Chứng khoán Việt đang rẻ hơn khu vực
Thị trường chứng khoán năm 2019 được coi là một năm thất bát với nhiều nhà đầu tư, nhưng ở góc độ vĩ mô, các doanh nghiệp vẫn gặt hái được thành công từ thị trường chứng khoán khi số vốn huy động trên thị trường tiếp tục tăng.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Yuanta, tổng số vốn huy động từ thị trường chứng khoán năm 2019 là 171.344 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với con số 137.737 tỷ đồng của năm 2018.
Số vốn huy động từ phát hành cổ phiếu tương đương năm ngoái, nhưng giá trị vốn huy động từ kênh trái phiếu tăng lên đáng kể, các doanh nghiệp trên sàn đã phát hành hơn 100.000 tỷ đồng trái phiếu huy động vốn.
Kỳ vọng rằng, các doanh nghiệp niêm yết sẽ sử dụng hiệu quả số vốn huy động trên để tiếp tục đầu tư phát triển, vượt qua những khó khăn trước mắt và tạo đà cho tăng trưởng các năm tiếp theo.
Bước sang năm 2020, rất khó để dự báo về tăng trưởng của các doanh nghiệp niêm yết, bởi ngành hàng nào cũng có những khó khăn, thách thức.
Cơ hội không đến với tất cả cổ phiếu thuộc nhóm ngành cụ thể, nhưng sẽ đến với cổ phiếu của những doanh nghiệp có lợi thế nhất trong nhóm ngành đó và xu hướng dòng tiền chọn lọc cổ phiếu tiếp tục diễn ra.
iểm thuận lợi hiện nay là định giá thị trường chứng khoán Việt Nam đang thấp tương đối so với các nước trong khu vực.
Video đang HOT
Theo số liệu của Yuanta vào đầu tháng 12/2019, mức P/E trượt 12 tháng của VN-Index là 15,9 lần, thấp hơn so với các thị trường trong khu vực như SET của Thái Lan là 18,8 lần, JCI của Indonesia là 18,8 lần, PCOMP của Philippines là 16,8 lần.
Trong khi đó, hệ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) trung bình của thị trường Việt Nam cao nhất trong khu vực, đạt 14,75% và lợi suất cổ tức trung bình là 2,07%, bằng mức trung bình trong khu vực.
Các chỉ tiêu này cho đến đầu năm 2020 vẫn không thay đổi nhiều. Trong khi đó, mùa đại hội đồng cổ đông sắp tới sẽ có thêm thông tin về chia cổ tức, hỗ trợ giá cổ phiếu đang ở mặt bằng khá thấp.
Thị trường tuy chưa được dòng tiền hậu thuẫn để tăng điểm, nhưng khả năng giảm sâu khó diễn ra, bởi nhiều cổ phiếu đang ở vùng giá đáy của năm trước, trong khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn hoàn thành kế hoạch như nhóm cổ phiếu ngân hàng thương mại, nhóm doanh nghiệp sản xuất, cổ phiếu vừa và nhỏ thị giá thấp có lịch sử trả cổ tức/thị giá hấp dẫn.
Trong báo cáo về thị trường năm 2020, Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận định, năm nay, tăng trưởng lợi nhuận và lợi nhuận trên mỗi cổ phần ( EPS) của các doanh nghiệp niêm yết dự báo sẽ phục hồi về mức hai con số, sau năm 2019 gần như đi ngang.
Trong bối cảnh dòng tiền dành cho kênh chứng khoán dự kiến không còn dồi dào như giai đoạn từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2018, hoạt động đầu tư có sự chắt lọc kỹ càng hơn, hướng đến các doanh nghiệp có sự tăng trưởng thực chất từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Theo đó, đà tăng điểm của VN-Index trong năm 2020 được Chứng khoán Rồng Việt dự báo sẽ ở mức vừa phải và theo sát các yếu tố cơ bản, chỉ số có thể dao động trong vùng 950 – 1.120 điểm.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Các công ty chứng khoán ưa thích các ngành, cổ phiếu nào trong năm 2020?
Báo cáo chiến lược của một số công ty chứng khoán (CTCK) cho thấy thị trường chứng khoán năm 2020 sẽ có phần tích cực hơn nhưng không có quá nhiều bước tiến đáng kể.
Đa phần các tổ chức này cho rằng diễn biến năm 2020 vẫn có sự tương đồng với 2019 và VN-Index có thể vượt được mốc 1.000 điểm. Một số cổ phiếu của các ngành như ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp... được dự báo sẽ có triển vọng tốt ở năm 2020.
VN-Index kết thúc năm 2019 với việc chỉ tăng 7,67% so với cuối 2018 và đạt 960,99 điểm. Bước sang năm 2020, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ có diễn biến tích cực hơn. Đến nay, nhiều CTCK đã công bố báo cáo chiến lược đầu tư 2020 và đều dự báo VN-Index có thể vượt được mốc 1.000 điểm.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng những kỳ vọng, khó khăn và rủi ro tiềm ẩn đối với TTCK Việt Nam không khác biệt nhiều so với năm 2019 bao gồm kỳ vọng về tiến độ thoái vốn và cổ phần hóa DNNN, về khả năng thăng hạng của thị trường. Dù vậy, sẽ chưa có những bước tiến đáng kể ở các sự kiện này trong năm 2020. Xét về mặt dòng tiền, sẽ khó hy vọng có sự gia nhập của dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt khi mà sự tăng trưởng khả quan ở các nền kinh tế phát triển khiến các thị trường cận biên trở nên kém hấp dẫn.
Mức tăng điểm của VN-Index trong 2020 sẽ vừa phải và theo sát yếu tố cơ bản hơn là do sự thổi phồng về giá. Theo đó, VDSC dự báo VN-Index sẽ dao động trong vùng 950 - 1.120 điểm. Theo VDSC, trong bối cảnh dòng tiền dành cho kênh chứng khoán sẽ không còn dồi dào như giai đoạn cuối 2016 - đầu 2018, việc đầu tư cũng cần có sự chắt lọc kỹ càng, hướng đến các doanh nghiệp có sự tăng trưởng thực chất từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng cho rằng xu hướng chung các chỉ số trong năm 2020 sẽ có sự tương đồng nhất định với năm 2019. Cụ thể, diễn biến chủ đạo trong năm 2019 của VN Index là dao động trong biên độ tương đối lớn khoảng 150 điểm. Trong năm 2020, VCBS cho rằng VN Index sẽ có xu hướng vận động quanh một "nền" giá cao hơn nên biên độ dao động cũng sẽ tăng và nằm trong khoảng 170-180 điểm, còn HNX Index sẽ dao động trong vùng 105-110 điểm. Mức cao nhất trong năm 2020 của các chỉ số chính được dự báo tăng khoảng 5-10% so với đỉnh của năm 2019. Thanh khoản (bao gồm cả giao dịch khớp lệnh và giao dịch thỏa thuận trên cả HSX và HNX) với khối lượng và giá trị giao dịch trung bình phiên được kỳ vọng tăng 10% so với năm trước.
Theo quan điểm của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index năm 2020 có thể đóng cửa ở mức 1.070-1.110 điểm. Dự báo báo của BVSC dựa trên quan điểm P/E hiện nay là hợp lý. Cụ thể, hiện PE thị trường đang ở mức dưới mức 15,9 lần, dưới mức trung bình 3 năm và tương đương -1 lần độ lệch chuẩn. Với dự báo tăng trưởng EPS 10,5%, PE 2020 dự kiến ở mức 14,5 lần, thấp hơn so với mức PE hiện nay và đây là một điểm nhấn tạo ra sự hấp dẫn cho thị trường trong năm 2020.
Còn theo Chứng khoán BIDV (BSC), thị trường trong quá trình hình thành vùng tích lũy sau khi tạo đỉnh năm 2018. Mặt bằng cổ phiếu đã giảm về mức hợp lý và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn duy trì tốt là cơ sở cho việc tạo nền giá hỗ trợ thị trường trong năm 2019. BSC sử dụng 3 phương pháp P/E, phương pháp cổ phiếu trọng số lớn, phương pháp phân tích kỹ thuật để dự báo VN-Index. VN-Index được dự báo có vận động giá từ 800,3 điểm đến 1.265,6 điểm với vùng giá trọng tâm tại 1.100 điểm vào cuối năm 2020.
Nhóm ngành, cổ phiếu có cơ hội tăng tốt trong năm 2020
Bên cạnh những dự báo về thị trường chung, các CTCK cũng đưa ra những nhận định về từng ngành, cổ phiếu ưu thích trong năm 2020. VDSC tin rằng các ngành liên quan đến tiêu dùng vẫn được đánh giá tích cực nhất, như công nghệ, bán lẻ, F&B (thực phẩm và đồ uống) và ngân hàng. Ngoài ra, VDSC cũng đánh giá tích cực với bất động sản khu công nghiệp, dầu khí và ô tô - phụ tùng. Các cổ phiếu khuyến nghị bao gồm FPT, MWG, PNJ, QNS, SMB, BID, VPB, KBC, PVD, PVT và DRC.
Trong khi đó, VCBS kỳ vọng vào một số nhóm doanh nghiệp với lợi thế đặc thù sẽ có chuyển biến tích cực vượt hơn so với phần còn lại trên thị trường. Đầu tiên là những doanh nghiệp tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi và được hưởng lợi từ hoạt động chuyển dịch sản xuất do tác động của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tiêu biểu là nhóm cảng biển - logistics. Thứ 2 là nhóm doanh nghiệp phát triển bất động sản triển khai dự án xung quanh các đô thị loại 1. Ngoài ra, cũng không thể không kể đến nhóm doanh nghiệp với "câu chuyện riêng" liên quan đến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, mua bán sáp nhập, niêm yết mới... Các cổ phiếu được VCBS đánh giá triển vọng trong 2020 là MBB, CTG, NLG, VRE, HPG, VGC, ACV, HVN, MWG, PNJ, PVD, MSH, PHR và DRC.
BVSC không đưa ra khuyến nghị ngành nghề hay cổ phiếu cụ thể nào cho năm 2020 nhưng đơn vị này cho rằng Nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào tỷ trọng lợi nhuận toàn thị trường 2020. Nhóm ngành này dự báo có lợi nhuận tăng trưởng trên 20% trong năm 2020 với sự đóng góp lớn của VCB. Một số nhóm ngành phi tài chính khác như thép (HPG), bản lẻ (MWG), công nghệ thông tin (FPT) cũng sẽ có lợi nhuận sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình của thị trường trong năm 2020.
Theo Bình An
NDH
Loạt khó khăn chực chờ Vietinbank trong năm 2020 Các quy định mới của NHNN sẽ hạn chế khả năng mở rộng biên lãi ròng của các ngân hàng quốc doanh trong khi tác động tới các ngân hàng tư nhân sẽ là đa chiều. Kết phiên giao dịch cuối năm 2019, cổ phiếu CTG của Vietinbank đóng cửa tại mức 20.900 đồng/cp, ghi nhận mức tăng 11% trong vòng 1 năm...