Chứng khoán Việt Nam đang có nét tương đồng Trung Quốc
So sánh có thể khập khiễng, nhưng một số diễn biến giữa hai thị trường có nét tương đồng.
Kết thúc quý III, thị trường chứng khoán Việt Nam lọt vào nhóm tăng trưởng hàng đầu thế giới. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng trở thành điểm sáng.
Một trong những cơ sở và điểm chung được nhìn đến: cả hai đều có nền kinh tế tăng trưởng dương và kỳ vọng tăng trưởng cả năm, trong bối cảnh toàn cầu suy giảm.
Tuy nhiên, cũng là nét tương đồng, trong khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng triền miên và kéo dài trên sàn niêm yết chứng khoán Việt Nam, thì khối này cũng vừa có quý bán ròng kỷ lục trong 5 quý gần nhất tại Trung Quốc.
Tuy vậy, thị trường chứng khoán ( TTCK) cả hai đều đã hồi phục mạnh. Vậy vì sao khối ngoại bán ròng mạnh, thì trường còn kỳ vọng tăng tiếp không?
Thử nhìn sang diễn biến TTCK Trung Quốc và kỳ vọng ở đó.
Tại TTCK Việt Nam, nếu ngoại trừ một vài giao dịch mua ròng đột biến tại VHM, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng quy mô lớn và triền miên suốt thời gian qua
BẬT MẠNH TẠI NƠI BẮT NGUỒN ĐẠI DỊCH
Đầu tháng 7, chỉ số Shanghai Composite Index – thước đo chủ chốt của chứng khoán Trung Quốc đại lục – tăng 17% trong vòng chưa đầy 2 tuần. Gần đây, chỉ số này có điều chỉnh và hiện đang cao hơn khoảng 5,5% so với thời điểm đầu năm.
Tờ Wall Street Journal cho biết, so với chứng khoán Mỹ, chứng khoán Trung Quốc năm nay “khỏe” hơn nhiều, dù Trung Quốc là nơi bắt nguồn đại dịch virus Corona chủng mới. Sau khi trải qua đợt giảm lịch sử trong quý I, nền kinh tế Trung Quốc bật tăng 3,2% trong quý II.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước nhanh chóng đưa hoạt động của các công ty Trung Quốc sôi động trở lại sau thời gian tê liệt vì giãn cách xã hội. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng thực tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc đạt 1% trong năm nay, so với mức dự báo giảm 4,9% mà tổ chức này dành cho kinh tế toàn cầu.
Video đang HOT
CSI 300, chỉ số của 300 cổ phiếu lớn nhất niêm yết trên các sàn giao dịch ở Trung Quốc đại lục, hiện đã tăng khoảng 12% so với đầu năm, so với mức tăng 3,6% của chỉ số S&P 500.
Các nhóm cổ phiếu ngành tăng mạnh nhất ở Trung Quốc thời gian qua có thực phẩm và đồ uống, du lịch và cửa hàng bán lẻ miễn thuế, ô tô, và môi giới chứng khoán. Trong khi đó, các nhóm năng lượng, ngân hàng và giao thông tỏ ra đuối hơn.
“Đà phục hồi tốt của thị trường là phù hợp với kết quả tốt mà Trung Quốc đạt được trong việc kiểm soát virus và có những biện pháp vững chắc để duy trì hướng đi đó”, chiến lược gia Homin Lee thuộc Lombard Odier nhận định.
KHỐI NGOẠI BÁN RÒNG KỶ LỤC
Tuy nhiên, theo dữ liệu của hãng tin Bloomberg, trong quý III vừa qua, các quỹ đầu tư chứng khoán toàn cầu đã bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Thông qua cơ chế kết nối giao dịch Stock Connect giữa thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, khối ngoại đã bán ròng 3,6 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc trong 3 tháng, đánh dấu quý bán ròng mạnh nhất trong 5 quý trở lại đây. Bất chấp điều này, Shanghai Composite Index đã tăng 7,8% trong quý.
Khối ngoại đã bán ròng 3,6 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc trong 3 tháng, đánh dấu quý bán ròng mạnh nhất trong 5 quý trở lại đây
Bị bán mạnh nhất chính là những cổ phiếu đã tăng mạnh nhất trước đó, bao gồm các nhóm cổ phiếu tiêu dùng và công nghệ. Trong đó phải kể đến cổ phiếu công ty nhượng quyền thương hiệu cửa hàng miễn thuế China Tourism Group Duty Free, hãng rượu Wuliangye, Goertek – nhà cung cấp của Apple… Tất cả những cổ phiếu này đều đã tăng ít nhất 60% trong năm nay.
Bà Wendy Liu, trưởng bộ phận chiến lược về chứng khoán Trung Quốc tại UBS Group ở Hồng Kông, giải thích với tờ South China Morning Post rằng việc khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu Trung Quốc trong quý III chủ yếu xuất phát từ tâm lý muốn cắt giảm rủi ro trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.
“Tâm lý muốn hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Mỹ trước bầu cử Tổng thống đã ảnh hưởng đến chứng khoán Trung Quốc. Điều này làm gia tăng tâm lý bi quan khi xuất hiện làn sóng Covid-19 mơi ở một số nước châu Âu và sự xấu đi của một số dữ liệu kinh tế Mỹ”, bà Liu nói.
Bên cạnh đó, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc có thể chệch hướng trong bối cảnh Covid-19 tiếp tục lan rộng ở nhiều quốc gia. Việc thế giới chưa thể đưa đại dịch về tầm kiểm soát có thể gây sức ép lên nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc.
“Covid vẫn là một nhân tố bí ẩn”, nhà quản lý danh mục Howard Wang thuộc JP Morgan Asset Management phát biểu.
Ngoài ra, độ sẵn có của các loại vaccine chống Covid cũng sẽ quyết định khoảng thời gian cần thiết để các nền kinh tế và nhu cầu hồi phục. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực xuất khẩu của Trung Quốc.
Hiện có khoảng 170 loại vaccine chống Covid-19 đang được phát triển trên toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và một số loại đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Phải mất ít nhất vài tháng nữa mới có thể có vaccine được bán thương mại tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc đã bắt đầu việc mà nước này gọi là “sử dụng khẩn cấp” vaccine chống Covid-19 cho nhân viên y tế và lực lượng kiểm soát biên giới vào tháng 7.
Diễn biến chỉ số CSI 300 của chứng khoán Trung Quốc trong 3 quý đầu năm 2020 – Nguồn: Investing
KỲ VỌNG TĂNG TIẾP
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích và nhà đầu tư lớn đang kỳ vọng chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng trong những tháng sắp tới.
Thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đại lục, nơi lực lượng chính là hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhìn chung được “cách ly” với căng thẳng địa chính trị quốc tế và không bị ảnh hưởng nhiều bởi những bấp bênh liên quan đến cuộc bầu cử ở Mỹ.
Ông Jim McCafferty, Trưởng bộ phận nghiên cứu chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương của Nomura ở Hồng Kông, nhấn mạnh rằng kết quả bầu cử ở Mỹ hầu như không tác động gì đến các công ty Trung Quốc có quyền sở hữu và hoạt động kinh doanh chủ yếu ở trong nước. Bản chất tương đối đóng kín của thị trường Trung Quốc cũng được thể hiện qua sự khác biệt giữa giá của các cổ phiếu niêm yết cả ở đại lục và Hồng Kông.
Credit Suisse dự báo CSI 300 sẽ tiếp tục tăng, đạt 5.500 điểm trước cuối năm nay, đồng nghĩa tăng gần 20% từ mức hiện tại và tăng 34% trong cả năm 2020
Mấy tháng qua, các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Trung Quốc rất hào hứng khi nền kinh tế hồi phục, cũng như thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hết sức sôi động của nước này. Trong tháng 8, doanh thu bán lẻ ở Trung Quốc đã trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch và đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước lần đầu tiên kể từ đầu năm. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đua nhau rót vốn vào các quỹ tương hỗ (mutual fund) mới mở chuyên đầu tư vào chứng khoán trong nước.
Chính phủ Trung Quốc cũng có trong tay những đòn bẩy để sử dụng nếu cần thiết để kích thích tăng trưởng. Nước này vẫn còn dư địa để cắt giảm lãi suất, tăng cấp vốn tín dụng hoặc tăng chi tiêu tài khóa.
Ngân hàng Credit Suisse dự báo CSI 300 sẽ tiếp tục tăng, đạt 5.500 điểm trước cuối năm nay, đồng nghĩa tăng gần 20% từ mức hiện tại và tăng 34% trong cả năm 2020. Lần gần đây nhất chỉ số này vượt 5.000 điểm là vào tháng 6/2015, ngay trước đợt sụt giảm lịch sử của thị trường chứng khoán Trung Quốc năm đó.
Ông Edmond Huang, trưởng bộ phận chiến lược chứng khoán Trung Quốc thuộc Credit Suisse, nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang dẫn đầu về phục hồi tăng trưởng trong số những nền kinh tế lớn sau khi kiểm soát tốt được đại dịch. Nhờ đó, theo ông Huang, chứng khoán Trung Quốc sẽ tiếp tục hút vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ và các quỹ ngoại.
Thêm 270 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch trong tháng 9
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo về việc cấp mã số giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài trong quý III/2020.
Theo đó, quý III/2020, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 782 nhà đầu tư nước ngoài, gồm 66 tổ chức và 716 cá nhân.
Đồng thời, hủy mã số giao dịch chứng khoán cho 7 nhà đầu tư nước ngoài, gồm 4 tổ chức và 3 cá nhân.
Trong đó, tính riêng tháng 9/2020, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 270 nhà đầu tư nước ngoài gồm 29 tổ chức và 241 cá nhân.
Ngoài ra, VSD đã chấp thuận thay đổi thông tin cho 24 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 10 tổ chức và 14 cá nhân; hủy mã số giao dịch chứng khoán cho 2 nhà đầu tư nước ngoài gồm 1 tổ chức và 1 cá nhân.
Như vậy, lũy kế đến hết tháng 9/2020, số lượng mã số giao dịch chứng khoán hiện tại là 35.075 mã, trong đó có 4.748 tổ chức và 30.327 cá nhân.
Thống kê giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 9 đã bán ròng 40,54 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 1.592,65 tỷ đồng, trong khi tháng 8 bán ròng 161,55 triệu đơn vị, tương ứng giá trị bán ròng lên tới hơn 3.451 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ quay ra mua ròng mạnh bởi phiên giao dịch đột biến ngày 10/9 khi cổ phiếu lớn VHM được mua ròng khủng và chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận.
Bên cạnh khối ngoại có những tín hiệu tích cực, dòng tiền nội vẫn tham gia sôi động đã giúp thị trường giao dịch khởi sắc.
Tính chung trong tháng 9, với mức tăng hơn 23 điểm, tương ứng tăng 2,67% và chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng kháng cự 900, kết thúc tháng 9 tại mức giá 905 điểm, còn HNX-Index tăng hơn 8 điểm, tương ứng tăng 6,47% và kết thúc tháng 9 tại mức 132,93 điểm.
Dòng tiền đổ vào thị trường mạnh nhất kể từ "sóng thần" 2018, chỉ số VN-Index vào top tăng trưởng cao nhất Thế giới trong quý 3 Kết thúc phiên giao dịch 30/9, chỉ số VN-Index dừng tại 905,21 điểm, tương đương mức tăng 9,71% trong quý 3. Với đà hồi phục này, VN-Index đã trở thành một trong những chỉ số chứng khoán tăng trưởng hàng đầu Thế giới trong quý 3. TTCK Việt Nam vừa trải qua quý 3 đầy biến động bởi sự trở lại của đại...