Chứng khoán Việt Nam có xác suất tăng điểm cao nhất trong giai đoạn đầu năm, nhà đầu tư có thể yên tâm nắm cổ phiếu “xuyên tết”?
MBS đánh giá khả năng tăng bán trong tuần cuối cũng không đáng ngại vì dòng tiền đứng ngoài còn nhiều và thị trường chỉ cần điều chỉnh là có lực cầu vào cho kỳ vọng thị trường sẽ tăng trường trong tháng 1 và tháng 2 theo chu kỳ với mức tăng trưởng trung bình 10 năm gần nhất lần lượt là 5,88% và 2,14%.
Thống kê trong giai đoạn từ 2010 – 2019, chỉ số VN-Index có tới 8/10 năm tăng điểm với mức tăng trung bình 5,88%. Đà tăng mang tính chu kỳ này đang khiến giới đầu tư kỳ vọng thị trường tiếp tục duy trì sự tích cực trong giai đoạn đầu năm 2020. Trên thực tế, từ đầu năm tới nay chỉ số VN-Index đã ghi nhận mức tăng 1,22%.
VN-Index có xác suất tăng điểm mạnh nhất trong tháng 1 và tháng 2
Theo đánh giá của CTCK MBS, sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu ngân hàng cùng những tín hiệu tích cực của thị trường chứng khoán toàn cầu là động lực giúp thị trường tăng 4 phiên liên tiếp và đã tăng 8/12 phiên kể từ đầu năm. Sự luân phiên xoay vòng trong nhóm cổ phiếu ngân hàng đang cho thấy nhà đầu tư đặt kỳ vọng rất lớn cho khả năng vượt ngưỡng 980 điểm trong tuần cuối năm âm lịch với 3 phiên giao dịch.
MBS đánh giá khả năng tăng bán trong tuần cuối cũng không đáng ngại vì dòng tiền đứng ngoài còn nhiều và thị trường chỉ cần điều chỉnh là có lực cầu vào cho kỳ vọng thị trường sẽ tăng trường trong tháng 1 và tháng 2 theo chu kỳ với mức tăng trưởng trung bình 10 năm gần nhất lần lượt là 5,88% và 2,14% theo dữ liệu từ bloomberg.
Điều khiến nhà đầu tư còn chưa mạnh dạn giải ngân là thanh khoản ở mức thấp, đây cũng là diễn biến mang tính chu kỳ. Tuy vậy, nếu quan sát kỹ thì dòng tiền nội đang ở trạng thái giải ngân tốt. Thị trường được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng, xây dựng và vật liệu xây dựng…các nhóm cổ phiếu này đang có mức tăng rất tốt. Tuy vậy, khối ngoại lại đang bán ròng đối với các nhóm này, do vậy một lượng tiền của khối nội đang hấp thụ khá tốt và vượt trội so với cung của khối ngoại.
Video đang HOT
Điểm tích cực hỗ trợ tâm lý của giới đầu tư lúc này là dòng tiền ETFs đang trở lại. Tính từ đầu năm tới nay, các quỹ ETFs trên TTCK Việt Nam đã hút ròng tổng cộng 10,5 triệu USD, trong đó riêng VFMVN30 ETF hút ròng 7,13 triệu USD. Thống kê cho thấy diễn biến thị trường thường đồng pha với biến động dòng vốn ETFs.
Dòng vốn ETFs đang trở lại thị trường (Nguồn: MBS)
Về mặt kỹ thuật, MBS cho rằng mặc dù không được sự ủng hộ của thanh khoản nhưng thị trường vẫn có tăng do áp lực bán giảm và khối ngoại vẫn duy trì mạch mua ròng. Chỉ số VN-Index tiếp tục tăng và kiểm nghiệm lại vùng kháng cự MA200 xoay quanh 980 điểm trong tuần vừa qua với mức “rung lắc” là tương đối nhỏ. Bên cạnh đó, các tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn cũng đang ủng hộ xu hướng tăng của thị trường để chinh phục mốc 980 điểm trong tuần ngắn ngủi cuối năm âm lịch.
MBS cho rằng nếu tiếp tục vượt qua được vùng kháng cự này, VN-Index có thể sẽ sớm quay trở lại vùng kháng cự tâm lý 1.000 điểm và đỉnh ngắn hạn 1.028 điểm. Thông thường, những phiên cuối cùng của năm thị trường luôn tăng điểm, nhưng người cần bán giảm margin thì cũng đã bán, dòng tiền đứng ngoài cũng đang có sự sốt ruột nhất định khi thị trường đang tăng vững sau nhiều lần retest vùng đáy hô trợ 950 điểm.
Chiến lược đầu tư: Tiếp tục nắm giữ và trading xoay vòng các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt trong giai đoạn này. Có thể xem xét chốt lời một phần nếu đã có lời trong trường hợp VN-Index rung lắc quanh vùng kháng cự mạnh 980-990 điểm với những cổ phiếu đã tăng nóng. Nếu thị trường có thể bứt phá với sự hỗ trợ của thanh khoản khi đó có thể tiếp tục nắm giữ hoặc tăng tỷ trọng, trường hợp ngược lại nên giảm tỷ trọng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
5 cá nhân chuyển hàng nghìn tỷ cổ phiếu Vingroup cho công ty ông Vượng
5 cổ đông cá nhân của Vingroup đã chuyển 55,6 triệu cổ phiếu VIC cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam doanh nghiệp do ông Phạm Nhật Vượng nắm đa số vốn.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) mới đây đã có thông báo về việc hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phiếu giữa các cổ đông của Tập đoàn Vingroup (VIC).
Theo đó, 5 cổ đông cá nhân của tập đoàn này đã chuyển quyền sở hữu hơn 55,6 triệu cổ phiếu VIC cho cổ đông lớn - Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.
Tuy giá trị chuyển nhượng không được công bố, nhưng theo giá thị trường hiện tại của cổ phiếu VIC (trên 114.000 đồng/cổ phiếu), giá trị lô cổ phiếu chuyển nhượng nói trên vào khoảng hơn 6.300 tỷ đồng.
Trong đó, người chuyển nhượng nhiều nhất là bà cổ đông Lê Thanh Hiền, chuyển nhượng hơn 20,6 triệu cổ phiếu VIC, tương đương hơn 2.300 tỷ đồng.
Chuyển quyền sở hữu cổ phiếu VIC:
STT Bên CQSH Bên nhận CQSH Mã chứng khoán Số lượng chứng khoán 1 Trần Kim Quyên Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam VIC 9.922.000 2 Nguyễn Khắc Đát 5.055.957 3 Hoàng Quốc Thủy 13.813.278 4 Lê Thanh Hiền 20.638.632 5 Nguyễn Mạnh Cường 6.175.256 Tổng cộng 55.605.123
Các cổ đông khác như Hoàng Quốc Thủy cũng chuyển nhượng hơn 13,8 triệu cổ phiếu (1.600 tỷ); Trần Kim Quyên chuyển 9,9 triệu cổ phiếu (1.100 tỷ); Nguyễn Mạnh Cường chuyển 6,1 triệu cổ phiếu (700 tỷ); và Nguyễn Khắc Đát chuyển nhượng hơn 5 triệu cổ phiếu VIC (gần 600 tỷ đồng).
Đáng chú ý, cả 5 cá nhân này đều không phải nhân sự lãnh đạo có liên quan tới Vingroup và các công ty con niêm yết của tập đoàn này.
Trong khi đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam chính là doanh nghiệp do ông Phạm Nhật Vượng nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu hơn 92%. Ngoài ra, bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) cũng là một cổ đông khác tại Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.
Trước đó, công ty này cũng đã thông báo về việc nhận chuyển quyền sở hữu hơn 55,6 triệu cổ phiếu VIC từ đối tác để nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên mức 1,12 tỷ đơn vị, chiếm 32,67% vốn điều lệ Vingroup.
Ngoài việc nắm giữ vốn Vingroup gián tiếp thông qua Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, cá nhân ông Vượng còn đang sở hữu trực tiếp 876 triệu cổ phiếu VIC, chiếm 25,54% vốn điều lệ tập đoàn.
Bà Phạm Thu Hương cũng đang sở hữu 4,4% vốn doanh nghiệp. Nếu tính cả số vốn sở hữu trực tiếp và gián tiếp, vợ chồng ông Vượng đang chi phối khoảng 62% cổ phần Tập đoàn Vingroup.
Giá thị trường hiện tại của cổ phiếu VIC ở mức 114.600 đồng (ngày 20/1), tương đương giá trị cổ phiếu vợ chồng ông Vượng đang sở hữu vào khoảng 240.000 tỷ đồng (hơn 10 tỷ USD).
Theo số liệu cập nhật từ tạp chí Forbes, tại ngày 20/1, khối tài sản ròng vị doanh nhân người Việt này sở hữu là 7,6 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với đầu năm 2019 và xếp thứ 239 thế giới.
Trong khi đó, số liệu của Bloomberg ước tính khối tài sản ròng của ông Vượng là 9,1 tỷ USD.
Theo News.zing.vn
Chứng khoán Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng từ bầu cử Tổng thống Mỹ KBSV cho rằng kỳ bầu cử năm nay là một trong những yếu tố tác động lớn đến kịch bản tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong nước. Báo cáo chiến lược của Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo chứng khoán năm nay sẽ diễn biến tích cực hơn. Nguyên nhân bắt nguồn từ chiến tranh...