Chứng khoán Việt năm 2020: Tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng
Tại Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2020 ngày 2/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng kỳ vọng, Luật Chứng khoán mới khi đi vào thực thi sẽ giúp cải thiện chất lượng hàng hóa, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả bền vững. Buổi lễ có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản và các thành viên tham gia thị trường.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tham gia nghi lễ đánh cồng đầu năm. Ảnh: Nha Trang
Thị trường cổ phiếu chiếm 79,2% GDP
Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2019, thị trường cổ phiếu tăng 7,5% về chỉ số, 10,6% về quy mô vốn hóa và chiếm 79,2% GDP, huy động vốn cổ phiếu và trái phiếu đều tăng trưởng đột phá. Trong bối cảnh tình hình tài chính toàn cầu, xu hướng nhà đầu tư, vốn FII vào ròng 2,7 tỷ USD, cộng đồng nhà đầu tư ngoại với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tin tưởng, Luật Chứng khoán mới khi đi vào thực thi sẽ giúp cải thiện chất lượng hàng hóa, nâng cao năng lực, chất lượng tham gia thị trường chứng khoán (TTCK), bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả bền vững.
Năm 2020 sẽ tiếp tục là một năm đề cao chiến lược đầu tư chọn lọc từ dưới lên. Các công ty có hoạt động kinh doanh gắn liền với tăng trưởng từ tiêu dùng trong nước và đầu tư cơ sở hạ tầng là những công ty mà các nhà đầu tư có thể xem xét. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu lợi tức cổ tức cao sẽ phù hợp cho các nhà đầu tư e ngại rủi ro.
Báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt
Để chứng khoán năm 2020 tiếp tục là kênh huy động và phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Chứng khoán và các đơn vị liên quan phối hợp với nhau tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tiếp tục triển khai công tác đấu giá hiệu quả, góp phần thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK. Tiếp tục nghiên cứu giải pháp tăng thanh khoản cho thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Người đứng đầu Bộ Tài chính cũng yêu cầu các cơ quan tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật thị trường, tạo dựng lòng tin cho công chúng đầu tư, nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro.
Nhắm tới những doanh nghiệp tăng trưởng thực chất
Nhận định về TTCK năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, với việc kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, TTCK Việt Nam 2020 sẽ tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng. Các chuyên gia phân tích đánh giá, những kỳ vọng, khó khăn và rủi ro tiềm ẩn đối với TTCK Việt Nam không khác biệt nhiều so với năm 2019, bao gồm kỳ vọng về tiến độ thoái vốn và cổ phần hóa DNNN, về khả năng thăng hạng của thị trường. Tuy nhiên, kỳ vọng này cũng được nhận định một cách thận trọng là chưa có những bước tiến đáng kể ở các sự kiện trong năm 2020.
Báo cáo Chiến lược đầu tư năm 2020 của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, rủi ro lớn nhất với chứng khoán Việt năm nay vẫn đến từ diễn biến địa chính trị và bức tranh thương mại toàn cầu, hơn là các vấn đề nội tại trong nước. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể đã “quen” với các kỳ vọng không được hiện thực hóa và với cả các biến động do rủi ro bên ngoài. Tác động về mặt tâm lý thị trường, do vậy sẽ không quá mạnh. Xét về mặt dòng tiền, sẽ khó hy vọng có sự gia nhập của dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt khi mà sự tăng trưởng khả quan ở các nền kinh tế phát triển khiến các thị trường cận biên trở nên kém hấp dẫn.
Ở chiều tích cực, sự kiên trì của Chính phủ trong việc thực hiện các quyết sách nhằm ổn định vĩ mô và hỗ trợ các thành phần kinh tế trong nước phát triển sẽ có lợi trong dài hạn cho Việt Nam nói chung, các DN nói riêng. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các DN niêm yết sẽ phục hồi về mức hai chữ số sau năm 2019 gần như đi ngang. Chiều ngược lại, dòng tiền đầu tư trong nước phân bổ vào TTCK vẫn sẽ tương đối hạn hẹp do ảnh hưởng từ những quy định nhằm hạn chế dòng vốn vào các kênh đầu tư rủi ro cao như chứng khoán và bất động sản của nhà điều hành.
Trong bối cảnh dòng tiền dành cho kênh chứng khoán sẽ không còn dồi dào như giai đoạn cuối 2016 – đầu 2018, việc đầu tư cũng cần có sự chắt lọc kỹ càng, hướng đến các DN có sự tăng trưởng thực chất từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Mức tăng điểm của VN-Index trong 2020 sẽ vừa phải và theo sát yếu tố cơ bản hơn là do sự thổi phồng về giá. Theo đó, VDSC dự báo VN-Index sẽ dao động trong vùng 950 – 1.120 điểm.
Nha Trang
Theo Kinhtedothi.vn
Video đang HOT
Đón tháng mới 2020, kỳ vọng thị trường chứng khoán sang trang
TTCK Việt Nam trải qua tháng cuối cùng của năm 2019 đầy khó khăn khi VN-Index giảm về mốc 950 điểm, đây là mốc thấp nhất trong năm 2019. Tâm lý nhà đầu tư nhìn chung là yếu và bất ngờ khi VN-Index "một mình một chợ", cứ giảm trong khi nhiều TTCK quốc tế tươi sáng và nền kinh tế Việt Nam về đích 2019 với các chỉ tiêu đều khả quan. Năm 2020, liệu TTCK có khác?
Ảnh Shutterstock.
VN-Index đi ngược bối cảnh
Trong bối cảnh Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận thương mại và chứng khoán thế giới liên tục tạo đỉnh mới thì đà đi xuống của chứng khoán Việt Nam gây ra cảm giác khó hiểu với rất nhiều nhà đầu tư trong nước.
Bên cạnh đó, việc khối ngoại bán ròng liên tiếp nhiều tháng cũng làm cho tâm lý nhà đầu tư trở lên mong manh hơn bao giờ hết.
Đâu đó đã có những nỗi lo ngại rằng, nếu chỉ số này mất mốc tâm lý 950 điểm thì rất có thể VN-Index sẽ lui về mốc hỗ trợ 880 điểm như của năm 2018 đã qua...
Năm mới đang đến gần, nhưng thanh khoản của TTCK vẫn yếu cho thấy, nhà đầu tư tổ chức (chủ yếu các quỹ và khối ngoại) rất hạn chế giải ngân.
Giá cổ phiếu giảm sâu, tạo cơ hội cho các chủ thể có tiền, nhưng khi các chủ thể này hờ hững với cơ hội thì hy vọng chứng khoán khá hơn trong những phiên cuối cùng của năm là rất mong manh.
Ủng hộ cho sự đi xuống của chỉ số có lẽ là ở chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng cao nhất trong 13 tháng với mức tăng 3,52% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn mức tăng 2,24% của tháng 10.
Mức tăng cao của CPI chủ yếu do giá thịt lợn tăng sau khi nguồn cung bị cắt giảm bởi dịch tả lợn châu Phi. CPI tăng, trong đó giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh khiến nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất sẽ khó giảm và những biện pháp giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước không thực sự giúp ích cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, thực tế thị trường cho thấy, nhiều cổ phiếu trong nhóm vốn hóa lớn nhất (VN30) đã bị khối ngoại bán ròng trong một thời gian dài, hiện chưa thấy có lực đỡ nào khác cho các cổ phiếu lớn.
Một nguyên nhân nữa làm TTCK giảm có thể đến từ việc tổ chức Moody's vừa hạ triển vọng của 18 ngân hàng tại Việt Nam.
Trong 18 ngân hàng được Moody's xem xét, 10 ngân hàng được giữ nguyên xếp hạng tiền gửi và nhà phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ dài hạn và thay đổi triển vọng các ngân hàng này sang "tiêu cực".
Trong 10 ngân hàng này, Moody's giữ nguyên xếp hạng tín dụng cơ bản (BCA) và BCA dài hạn đối với 4 ngân hàng, cũng như bậc đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (CR Assessments) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) của 6 ngân hàng.
Đối với 5 trong 18 ngân hàng còn lại, Moody's giữ xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn và thay đổi triển vọng về xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn thành "tiêu cực".
Đồng thời, Moody's giữ nguyên "đánh giá rủi ro đối tác và đánh giá rủi ro đối tác dài hạn" của 3 ngân hàng còn lại.
Moody's bắt đầu xem xét đánh giá xếp hạng của 18 ngân hàng từ ngày 10/10/2019, sau khi tổ chức này xem xét hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam vào ngày 9/10/2019. 18 ngân hàng trong danh sách gồm: ABBank, ACB, HDBank (HDB), Vietcombank (VCB), BIDV (BID), LienVietPostBank (LPB), MBBank (MBB), NamABank, OCB, SHB, SeABank, TPBank (TPB), Agribank, VIB, VietinBank (CTG), MSB, VPBank (VPB) và Techcombank (TCB).
Việc Moody's hạ triển vọng nhóm ngân hàng xuống tiêu cực, theo Bộ Tài chính, là không tương xứng với nỗ lực chỉ đạo tái cấu trúc ngành của Chính phủ.
Tuy nhiên, đây cũng là cảnh báo cần thiết để hệ thống ngân hàng nhìn lại một cách khách quan và phát hiện những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống.
Trên TTCK, nhóm ngành ngân hàng ngay lập tức phản ánh với tin tức không tích cực này. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng điều chỉnh giảm, góp phần vào đà giảm của chỉ số.
Đón tháng mới 2020, kỳ vọng TTCK sang trang
Bước sang năm 2020, một chu kỳ tín dụng mới sẽ mở ra, những kế hoạch tăng trưởng của nền kinh tế, của các doanh nghiệp năm 2020 hy vọng sẽ giúp cho các nhà đầu tư có tầm nhìn khả quan hơn về năm mới.
Diễn biến Chỉ số VN-INDEX trong 6 tháng qua, tạo đáy quanh mốc 950 điểm trước thềm năm mới 2020.
Riêng với dòng tín dụng, dựa vào CPI năm 2019 và sự hấp thụ của dòng vốn tín dụng trong năm, nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng của năm 2020 sẽ được định khung ở mức 10-12% so với 2019.
Các ngân hàng sẽ tiếp tục lộ trình siết tín dụng vào bất động sản, qua đó giảm tỷ lệ cho vay trung, dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn xuống mức 40% và về 30% đến năm 2021.
Bên cạnh đó, từ 1/1/2020, hệ số rủi ro đối với các khoản vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có số dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng trở lên sẽ được nâng lên 150%, thay vì mức 50% hiện hành.
Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, để tìm vốn, họ đã sử dụng mạnh mẽ công cụ trái phiếu trong năm 2019.
Các chuyên gia cảnh báo tình trạng rủi ro khi phát hành trái phiếu ở nhiều doanh nghiệp, nhưng nhà đầu tư dường như lại hứng khởi với kênh này khi được hưởng lãi suất so với gửi tiết kiệm chênh từ 2-4% cùng kỳ hạn. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp gọi được vốn, có thêm cơ hội phát triển kinh doanh và ghi nhận hiệu quả trong tương lai.
Một tín hiệu tích cực khác, đầu năm thường là giai đoạn khối ngoại giải ngân trở lại và dòng tiền sẽ định hướng giải ngân vào nhóm ngành nào thì nhóm ngành đó sẽ thu hút, dẫn dắt nhà đầu tư đi theo trong suốt cả năm.
Tháng 1 cũng là mùa báo cáo tài chính quý IV/2019 và báo cáo soát xét cả năm 2019 được công bố ra thị trường.
Đây là mùa báo cáo đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy bức tranh của doanh nghiệp trong cả năm 2019 cũng như hướng đi năm 2020 sẽ như thế nào. T
hông thường, báo cáo sẽ được đưa ra nhiều vào cuối tháng 1 và nửa đầu tháng 2/2020. Những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan sẽ giữ được mức giá cổ phiếu ổn định, thậm chí có thể đi lên sau khi đã điều chỉnh khá mạnh trong giai đoạn TTCK suy thoái hiện nay.
Với các doanh nghiệp dự kiến có kết quả kinh doanh không tốt, nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn khi dễ có hiện tượng đẩy giá lên để thoái hàng trước khi báo cáo xấu lộ diện.
Quan sát TTCK sẽ thấy, 2 tuần vừa qua, trong khi thị trường điều chỉnh giảm, vẫn có nhiều cổ phiếu nhỏ tăng giá mạnh (xem bảng).
Sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán toàn cầu cũng có thể là điểm tựa nhất định cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bản thân nội tại TTCK Việt Nam sau một thời gian điều chỉnh giảm về vùng đáy của năm 2019, giá nhiều cổ phiếu đang có mức định giá hấp dẫn vốn đầu tư trung và dài hạn.
Qua kỳ nghỉ Tết, nhiều nhà đầu tư sẽ bình tĩnh lại và so sánh tương quan giá cổ phiếu với mức tăng trưởng doanh nghiệp, thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường chứng khoán toàn cầu, có thể sẽ nhận thấy sự hấp dẫn trở lại của kênh đầu tư chứng khoán.
Ở mức giá hiện tại, cơ hội giải ngân là khá nhiều, đặc biệt, nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ (midcap và penny) có nhiều mã đang có mức giá rất hấp dẫn.
Những doanh nghiệp có khả năng hồi phục kinh doanh sẽ là cơ hội để giải ngân cho một năm mới 2020.
Nhìn lại diễn biến TTCK tháng 1 của nhiều năm qua cho thấy, tuy thị trường không quá tốt, nhưng chưa khi nào giảm mạnh.
Về tâm lý, tháng đầu năm mới không ai muốn "đầu không xuôi, để đuôi không lọt" cả.
Vì thế, khởi đầu năm mới bao giờ cũng là sự hào hứng. Hy vọng, TTCK trong tháng đầu năm 2020 sẽ khác bối cảnh buồn của cuối năm hiện nay.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
VinaCapital dự báo VN-Index tăng trưởng 10 15% trong năm 2020, ưa thích cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ và công nghệ VinaCapital dự báo VN-Index sẽ tăng trưởng 10-15% trong năm 2020. Ngoài ra, chỉ số còn có thể tăng tốt hơn nữa nếu Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) được ra mắt. VinaCapital vừa công bố báo cáo đánh giá tích cực với triển vọng TTCK Việt Nam trong năm 2020. Nhìn lại năm 2019, VinaCapital đánh giá Việt...