Chứng khoán Việt Nam có thể chịu thách thức từ bên kia bán cầu
Phiên cuối tuần qua, VN-Index bật tăng gần 6 điểm, vượt lên trên ngưỡng 900 điểm, màu xanh phủ trên nhiều mã cổ phiếu.
Diễn biến này có thể khó bền trong bối cảnh nhiều chỉ số chứng khoán khác trên thế giới điều chỉnh giảm, nhất là thị trường Mỹ.
Chỉ số Nasdaq 100 trên thị trường Mỹ hiện giảm hơn 10% sau khi đạt đỉnh ngày 2/9. Đây được coi là diễn biến bình thường sau giai đoạn tăng cao chủ yếu nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ với kỳ vọng hưởng lợi từ đại dịch Covid-19, nhưng nguy cơ thị trường này tiếp tục giảm có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư trên các thị trường khác.
5 cổ phiếu công nghệ hàng đầu của Mỹ là Amazon, Apple, Alphabet, Facebook và Microsoft.
“Các nhà đầu tư dù đang nắm giữ nhiều hay ít 5 cổ phiếu công nghệ đều đang cảm thấy không thoải mái vì hình ảnh của Bitcoin năm 2017, giá bất động sản năm 2016 và bong bóng công nghệ năm 2000 lại xuất hiện”, Julian Emanuel, Giám đốc chiến lược đầu tư cổ phiếu và phái sinh tại BTIG nhận xét.
Được biết, 5 cổ phiếu công nghệ trên hiện chiếm 23% tỷ trọng vốn hóa chỉ số S&P 500 và có tỷ trọng lớn hơn nhiều trong chỉ số Nasdaq 100.
Video đang HOT
Việc liên tục thu hút được dòng tiền trước đó đã đẩy định giá nhóm cổ phiếu công nghệ lên mặt bằng cao nhất trong nhiều năm, nhưng bắt đầu điều chỉnh kể từ ngày 2/9.
Trong đó, phiên 16/9, nhóm cổ phiếu công nghệ đồng loạt giảm mạnh, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong khoảng 0 – 0,25%/năm và lãi suất thấp có khả năng sẽ được duy trì cho tới năm 2023 để đạt mục tiêu lạm phát 2%.
Trong khi đó, gói kích thích tài khoá trị giá hơn 2.000 tỷ USD giai đoạn tháng 3 đến 7/2020 hiện chưa có gói hỗ trợ thay thế, tác động không nhỏ tới dòng tiền trong nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Nhà đầu tư đang hướng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020, nhưng chuyên gia Bloomberg cho rằng, bất kể ai thắng cử vào ngày 3/11, thị trường đều có thể trở nên bất ổn hơn khi sự bất ổn kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn tiềm tàng và khả năng kiểm phiếu bị trì hoãn do một số lượng lớn lá phiếu gửi qua thư.
Hơn nữa, định giá các cổ phiếu công nghệ ở mức cao làm gia tăng rủi ro.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, sau đợt sụt giảm tháng 3 vì Covid-19, thị trường có sự hồi phục trên diện rộng, từ nhóm cổ phiếu chịu ảnh hưởng nhẹ tới nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch như hàng không (HVN, VJC, ACV…), gần như đồng pha với thị trường toàn cầu.
Từ ngày 2 – 17/9, thị trường Mỹ điều chỉnh, giảm trên 10% và một số chỉ số chứng khoán trong khu vực như IDX Composite (Indonesia), Shanghai (Trung Quốc), Hangseng (Hồng Kông), SET (Thái Lan) có mức giảm lần lượt 5,2%, 3,9%, 3,1%, 2,4%.
Trong cùng khoảng thời gian, thị trường Việt Nam giảm chưa đến 1%, VN-Index dao động quanh mức 890 – 900 điểm (phiên 18/9, chỉ số tăng gần 1%, đạt hơn 900 điểm), dù khối ngoại vẫn có động thái bán ròng.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS cho biết, trên bình diện toàn cầu, cổ phiếu công nghệ là nhóm cổ phiếu tăng trưởng, có nhiều giai đoạn tăng giá mạnh, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng nền tảng công nghệ nhiều hơn.
Tại Mỹ, cổ phiếu công nghệ tăng giá đi kèm với hoạt động kinh doanh khởi sắc, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nên chưa có dấu hiệu bong bóng, nhất là khi giá có diễn biến giảm trong 2 tuần qua.
Tuy nhiên, đợt điều chỉnh giá của nhóm này nếu tiếp diễn sẽ kéo giảm chỉ số chứng khoán Mỹ và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán toàn cầu, Việt Nam không là ngoại lệ.
Cổ phiếu công nghệ thăng hoa, S&P 500 và Nasdaq thay nhau chạm đỉnh lịch sử
Kết thúc phiên 18/8, S&P 500 đã leo lên mức cao nhất mọi thời đại, xoá bỏ mức giảm gây ra bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cụ thể, chỉ số này tăng 0,2% lên 3.389,78 điểm, chạm đỉnh lịch sử, sau hơn 1 tuần tiến sát mức này. Ngoài ra, S&P 500 cũng ghi nhận sự khởi đầu của một đợt tăng giá mạnh mới. Trong khi đó, cổ phiếu Amazon vượt trội, tăng hơn 4%. Netflix và Alphabet đều tăng ít nhất 2%. Tiêu dùng không thiết yếu là lĩnh vực có diễn biến khởi sắc nhất trong S&P 500, tăng 1,5%.
Nasdaq Composite cũng chạm mức cao kỷ lục, tăng 0,7% lên 11.210,84 điểm. Tuy nhiên, Dow Jones lại mất 66,84 điểm, tương đương 0,2%, xuống 27.778,07 điểm, do cổ phiếu Home Depot và Walmart đều giảm mặc dù báo cáo lợi nhuận tăng mạnh.
Đầu năm nay, chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 30% so với kỷ lục hồi tháng 2 do ảnh hưởng của đại dịch khiến dự báo lợi nhuận và hoạt động kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, đà giảm lại không kéo dài quá lâu. Kể từ khi chạm mức thấp vào ngày 23/3, S&P 500 đã tăng vọt hơn 54%.
Đà tăng chủ yếu được thúc đẩy bởi diễn biến mạnh mẽ của cổ phiếu Big Tech. Tính đến nay, Facebook đã tăng hơn 27% và Alphabet đã tăng hơn 16% trong khoảng thời gian trên. Trong khi đó, Amazon đã tăng hơn 79% trong năm nay và Netflix tăng 52%. Apple và Microsoft lần lượt tăng 34,1% và 57,4% vào năm 2020.
Mặc dù S&P 500 đã đạt mức cao kỷ lục, các nhà bán lẻ Home Depot và Walmart lại bị bán tháo, kéo tụt phần nào đà tăng. Home Depot cho biết doanh số bán hàng trong quý trước đã tăng 23%, khi người tiêu dùng phải ở trong nhà. Lợi nhuận và doanh số bán hàng vượt kỳ vọng của Phố Wall. Kết quả kinh doanh của của Walmart cũng vượt ước tính của Phố Wall trong quý trước, khi doanh số bán hàng tại các cửa hàng tăng 9,3%. Doanh số thương mại điện tử tăng gần gấp đôi.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết đảng Dân chủ không sẵn sàng đưa ra một thỏa thuận "hợp lý" về một dự luật kích thích kinh tế mới.
Những thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này Chứng khoán thế giới diễn biến khó lường và thị trường tiếp tục bị tác động bởi một số thông tin đáng chú ý trong tuần này bên cạnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Tranh luận về gói kích thích kinh tế Khoảng 32 triệu người Mỹ đang nhận trợ cấp thất nghiệp 600 USD mỗi tuần trong chương...