Chứng khoán Việt được FTSE đưa vào danh sách nâng hạng: Giới phân tích kỳ vọng gì?
Việc thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE Russell đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi nhận được nhiều đánh giá tích cực của giới chuyên gia nhưng mức độ tác động được nhận định là khác nhau.
Các chuyên gia nhận định về việc chứng khoán Việt được theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Việt Nam là một trong ba thị trường được FTSE Russell thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 trong đợt phân hạng vừa qua.
Điều này sẽ tác động ra sao tới chứng khoán Việt? Liệu có đủ sức để nâng đỡ thị trường vốn đang chịu nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài? Thị trường sẽ ra sao sau khi đã chinh phục vùng điểm 1.000?…
BizLIVE ghi nhận nhận định của các chuyên gia tài chính chứng khoán xoay quanh các vấn đề trên.
Bước ngoặt quan trọng, kỳ vọng con số 677 triệu USD đổ vào thị trường
(Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô thị trường – CTCP Chứng khoán BIDV)
Theo tôi, Việt Nam được đưa vào danh mục theo dõi trong kỳ này của FTSE Russell là bước ngoặt quan trọng với thị trường chứng khoán. Chỉ số thị trường được nâng hạng là kết quả của loạt cải cách dẫn đến việc thiết lập hệ thống thị trường đáng tin cậy, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và sau đó thu hút vốn nước ngoài.
Quy mô thị trường Việt Nam thời gian gần đây đã tăng rất mạnh và cần lực lượng nhà đầu tư có quy mô lớn tương ứng, qua đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường.
Phân bổ cho các thị trường mới nổi, tỷ trọng bình quân của Malaysia và Thái Lan khoảng 3% và 4% trong khi Indonesia và Philipines khoảng 2% và 1,5%. Trong trường hợp Việt Nam lọt vào danh mục thị trường mới nổi, nếu với tỷ trọng bình quân 1% thì riêng các quỹ ETF sẽ phân bổ lại tỷ trọng mua vào ở thị trường Việt Nam khoảng 1,6 tỷ USD. Nếu Việt Nam vào danh mục thị trường mới nổi sơ cấp của FTSE thì các ETFs sẽ mua vào 677 triệu USD.
Trước mắt, thị trường sẽ có những phản ứng tích cực về tâm lý với thông tin này. Trong dài hạn, dòng vốn lớn từ các quỹ ETFs sẽ đổ vào Việt Nam khi chúng ta lần lượt đáp ứng các tiêu chí của FTSE Russell và MSCI.
Nhà đầu tư cần làm gì để đón đầu cơ hội?
(Ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Everest)
Video đang HOT
Tôi nghĩ đây là thông tin khá tích cực với thị trường chứng khoán Việt và không nằm ngoài dự đoán của nhiều công ty chứng khoán trước đây. Trước đó các công ty đã đưa ra lộ trình khả năng chứng khóa Việt đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng.
Nhưng cũng cần nói rõ với nhau rằng đưa vào danh sách theo dõi chứ không đồng nghĩa với việc TTCK Việt được chấp thuận nâng hạng lên thị trường mới nổi. Điều này còn tùy thuộc nhiều yếu tố nhưng cũng là một cái giúp các nhà đầu tư định hướng trong việc hoạch định kế hoạch đầu tư trong thời gian tới nếu như việc việc nâng hạng trở thành sự thật. Cơ quan quản lý phải làm gì, các nhà đầu tư cũng phải định hướng tại vì chúng ta biết khi được nâng hạng dòng tiền sẽ tham gia rất mạnh vào thị trường thì nên đón đầu cơ hội đó.
Về khả năng chính thức được nâng hạng tôi nghĩ là cao bởi hiện chúng ta đang sửa đổi Luật Chứng khoán, một trong những tiêu chí quan trọng. Hai nữa quy mô thị trường hiện cũng bắt đầu tương đối lớn và khả quan. Nền kinh tế đang giữ vững tăng trưởng, sản phẩm mới đặc biệt là hợp đồng tương lai đang xúc tiến và sắp đưa vào vận hành trong năm sau. Định hướng của nhà đầu tư bây giờ phải xác định được danh mục để khi thị trường được nâng hạng sẽ được hưởng lợi từ việc tăng giá cổ phiếu.
Khi thị trường chinh phục vùng 1.000 điểm tôi cho rằng đây vùng tâm lý, nó thuộc về mặt thời gian để chinh phục chứ không phải mốc quá khó khăn. Tôi cho rằng dòng tiền khối ngoại là lực đỡ vừa rồi khi họ đã quay trở lại mua ròng. Ngoài ra không ngoại trừ khả năng khối ngoại họ cũng dự đoán được việc FTSE đưa chứng khoán Việt vào danh sách theo dõi nâng hạng.
Tác động ngắn hạn với mức độ vừa phải
( Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam)
Tôi nghĩ thông tin FTSE đưa chứng khoán Việt vào danh sách xem xét nâng hạng có tác động tích cực mang tính chất ngắn hạn và mức độ ở mức vừa phải chứ không quá lớn. Bởi để được chính thức nâng hạng thì ít nhất chúng ta phải chờ một năm sau. Bên cạnh đó tôi nhận thấy nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào việc nâng hạng của MSCI nhiều hơn.
Dĩ nhiên vô được FTSE vẫn là tin tốt tuy nhiên tác động là ít bởi việc đó chỉ là xem xét được theo dõi nâng hạng. Trên thực tế đã từng có rất nhiều nước như Ả Rập Xê Út được vào danh sách theo dõi nâng hạng năm 2015 nhưng mãi đến năm 2018 mới chính thức được nâng hạng, còn Kuwait mất đến 9 năm thì mới vô được nên phải chính thức được nâng hạng mới có tác động lớn tới thị trường.
Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng MSCI đưa chứng khoán Việt vào danh sách theo dõi nâng hạng bởi họ đánh giá MSCI cao hơn FTSE. Họ cho rằng FTSE tiêu chuẩn thấp hơn MSCI. Tuy nhiên trong trường hợp FTSE đưa chứng khoán Việt vô danh sách theo dõi thì MSCI có thể nâng vị trí thị trường của chúng ta lên cao hơn một chút.
Theo tôi nghĩ bây giờ việc tốt nhất vẫn là chính thức được nâng hạng chứ việc được xem xét cũng rất vô chừng. Nhưng ít nhất điều này cũng được gọi là ghi nhận những thành tựu, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt thời gian qua.
Thị trường hiện đang trong xu hướng tích cực nhưng bây giờ dòng tiền cần mang tính chất bền vững để vượt qua được vùng kháng cực tiếp theo. Trước tiên là 1.030 điểm, 1.080 điểm và 1.100 điểm. Tôi cho rằng nếu VN-Index đi qua được vùng 1.030 điểm sẽ tiến tới vùng 1.080 điểm. Nhưng tôi nhận thấy là khó bởi vùng 1.080 điểm và 1.100 điểm là vùng kháng cực cực mạnh.
Điểm sáng hiện nay trên thị trường đó là nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau thời gian bán ròng dù lực mua ròng chưa mạnh nhưng cũng đã mang tính chất tích cực hơn. Điểm nữa là thanh khoản trên thị trường đang có xu hướng tăng dần đều lại sau giai đoạn ở mức thấp.
Dòng tiện ngoại sẽ tiếp tục tăng
(Ông Lê Đức Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán dầu khí -PSI)
Việc được vào danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE Russell cho thấy các tổ chức xếp hạng đã có những đánh giá tích cực hơn về thị trường. Khi đủ tiêu chí, các tổ chức nước ngoài sẽ giải ngân.
Theo tôi từ nay đến năm 2020, xu hướng dòng tiền ngoại đổ vào thị trường sẽ còn tiếp tục tăng về quy mô.
Trước mắt, do một số chỉ tiêu định tính như tỷ lệ sở hữu nước ngoài, sự tự do của dòng vốn, công bố thông tin bằng tiếng Anh, có trung tâm thanh toán bù trừ… chưa đáp ứng nên có thể cần một lộ trình 6 tháng hoặc 1-2 năm để thay đổi. Và sẽ không thể ngày một ngày hai là để các doanh nghiệp đáp ứng. Thị trường cần thời gian. Khó nhất là tiêu chí về thị trường ngoại hối, hiện vẫn đang loay hoay dòng tiền ngoại vẫn chưa được ra vào tự do.
Dù vậy, nhà đầu tư nên nhìn xa hơn và có niềm tin vào xu thế đi lên của thị trường. Quy mô vốn hóa so với 10 năm trước đã tăng lên 4 triệu tỷ đồng, tương đương 81% GDP, và hiện VN-Index vẫn đang “lừng lững” đi lên.
HUYỀN TRÂM – MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Thị trường tăng có phải do nâng hạng?
Hơn 1 năm qua, "nâng hạng thị trường" là một trong những câu chuyện nhận được nhiều sự quan tâm của NĐT, cũng như tạo ra rất nhiều kỳ vọng cho TTCK. Nay với việc FTSE đã chính thức đưa TTCK Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng thị trường mới nổi, tác động của việc nâng hạng sẽ có nhiều thay đổi mang tính quan trọng.
Củng cố tâm lý, tích lũy dài hạn
Trước tiên, hãy xem xét VN Index phản ánh thế nào với thông tin nâng hạng. Thông tin này xuất hiện rộng rãi vào sáng ngày 27-9, qua nhiều kênh thông tin chính thống lẫn mạng xã hội, trang cá nhân, rất nhiều người làm trong ngành chứng khoán tỏ rõ sự hồ hởi.
Điều này phần nào lan tỏa khi thị trường bắt đầu giao dịch tăng, nhưng kèm theo có cả sự thận trọng. Và phần lớn những phiên giao dịch đi kèm với tâm lý hứng khởi thường VN Index sẽ tăng vào tầm 1% trở lên, nhưng VN Index phiên 27-9 dù có tin tốt cũng chỉ tăng được 5,76 điểm, tương đương 0,57% lên 1.015,37 điểm.
Vai trò của nâng hạng mang tính chất củng cố tâm lý NĐT, cũng như nền tảng thị trường về mặt dài hạn, còn diễn biến ngắn hạn của VN Index phụ thuộc vào giá CP, điểm số và các thông tin hỗ trợ ngắn hạn, như KQKD quý III-2018.
Trong phiên này, lúc tăng mạnh nhất VN Index cũng chỉ tăng được 8 điểm, nghĩa là cũng chưa đến 1% điểm số. Lực đẩy chính cho VN Index tăng trong phiên này phần lớn nằm ở một số CP có vốn hóa lớn, trong khi rất nhiều blue chips, penny hay mid cap rơi vào trạng thái phân phối ở các vùng giá tham chiếu hoặc dưới tham chiếu.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi VN Index tiếp tục lặp lại trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng" trong phiên 28-9, khi chỉ số tăng được 1,76 điểm lên 1.017,13 điểm, và lực tăng chủ đạo nằm ở nhóm CP ngân hàng.
Có 2 cách lý giải cho diễn biến trên. Thứ nhất, dường như thị trường ở trạng thái có tin ra là bán, nên VN Index mới không bật tăng mạnh trước thông tin quan trọng như vậy. Tuy nhiên, cách lý giải này chỉ đúng khi thông tin đó đã được đem ra bàn luận, mổ xẻ từ trước và nhận được nhiều kỳ vọng. Thực tế thời điểm nâng hạng được bàn nhiều nhất là cuối năm 2017 chứ không phải tại hiện nay.
Vì vậy, có thể thấy đối với những NĐT cá nhân, việc nâng hạng là một sự bất ngờ hơn là những kỳ vọng trong những ngày gần đây. Một dẫn chứng nữa chính động thái của khối ngoại trong 2 phiên 27 và 28-9, tức sau khi tin nâng hạng xuất hiện đều là mua ròng. Trên sàn HOSE, khối này gom ròng trong 2 phiên lần lượt 101 và 211 tỷ đồng, giá trị rất khả quan. Rõ ràng hiệu ứng có tin ra là bán cũng không hợp lý với động thái của khối ngoại.
Thứ hai, từ 890 điểm đầu tháng 7, VN Index hiện tăng lên hơn 1.010 điểm, nghĩa là đã tăng đến hơn 120 điểm sau khoảng 3 tháng. Đây là mức tăng cực kỳ tích cực, và phải thành thực mà nói cách đây 1 tháng khả năng VN Index có thể trụ được trên ngưỡng 1.000 điểm của VN Index không phải ai cũng nghĩ đến.
Phần lớn, quãng đường đi lên của VN Index những tháng qua phát xuất từ nội tại của thị trường, tức là giá CP rẻ, VN Index điều chỉnh đủ mạnh để bật lên trở lại hơn là một thông tin rõ nét gì mang tính trợ lực. Theo một số chỉ báo kỹ thuật, ngưỡng 1.020 điểm có thể là ngưỡng cản trong ngắn hạn của chỉ số này. Nói đến đây, có thể phần nào tách bạch được ảnh hưởng của thông tin nâng hạng với diễn biến của thị trường.
Tháng 10 có gì hay?
Trong một chừng mực nào đó, phản ứng của thị trường với thông tin nâng hạng 2 phiên cuối tuần cũng là một tín hiệu cảnh báo rằng, sự hưng phấn thái quá với những câu chuyện được nhắc đến nhiều trong quá khứ sẽ không có lợi trong ngắn hạn. Thông tin càng xuất hiện về sau, lặp lại nhiều lần sẽ được tiếp thu một cách thận trọng hơn.
Vì để được chính thức nâng hạng, thị trường Việt Nam sẽ cần tiếp tục duy trì, cải thiện tốt hơn các tiêu chí được đề ra và thời gian tối thiểu xem xét là 1 năm. Khoảng thời gian này không phải quá dài, nhưng chắc chắn không ngắn. Vì vậy, từ chỗ "dự bị" lên đến "chính thức" nâng hạng, thị trường Việt Nam sẽ còn rất nhiều câu chuyện, cũng như chuyển động đáng theo dõi.
Hôm nay cũng là phiên giao dịch đầu tiên của tháng 10, cũng là của quý cuối cùng năm 2018, tất nhiên đây là một tháng rất đáng chờ đợi của thị trường Việt Nam, bởi thống kê trong những năm gần đây, các quý IV-2018 thường đem lại các diễn biến bất ngờ, phần nhiều là tích cực.
Có 2 thông tin mang tính chất bản lề cho TTCK trong tháng 10 nói riêng và quý IV-2018 nói chung. Thứ nhất, đây là mùa công bố KQKD quý III mà các thông số trong BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trong quý này gần như bộc lộ về bức tranh của cả năm. Cụ thể khả năng doanh nghiệp có hoàn thành được kế hoạch năm hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả của quý III.
Nhưng ở đây lại có vấn đề quý III vốn là quý quan trọng, báo cáo lại không phải soát xét, nên có thể sẽ có những toan tính nhất định cả về số liệu lẫn thời gian trong việc công bố số liệu ra bên ngoài. Doanh nghiệp ngoài chuyện cân nhắc hạch toán doanh thu, lợi nhuận, chi phí... bao nhiêu cũng phải nhìn cả diễn biến thị trường. Điều này có thể tạo ra một khoảng trống thông tin trong 20 ngày đầu của tháng 10.
Tất nhiên doanh nghiệp nào làm ăn tốt, chịu công bố sớm, đương nhiên CP hưởng lợi, nhưng nếu số lượng không nhiều, không tạo ra ảnh hưởng lên cả thị trường. Khoảng 20 ngày đầu tháng 10 có khả năng VN Index sẽ kiểm nghiệm khả năng xây chắc ngưỡng hỗ trợ 1.000 điểm và thị trường sẽ có nhiều biến động.
Quyết định thành công giai đoạn này phụ thuộc khả năng lựa chọn nhóm ngành CP thu hút dòng tiền cũng như báo hiệu kết quả tốt. Thông tin kế tiếp cũng đáng chờ đợi liên quan đến hoạt động thoái vốn của Nhà nước trong những tháng cuối năm để đảm bảo đúng như lộ trình đã được chuẩn bị. Nghĩa là nguồn hàng hóa có khả năng phong phú hơn, cung tăng lên nếu đi kèm với chất lượng cũng sẽ thu hút được dòng tiền và tạo ra thanh khoản tốt cho thị trường.
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, giá trị giao dịch khớp lệnh tại HOSE đã lên đến hơn 5.100 tỷ đồng, đây là một con số cực kỳ tích cực và phải khá lâu rồi mới quay trở lại. Có thể nói thông tin nâng hạng về mặt dài hạn, kỳ vọng KQKD quý III-2018 cùng với nguồn cung hàng hóa sẽ giúp cho thị trường trong tháng 10 sẽ có nhiều diễn biến bất ngờ và thực sự sôi động.
Thái Ca
Theo saigondautu.com.vn
Vài chục tỷ USD vốn ngoại chuẩn bị "đổ vào" ngay khi chứng khoán Việt được nâng hạng "Tôi cho rằng việc chứng khoán Việt Nam được nâng hạng chỉ là vấn đề thời gian, không phải do các điều kiện. Nó không xảy ra kịp trong 2019 thì sẽ là 2020. Dòng vốn nước ngoài sẽ đổ vào thị trường với quy mô có thể lên đến vài chục tỷ USD", ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công...