Chứng khoán Việt là thị trường thành công nhất Đông Nam Á về huy động vốn
Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hữu hiệu cho cả Chính phủ và khu vực tư nhân, được đánh giá là thị trường thành công nhất khu vực Đông Nam Á về huy động vốn trong năm 2018.
Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hữu hiệu
Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho biết, năm 2018, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam chịu nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực từ những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, tài chính tiền tệ thế giới và đã có một năm giao dịch nhiều biến động thăng trầm, tuy nhiên có thể đánh giá năm 2018 là một năm đạt được nhiều thành công, ghi nhận nhiều bước tiến và phát triển trong nhiều mặt hoạt động của thị trường.
Theo đó, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định cả về quy mô và thanh khoản. Trên thị trường cổ phiếu, quy mô vốn hóa năm 2018 tăng 12,7% so với năm 2017, tương ứng với 71,6% GDP của năm 2018, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2020. Thanh khoản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng so với năm 2017, với mức tăng 29% từ 5.000 tỷ đồng/phiên năm 2017 lên 6.500 tỷ đồng/phiên năm 2018.
Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hữu hiệu cho cả Chính phủ và khu vực tư nhân, và được đánh giá là thị trường thành công nhất khu vực Đông Nam Á về huy động vốn trong năm 2018. Ảnh minh họa
Cùng với đó, thị trường trái phiếu cũng đã góp phần tích cực giúp Chính phủ huy động vốn với lãi suất thấp nhất từ trước đến nay, đáp ứng được nhu cầu đầu tư công và cơ cấu nợ công của Chính phủ.
Trong năm, Chính phủ huy động được hơn 192 nghìn tỷ đồng, thông qua 269 đợt đấu thầu. Thị trường chứng khoán phái sinh sau hơn 1 năm hoạt động duy trì tốc độ tăng trưởng tốt và đều đặn với khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân năm 2018 đạt hơn 79 nghìn hợp đồng/phiên, gấp 7,2 lần so với 2017.
Ủy ban chứng khoán Nhà nước khẳng định: “Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hữu hiệu cho cả Chính phủ và khu vực tư nhân, và được đánh giá là thị trường thành công nhất khu vực Đông Nam Á về huy động vốn trong năm 2018. Bằng chứng, tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán năm 2018 đạt hơn 278 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017″.
Video đang HOT
Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa
Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, năm 2018, hệ thống khung pháp lý và chính sách trong lĩnh vực chứng khoán và thi trường chứng khoán tiếp tục được hoàn thiện. Trong đó, đang triển khai xây dựng Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), Đề án Thành lập Sơ Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/1/2019.
Bên cạnh đó, công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán; tăng cường công tác quản lý công ty đại chúng; hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm được đẩy mạnh… Hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán tiếp tục thu được những kết quả đáng ghi nhận.
Bước sang năm 2019, để đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia huy động vốn, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho biết, sẽ tập trung vào các giải pháp phát triển thị trường: Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, trọng tâm xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi; Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch.
Bên cạnh đó, tiếp tục chú trọng vào việc xây dựng và vận hành các sản phẩm mới trên thị trường, sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm, sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ; Hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu; Cơ cấu lại cơ cấu cơ sở nhà đầu tư trên thị trường; Nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường; tái cấu trúc tổ chức thị trường, cơ sở hạ tầng, công nghệ;
Đặc biệt, tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường, thực hiện thanh kiểm tra, xử phạt nghiêm theo quy định tạo sự phát triển bền vững cho thị trường; các giải pháp nâng hạng thịt trường chứng khoán Việt Nam từ hạng thị trường frontier market lên hạng emerging market trên bảng xếp hạng MSCI và FTSE.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Giữa hàng loạt ngân hàng tăng, ngân hàng nào đã bất ngờ giảm lãi suất?
Đối mặt với thanh khoản căng thẳng trong thời điểm cuối năm, tháng đầu năm nay chứng kiến mặt bằng lãi suất tiếp tục đi lên. Sau khi một loạt ngân hàng tăng lãi suất trong nửa đầu tháng 1, thì nửa cuối tháng 1 ghi nhận thêm không ít nhà băng tiếp tục điều chỉnh lãi suất, nhưng bất ngờ là đã có những tổ chức ngược dòng khi giảm lãi suất trở lại.
Tăng vẫn là chủ đạo
Sau khi có đợt tăng lãi suất ngay từ những ngày đầu năm 2019, khung lãi suất của ngân hàng Bưu điện Liên việt (Lienvietpostbank) mới đây có hiệu lực từ 21/1 đã chứng kiến lần điều chỉnh tăng thứ 2 trong năm nay, với mức tăng đều 0,2% ở các kỳ hạn. Cụ thể, tiền gửi kỳ hạn 1 -2 tháng hiện lên mức 5,2%; kỳ hạn 3 tháng lên 5,3%; kỳ hạn 4- 5 tháng lên kịch trần 5,5%; kỳ hạn 6-8 tháng lên 6,3%;kỳ hạn 9 tháng lên 6,4%; kỳ hạn 10-11 tháng lên 6,5%. Các kỳ hạn dài hơi hơn cũng chứng kiến mức tăng 0,2% tương tự, như 12 tháng lên 7,1%; 15-16 tháng lên 7,3%; 18 tháng lên 7,4%; 24 tháng lên 7,5%; 25, 36, 48 và 60 tháng lên 7,6%.
Trong khi đó, ngân hàng Bắc Á ngày 23/01 cũng đã quyết định điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn từ 0,3 - 0,7% ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Cụ thể tiền gửi kỳ hạn 6-7 tháng tăng thêm 0,3% lên 7,6%; kỳ hạn 8 tháng tăng 0,3% lên 7,7%; kỳ hạn 9 tháng tăng mạnh 0,5% lên 7,9%; kỳ hạn 10-11 tháng tăng 0,6% lên tương ứng 7,9%.
Diễn biến tăng cũng chứng kiến ở các kỳ hạn dài, như tiền gửi kỳ hạn 12 tăng mạnh nhất 0,7% lên 7,1%. Các kỳ hạn dài còn lại như 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng cũng đều tăng mạnh 0,5% lên 8,2%. Trước đó hồi tháng 8/2018, các kỳ hạn dài trên ghi nhận mức điều chỉnh giảm từ 0,15 - 0,2% xuống mức 7,7%, tuy nhiên với động thái tăng mạnh mới đây cho thấy nhu cầu vốn trung dài hạn của Bắc Á đang ở mức khá cao.
Kết quả kinh doanh năm 2018 của nhà băng này ghi nhận lãi sau thuế gần 680 tỷ đồng, vượt nhẹ 2% kế hoạch năm. Nợ xấu tăng mạnh 39% so năm 2017, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu dù tăng lên 0,76% nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng cũng tăng 14% và 15%, đạt lần lượt 72,534 tỷ đồng và 63,979 tỷ đồng, thực hiện được 97% kế hoạch huy động vốn và hoàn thành kế hoạch cho vay.
Một ngân hàng có quy mô trung bình khác cũng điều chỉnh tăng đều lãi suất thêm 0,2% ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên là OCB. Theo đó, tiền gửi kỳ hạn 6-8 tháng tăng từ 7% lên 7,2%; kỳ hạn 9-11 tháng tăng từ 7,1% lên 7,3%. OCB mới đây cũng công bố lợi nhuận trước thuế ca năm đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với 2017 và vượt 10% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,29%. Đáng lưu ý là huy động vốn trong năm vừa qua của ngân hàng này đạt 13% , thấp hơn mức tăng trưởng dư nợ là 17%, do đó chênh lệch giữa tiền gửi và dư nợ đã thu hẹp lại, hiện nằm tương ứng tại 60,363 tỷ đồng và 56,316 tỷ đồng, thực hiện được 74% kế hoạch huy động vốn và 92% kế hoạch dư nợ cho vay.
Có thể thấy với tình hình huy động vốn năm 2018 vừa qua không như kỳ vọng và chưa đạt kế hoạch đề rra, nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi thấp hơn dư nợ nên dẫn đến thanh khoản ngày càng thu hẹp, do đó sức ép huy động vốn sẽ đè lên trong năm nay. Đặc biệt là nhu cầu tiền gửi trung dài hạn sẽ luôn ở mức cao khi mà tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã chính thức giảm từ 45% xuống chỉ còn 40% từ đầu năm nay. Như tại HDBank, ngân hàng này mới đây cũng tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng thêm 0,2% lên 7,4%.
Vẫn có nhà băng ngược dòng
Dù vậy, thị trường trong nửa cuối tháng vừa qua vẫn ghi nhận có những ngân hàng bất ngờ có động thái điều chỉnh giảm lãi suất hiếm hoi trong dòng chảy đi lên là chủ đạo. Như tại VPBank, sau 4 lần tăng lãi suất trong quý 4 năm 2018, khung lãi suất có hiệu lực từ ngày 22/01 của nhà băng này bất ngờ điều chỉnh giảm trở lại.
VPBank bất ngờ giảm lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn sau những đợt tăng liên tiếp vào cuối năm 2018
Theo đó các kỳ hạn từ 6 - 11 tháng giảm đều 0,2% xuống còn 7%; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2% xuống 7,05% và kỳ hạn 13, 15 tháng giảm 0,2% xuống 7,3%. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 mới đây của Vpbank dù chứng kiến lãi trước thuế tiếp tục ở mức cao gần 9,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2017 nhưng đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng tăng mạnh lên mức 3,51%.
Đáng lưu ý là tỷ lệ nợ xấu các khoản vay tiêu dùng của công ty con FE Credit cũng tăng mạnh, cho thấy tiềm ẩn rủi ro khá lớn. NHNN trong năm 2018 cũng đã nhiều lần cảnh báo rủi ro ở lĩnh vực cho vay này, do đó không loại trừ khả năng VPBank cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay tiêu dùng, do đó nhu cầu vốn có thể cũng sẽ không còn cao như giai đoạn trước.
Ngân hàng Techcombank sau khi có đợt tăng hồi đầu tháng 1, thì hôm 28/1 mới đây cũng đã giảm 0,1% ở 2 kỳ hạn chủ chốt là 6 tháng và 12 tháng, tương ứng còn 6,3% và 6,6%. Tương tự là ông lớn BIDV sau khi tăng mạnh lãi suất huy động trong nửa đầu tháng 1, thì nửa cuối tháng 1 cũng ghi nhận sự điều chỉnh giảm 0,3% ở kỳ hạn 5 tháng xuống 5,2%.
Hay như LienvietPostbank đã nói ở trên, dù tăng đều ở nhiều kỳ hạn, nhưng đáng lưu ý là tiền gửi kỳ hạn 13 tháng của nhà băng này cũng bất ngờ ghi nhận sự sụt giảm mạnh từ 7,8% xuống chỉ còn 7,2%, tức giảm đến 0,6%.
Với diễn biến bất ngờ giảm của những ngân hàng trên khi càng về cuối năm, cho thấy không ít nhà băng đã giải tỏa được áp lực thanh khoản. Xu hướng này có thể sẽ còn tiếp tục, khi sang đầu năm Kỷ Hợi dòng tiền rút ra trước tết có thể quay lại hệ thống, và thêm nhiều ngân hàng có điều kiện để điều chỉnh giảm lãi suất trở lại nhằm tối ưu hóa vốn hơn.
Theo thegioitiepthi.vn
Cổ phiếu trên thị trường Mỹ đồng loạt tăng điểm khi đàm phán Mỹ - Trung tích cực Thông tin về thương mại tác động mạnh nhất đến tâm lý thị trường, các cổ phiếu trên thị trường đồng loạt tăng điểm. Cổ phiếu trên thị trường Mỹ đồng loạt tăng điểm khi đàm phán Mỹ - Trung tích cực Ảnh: GettyImages Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa, rời khỏi mức cao trong phiên nhưng chốt phiên vẫn tăng điểm...