hướng về phiên họp của Tổ...