Chứng khoán Việt cần yếu tố kích hoạt dòng tiền lớn
Thị trường thời gian tới cần những thông tin đủ mạnh để kích hoạt dòng tiền quay trở lại.
Chứng khoán Việt cần yếu tố kích hoạt dòng tiền lớn . Ảhh minh họa: TTXVN
Tính đến tháng 5/2019, VN – Index đã có nhịp phục hồi khá tốt cùng với xu hướng thế giới với mức tăng trưởng 9,4% so với đầu năm. Tuy nhiên, bước vào tuần đầu tiên của tháng 6, thị trường có những phiên sụt giảm mạnh khi tâm lý nhà đầu tư bị “đè nặng” bởi diễn biến tiêu cực từ các thông tin vĩ mô từ thế giới, trong khi không có thêm thông tin tích cực hỗ trợ. Theo một số chuyên gia, thị trường đang rất cần những thông tin đủ mạnh để kích hoạt dòng tiền lớn quay trở lại.
Theo nhóm phân tích đến từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB – MBS, sau quý I tăng trưởng tương đối mạnh của VN – Index (9,9%), thị trường chứng khoán quý II trở nên khó khăn hơn khi bắt đầu bước vào nhịp điều chỉnh với sự suy yếu của cả 4 nhóm Index (VN30 – Midcap – Smallcap và VN – Index); trong đó, hiệu suất của VN30 tính đến tháng 5/2019 đang kém hơn các nhóm Index khác một phần do ảnh hưởng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
Liên tiếp những phiên giao dịch đầu tháng 6, chỉ số VN – Index lao dốc mạnh. Đến phiên cuối tuần (7/6), VN – Index tăng hơn 10 điểm lên 958,28 điểm để tiến sát mốc cuối tháng 5 (959,88 điểm). Như vậy, thị trường đang có những diễn biến “lình xình”. Bên cạnh đó, thanh khoản trung bình phiên trong 6 tháng đầu năm 2019 có xu hướng giảm so với đỉnh thanh khoản năm 2018 và đang thấp hơn mức trung bình của năm 2017.
Ông Lê Ngọc Nam, Phó trưởng Phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho rằng, trong những phiên tuần đầu tháng 6, VN – Index giảm mạnh xuống ngưỡng 945 điểm, trong khi thanh khoản các phiên giao dịch gần đây đạt khoảng 1.900 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ số VN – Index đã giảm xuống thấp. Đây là ngưỡng hỗ trợ tương đối mạnh, khả năng những tuần còn lại của tháng 6, thị trường sẽ có sự hồi phục nhất định.
Hiện tại, các thông tin về thị trường chứng khoán Mỹ, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng sức ảnh hưởng sẽ không mạnh như trước.
Ông Lê Ngọc Nam, Phó trưởng Phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI. Ảnh: BNEWS/TTXVN
Về tác động trong nước, theo ông Nam, quý II/2019, đa số kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được dự báo sẽ không được khả quan nên sẽ có những tác động không như kỳ vọng lên thị trường.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Việt Đức, chuyên gia chứng khoán đến từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB – MBS nhìn nhận, tuần đầu tiên của tháng 6, thanh khoản thị trường rất thấp (dưới 2.000 tỷ đồng mỗi phiên giao dịch).
Điều này thể hiện dòng tiền lớn đứng ngoài thị trường. Hiện tại, chưa có nhân tố kích hoạt dòng tiền quay trở lại, trong khi rủi ro từ các thông tin vĩ mô trên thế giới tiếp tục gia tăng, đơn cử như cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn biến rất khó lường.
Chuyên gia chứng khoán đến từ MBS cho rằng, trong tháng 6, thị trường sẽ bắt đầu chịu ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh quý II được dự báo sẽ không được tích cực như năm ngoái. Vì vậy, thị trường có thể diễn biến tích lũy đi ngang, chưa có xu hướng rõ ràng.
Thực tế, sự điều chỉnh của thị trường Việt Nam kể từ cuối tháng 3 một phần là do xu hướng điều chỉnh của các thị trường lớn trên thế giới, phần nữa là do xu hướng giảm tăng trưởng thu nhập của các doanh nghiệp. Kết thuc quy I/2019 tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết đã giảm 1,2% so với cùng kỳ.
Theo ông Nguyễn Việt Đức, thị trường thời gian tới cần những thông tin đủ mạnh để kích hoạt dòng tiền quay trở lại và thông tin này có thể đến từ thị trường thế giới. Chẳng hạn như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể hạ lãi suất sẽ là yếu tố kích hoạt dòng tiền vào thị trường.
Bên cạnh đó, việc cho ra đời sản phẩm mới chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant – CW) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) vào cuối tháng 6, cũng có thể là nhân tố khiến nhà đầu tư quan tâm đến thị trường, giúp thị trường tích cực trở lại.Dù vậy, có lẽ thị trường sẽ không có những nhịp giảm quá sâu khi vẫn có những yếu tố tích cực nâng đỡ.
Theo ông Nguyễn Việt Đức, thực tế, khối ngoại vẫn đang rót vốn vào Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn đang thu hút được dòng tiền này. Dù mức độ mua ròng của khối ngoại có thể không quá lớn như kỳ vọng.
Lực mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong quý I đã tác động khá tích cực cho thị trường khi lũy kế ròng khớp lệnh tăng lên mức 2.915 tỷ vào tuần giao dịch thứ 18 và sau đó giảm dần do hoạt động bán ròng tăng lên trong thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5.
Ông Nguyễn Việt Đức, chuyên gia chứng khoán tại MBS. Ảnh: BNEWS/TTXVN
Video đang HOT
Theo nhóm phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB – MBS, kinh tế Việt Nam đang là điểm sáng trong bối cảnh rủi ro toàn cầu gia tăng. Kinh tế Việt Nam 2019 vẫn hứa hẹn một năm tăng trưởng tốt với các cân đối vĩ mô ổn định mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ giảm nhẹ.
Dòng vốn FDI vẫn chọn Việt Nam là điểm đến. Bối cảnh xung đột thương mại Mỹ – Trung càng hỗ trợ Việt Nam thu hút FDI.
Tuy nhiên, theo nhóm phân tích đến từ MBS, dòng tiền đổ vào các thị trường tài sản sẽ khó tăng mạnh do biện pháp điều hành thận trọng của Ngân hàng Nhà nước.
Theo MBS, trong năm 2019, với diễn biến giá dầu và giá hàng hóa giảm trên toàn cầu, áp lực lạm phát của Việt Nam cũng sẽ ổn định.
Đánh giá về tình hình kinh tế thế giới, MBS cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 xuống 3,3% (cập nhật tháng 4/2019); trong đó, đà suy giảm tăng trưởng chủ yếu đến từ các nền kinh tế phát triển (Mỹ, EU, Nhật) và Trung Quốc.
Mặc dù đà tăng trưởng toàn cầu có xu hướng chậm lại nhưng mức tăng trưởng 3,3% vẫn là một con số tích cực. Tuy nhiên với rủi ro căng thẳng thương mại tăng cao, kéo theo sự gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế; trong đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 và 2021 có thể sẽ suy giảm đáng kể.
Trong trường hợp chiến tranh thương mại diễn ra trong thời gian dài, dòng vốn khó có thể hoàn toàn đứng ngoài thị trường, thay vào đó, dòng tiền có xu hướng chọn lọc mã cổ phiếu theo tiêu chí chất lượng và đầu tư giá trị.
Với tình hình vĩ mô trong nước và thế giới, MBS dự báo VN- Index năm 2019 có thể dao động trung bình quanh mốc 900 điểm, dao động trong khoảng từ 814 điểm đến 1.010 điểm.
Nhận định về diễn biến thị trường cho những tháng còn lại của năm 2019, ông Lê Ngọc Nam, Phó trưởng Phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho rằng, thị trường có thể dao động trong khoảng 940 đến 1.150. Cơ hội có thể xuất hiện tại một số mã cổ phiếu vừa và nhỏ thuộc ngành bất động sản.
Theo bnews.vn
Toàn cảnh bức tranh thị trường địa ốc TPHCM quý đầu năm 2019, đất nền được dự báo tiếp tục là kênh đầu tư hàng đầu
Theo quan sát diễn biến thị trường trong thời gian qua, DKRA Vietnam nhận thấy những biến động không ngừng về tỷ lệ nguồn cung và lượng tiêu thụ trong tất cả các phân khúc. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản từ cuối năm 2018 đến nay đang nổi lên những điểm nóng đáng chú ý, chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức trong tương lai.
Công ty DKRA Việt Nam vừa công bố báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản TPHCM trong quý 1/2019. Theo đó, trong quý này, ngoại trừ phân khúc nhà phố/biệt thự và condotel có sự tăng nhẹ cả cung và cầu so với quý trước. Các phân khúc còn lại, bao gồm đất nền, căn hộ, biệt thự biển đều sụt giảm nguồn cung và lượng tiêu thụ.
DKRA Vietnam ghi nhận có khoảng 2 dự án đất nền mới đáng chú ý được mở bán trong quý 1/2019 (bao gồm 1 dự án mới và 1 giai đoạn tiếp theo của dự án trước đó), cung ứng ra thị trường khoảng 259 nền, bằng 24% so với nguồn cung của quý 4/2018. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 86% nguồn cung mới, bằng 25% so với quý trước. Nguồn cung đất nền mới tập trung chủ yếu ở quận 9 của khu Đông và huyện Củ Chi của khu Bắc.
"Nhìn chung, thị trường giảm nhiệt cả cung và cầu. Giá bán đất nền không có nhiều biến động lớn kể từ giữa cuối năm 2018", ông Phạm Lâm - Tổng giám đốc DKRA Việt Nam, cho biết.
Cũng theo đơn vị này, nguồn cung và sức tiêu thụ của phân khúc căn hộ giảm mạnh trong quý 1/2019, đây là mức thấp nhất các quý từ năm 2016 đến nay. Cụ thể, nguồn cung mới chỉ đạt 25% so với quý 4/2018, bằng 26% so với cùng kỳ năm trước. Lượng tiêu thụ đạt 29% so với quý 4/2018 và 26% so với cùng kỳ năm trước.
Căn hộ loại B dẫn đầu nguồn cung mới toàn thị trường, không có dự án mới căn hộ loại C mở bán, căn hộ loại A và loại sang tiếp tục duy trì tỷ trọng lớn trong nguồn cung. Giá bán căn hộ trong quý duy trì xu hướng đi ngang từ giữa năm 2018.
Phân khúc nhà phố và biệt thự: Ghi nhận thông tin thị trường cho thấy, có 3 dự án đáng chú ý của phân khúc nhà phố/ biệt thự được mở bán trong Quý 1/2019 (1 dự án mới và 2 giai đoạn tiếp theo dự án trước đó), cung cấp ra thị trường 183 căn, bằng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 66% nguồn cung mới, bằng 34% so với cùng kỳ năm trước.
DKRA cho biết thêm thị trường có sự tăng trưởng nhẹ cả cung và cầu so với quý trước, nguồn cung chủ yếu tập trung ở khu Đông với các quận như Quận 9, Quận 2. Giá bán không có nhiều biến động và có xu hướng đi ngang.
Đối với phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, theo báo cáo trong quý 1/2019, thị trường đón nhận 2 dự án mới, cung ứng thị trường 188 căn biệt thự biển, bằng 31% quý trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 42% nguồn cung mới, bằng 25% quý trước. Nguồn cung và sức cầu giảm so với quý trước, nguồn cung sơ cấp trên thị trường hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, có khoảng 2 dự án condotel mới mở bán trong Quý 1/2019, cung ứng cho thị trường khoảng 1,751 căn condotel, hơn 12 lần so với quý trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 74%, hơn 31 lần sao với quý trước. Thị trường có dấu hiệu tăng nhẹ cả cung và cầu sau hơn một năm giảm mạnh. Nguồn cung sơ cấp condotel tập trung chủ yếu ở Khánh Hòa và Đà Nẵng.
Theo dự báo từ DKRA Việt Nam, đất nền tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu mặc dù thị trường thời gian gần đây có xu hướng giảm. Do đó, phân khúc đất nền quý 2/2019 có thể sẽ tăng mạnh so với Quý 1/2019, đặc biệt đất nền phân lô tại các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai.
Về nguồn cung căn hộ trên thị trường, mức dao động căn hộ được dự báo có thể sẽ lên đến mức 5,000 - 7,000 căn, nguồn cung và sức cầu của thị trường có thể tăng hơn so với quý 1, trong đó, khu Đông và khu Nam chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung. Phân khúc căn hộ loại A và B tiếp tục dẫn dắt thị trường, nguồn cung căn hộ loại C khan hiếm khi chưa có nhiều dự án mới sẵn sàng ra thị trường.
Ở phân khúc nhà phố/biệt thự, đơn vị nghiên cứu thị trường này dự báo nguồn cung không có nhiều biến động và dao động ở mức 200 - 300 căn, trong đó, khu Đông và khu Nam chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung và sức cầu phân khúc này có thể sẽ duy trì xu hướng đi ngang.
Dự báo trong ngắn hạn, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa có nhiều khởi sắc, sức cầu của thị trường không có nhiều thay đổi. Theo quan sát của DKRA Vietnam, nguồn cung condotel và biệt thự nghỉ dưỡng có thể sẽ tăng trong thời gian tới và tập trung chủ yếu ở những thị trường quen thuộc như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc và Bình Thuận...
Khách nước ngoài đến từ một số nước Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc... tiếp tục tìm đến thị trường bất động Việt Nam, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển các dự án cao cấp, hạng sang và bất động sản nghỉ dưỡng.
Theo ông Lâm, trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2017 đến nay, thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM chỉ ghi nhận sự sôi động ở phân khúc đất nền. Tuy nhiên, từ giữa năm 2018, sự chững lại của TP.HCM đã góp phần tỏa nhiệt đến các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu... và xa hơn là đến Bình Thuận.
Không chỉ gói gọn trong phân khúc đất nền, sự tăng nhiệt bắt đầu lan ra các phân khúc căn hộ, nhà phố/biệt thự,... với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn, được quy hoạch bài bản. Sự tăng trưởng đã đưa thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM và những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông lên một cấp độ phát triển mới, thiết lập những mặt bằng giá mới và hình thành nhiều điểm nóng đáng chú ý như Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa (tỉnh Long An), Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận),...
Tuy nhiên, việc hình thành những điểm nóng mới xung quanh TP.HCM cũng đối mặt nhiều thách thức cho việc hoàn thiện hạ tầng xã hội và hạ tầng giao thông kết nối vùng. Theo đó, TP.HCM và các tỉnh cần một chiến lược quy hoạch đồng bộ để tạo ra những đô thị vệ tinh, đầy đủ tiện ích.
Mặt khác, báo cáo nghiên cứu trên còn cho thấy sự tăng trưởng nóng của các tỉnh giáp ranh còn ẩn chứa nhiều rủi ro về biến động giá cả, thậm chí ở một số thời điểm đã xảy ra sốt giá, đẩy thị trường rơi vào trạng thái thiếu ổn định.
Dù vậy, sự tăng tốc của thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh và một vài địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông là cơ hội cho các nhà đầu tư, thu hút dòng tiền dịch chuyển từ TP.HCM và tạo điều kiện an cư cho những người trẻ, gia đình trẻ có thu nhập ổn định và nhu cầu ở thực.
Trên lợi thế phát triển hạ tầng giao thông có tính liên kết vùng cũng như những dự án nội tại của địa phương đã - đang và sẽ tiếp tục được Nhà nước đầu tư, sự chuyển biến tích cực của thị trường bất động sản các khu vực nêu trên không chỉ là sự đón đầu mà còn được nhận định như một luồng gió mới đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa ở địa phương, giải tỏa bớt áp lực cho thị trường bất động sản TP.HCM cả về dân số, nhà ở... đồng thời góp phần hiện thực vùng đô thị TP.HCM cũng như sự đô thị hóa của các địa phương.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
HPG giảm 36%, Công ty con trai Chủ tịch Trần Đình Long đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu Thương mại và đầu tư Đại Phong trước đó không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu HPG nào, đây là Công ty này do ông Trần Vũ Minh - con trai ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT CTCP Hòa Phát, làm Giám đốc. Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong vừa đăng ký mua vào 1 triệu cổ...