Chứng khoán tuần: VN-Index chuẩn bị vượt đỉnh, cổ phiếu ra sao?
VN-Index xác lập mức tăng gần 3% trong tuần qua, mức mạnh nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 8/2020. Thanh khoản cũng đã có sự gia tăng đáng kể so với tuần trước, bất chấp thị trường đang tiến gần tới đỉnh cao cũ trong tháng 10.
Thị trường đạt đỉnh cao nhất ngày 26/10 tính trên chỉ số VN-Index ở mức 970,15 điểm. Như vậy hiện khoảng cách chỉ còn khoảng 4 điểm nữa là chỉ số này san bằng mức đỉnh. Khoảng cách là không lớn nếu nhìn vào biên độ đều tăng trên 7 điểm trong hai phiên cuối tuần.
Sau khi có tuần điều chỉnh khá mạnh cuối tháng 10, thị trường đã quay đầu đi lên mạnh đáng kể, mặc dù không có bất kỳ thông tin hỗ trợ đặc biệt nào. Yếu tố hỗ trợ duy nhất có thể tính tới chỉ là đà tăng cũng rất tốt của thị trường chứng khoán quốc tế trong thời điểm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra. Chẳng hạn chỉ số DJI trong 2 tuần đầu tháng 11 tăng 11,24%, S&P500 tăng 9,64%. Mức tăng của VN-Index cùng thời gian là khoảng 4,4%.
Thị trường Việt Nam bắt đầu điều chỉnh sau khi kết thúc kết quả kinh doanh quý 3, do đó không thể nói rằng thị trường phục hồi ở thời điểm này do tác động của con số lợi nhuận doanh nghiệp. Mức định giá của thị trường cũng không phải là yếu tố hợp lý, vì tỷ lệ P/E của sàn HSX đến ngày 13/11 là trên 16 lần, trong khi tại đỉnh cao nhất đầu tháng 6 vừa qua, P/E cũng xấp xỉ 15 lần. VN-Index đã đi cao hơn 7,4% giữa hai thời điểm.
Việc thị trường chỉ điều chỉnh khoảng 4,3% sau 3 tháng tăng hơn 22,4% là mức giảm rất nhẹ so với bất kỳ nhịp tăng trên 20% nào đã từng xảy ra trước đây. Điều này thường chỉ xảy ra nếu như thị trường xuất hiện yếu tố hỗ trợ đột biến nào đó hoặc dòng tiền trên thị trường quá lớn kết hợp với kỳ vọng cao.
Yếu tố hỗ trợ mới hầu như không xuất hiện trong nước, nhưng kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ cách biệt đáng kể cũng như việc không xuất hiện “làn sóng xanh” – hiện tượng đảng Dân chủ chiếm ưu thế ở lưỡng viện – đã giúp chứng khoán Mỹ thoát khỏi nỗi lo ngại chính và bật tăng mạnh. Diễn biến của thị trường Mỹ hầu như có tác động mạnh đến tất cả các thị trường chứng khoán khác, thậm chí còn lấn át cả nỗi lo bùng phát dịch Covid-19.
Yếu tố tâm lý là lực hỗ trợ chính đối với thị trường trong nước cũng có tác động lớn từ bên ngoài. Trên thực tế “năng lượng” dòng tiền trong nhịp tăng 11 phiên này thấp hơn đáng kể dòng tiền trong nhịp tăng 18 phiên đầu tháng 10. Cụ thể, nhịp tăng từ 1/10 đến 26/10 có mức khớp lệnh trung bình 7.995 tỷ đồng/phiên. Nhịp tăng từ 30/10 tới 13/11 có giá trị khớp lệnh trung bình 6.773 tỷ đồng/phiên. Mức giảm hơn 15% về thanh khoản giữa hai nhịp tăng thể hiện động lực tăng hiện tại yếu hơn.
Tuy nhiên về mức tăng, VN-Index trong nhịp tăng 11 phiên hiện tại có mức tăng điểm số trung bình là 3,71 điểm/phiên trong khi nhịp tăng 18 phiên đầu tháng 10 chỉ đạt trung bình 2,04 điểm/phiên. Nguyên nhân là nhịp tăng hiện tại gấp rút hơn về mặt thời gian, có sự xuất hiện luân phiên bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM, VCB, GAS, VNM, BID nên chỉ số hầu như không điều chỉnh tích lũy mà tăng liên tục.
VN-Index tăng gấp gáp hơn và dựa trên hiện tượng luân phiên kéo trụ nên xuất hiện hệ quả tất yếu là không phải cổ phiếu nào cũng có cùng tốc độ tăng, cũng như không đạt thời điểm phản ứng với đỉnh cũ tương tự chỉ số. Nói đơn giản, hiện VN-Index đang quay lại đỉnh cao cũng trong tháng 10, nhưng đa số cổ phiếu thì chưa.
Thống kê với nhóm VN100 bao gồm 100 cổ phiếu chất lượng nhất sàn HSX thì hiện có 28 mã đã vượt qua đỉnh cao tháng 10 và khoảng 14 mã đang ngấp nghé đỉnh cao tháng 10 với biên độ nhỏ hơn 1%.
Như vậy dù tính chung cả hai nhóm cổ phiếu này thì cũng chưa tới một nửa số cổ phiếu trong rổ VN100 có điều kiện kiểm tra đỉnh cao cũ cùng lúc với chỉ số. Riêng với rổ VN30, chỉ có 10 cổ phiếu hiện tại đang ở giá xấp xỉ hoặc cao hơn mức giá đỉnh trong tháng 10. Đây là tỷ lệ rất nhỏ ở các blue-chips, dù nhóm này gần như có các biến động giá tương đồng với VN-Index.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 13/11
Giá đóng cửa ngày 6/11
Mức giảm (%)
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 13/11
Giá đóng cửa ngày 6/11
Mức tăng (%)
TLD
6.82
8.7
-21.61
PET
14.1
10.5
34.29
SVT
13.8
16
-13.75
L10
16.45
12.65
30.04
KOS
27.75
31.65
-12.32
TVB
10
8.21
21.8
MCP
25.1
28.45
-11.78
VAF
11.2
9.22
21.48
TDG
2.14
2.4
-10.83
TNC
32.9
27.25
20.73
HRC
Video đang HOT
42.4
46.85
-9.5
NKG
10
8.33
20.05
CIG
1.66
1.79
-7.26
POM
6.51
5.45
19.45
HUB
18.4
19.78
-6.97
HTN
37.9
32.06
18.22
RIC
4.65
4.98
-6.63
NTL
20.9
17.7
18.08
OGC
7.55
8.06
-6.33
TLH
4.65
4.05
14.81
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 13/11
Giá đóng cửa ngày 6/11
Mức giảm (%)
Mã CK
Giá đóng cửa ngày 13/11
Giá đóng cửa ngày 6/11
Mức tăng (%)
TJC
6.5
8.3
-21.69
ARM
20.3
15.4
31.82
VE3
6
7.4
-18.92
VC6
8
6.1
31.15
HKT
6.5
8
-18.75
PSD
16.7
13
28.46
VGP
21.9
26
-15.77
KSD
4.8
3.8
26.32
GIC
15.8
18.6
-15.05
MKV
20
15.9
25.79
NST
7.7
9
-14.44
LM7
3.8
3.1
22.58
L43
2.5
2.8
-10.71
TPH
11
9.1
20.88
MCF
8
8.9
-10.11
HEV
14.8
12.3
20.33
KTS
12.5
13.9
-10.07
CIA
12.5
10.6
17.92
SJ1
20.7
23
-10
VE4
8.7
7.4
17.57
Hiện tượng này trong phân tích kỹ thuật gọi là sự phân kỳ, khi chỉ số có cơ hội tạo đỉnh cao mới (vượt đỉnh cũ) trong khi cổ phiếu thì không. Hiện tượng phân kỳ càng rõ – tức càng nhiều cổ phiếu không vượt được đỉnh cùng với chỉ số – càng thể hiện tính chất yếu của diễn biến tăng ở chỉ số và hiện tượng kéo trụ lên đang giúp chỉ số vượt đỉnh về mặt kỹ thuật thuần túy.
Đối với nhà đầu tư có danh mục cụ thể, tính chất thị trường phụ thuộc nhiều hơn vào biến động của cổ phiếu nắm giữ. Có khá nhiều cổ phiếu đạt mức tăng trưởng giá rất tốt trong nhịp tăng 11 phiên hiện tại. VN-Index tăng 5,14% trong thời gian này thì sàn HSX có 18 cổ phiếu đạt mức tăng trên 20% và khoảng 40 mã đạt mức tăng trên 10% tới dưới 20%. Tuy vậy nếu nhìn trên diện rộng một cách tổng thể thì thị trường vẫn đang phân hóa quá sâu sắc. Thống kê với tất cả cổ phiếu sàn HSX thì chỉ có khoảng 36% là đạt lợi nhuận bằng hoặc vượt VN-Index.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua
Ngày
Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)
Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)
Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)
2.11.2020
4,981.8
265.4
774.8
3.11.2020
6,336.1
282.5
974.7
4.11.2020
6,784.5
280.0
882.9
5.11.2020
5,933.5
412.3
454.6
6.11.2020
5,116.6
381.9
583.9
9.11.2020
7,709.7
607.6
749.1
10.11.2020
9,244.3
651.5
1,358.4
11.11.2020
7,523.0
598.1
1,169.9
12.11.2020
6,488.2
352.5
520.1
13.11.2020
7,875.7
504.6
584.3
Thị trường chứng khoán thăng hoa với thanh khoản mỗi phiên đạt khá
Thị trường chứng khoán vừa có tuần thăng hoa nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhiều mã cổ phiếu lớn.
Thị trường dự báo sẽ tiếp tục có diễn biến tích cực trong những phiên đầu tuần tới.
Kết thúc tuần giao dịch 5-9/10, chỉ số VN-Index tăng 14,09 điểm (tương đương 1,55%), đóng cửa ở mức 924,00 điểm. Chỉ số tăng điểm tại 4 trên 5 phiên giao dịch trong tuần.
MSN, HPG và GVR là 3 mã hỗ trợ tích cực cho mức tăng của chỉ số trong tuần qua, đóng góp lần lượt 4,68; 1,69 và 1,64 điểm. Trong khi đó, TCB, VNM và VIC là 3 mã có tác động tiêu cực nhất lên VN-Index, lấy đi 1,12; 0,64 và 0,38 điểm.
Giá trị giao dịch trung bình 5 phiên trên sàn HSX đạt 7.578,07 tỷ đồng /phiên (tăng 2,63% so với giá trị trung bình tuần trước). Khối ngoại bán ròng -596,44 tỷ VNĐ trên sàn HSX trong tuần này.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index kết thúc tuần giao dịch này tại mức 136,91 điểm (tăng 2 điểm, tương đương 1,48%). Chỉ số tăng điểm tại 3 trên 5 phiên giao dịch trong tuần.
ACB, SHB và PVS là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho mức tăng của chỉ số, đóng góp 1,06; 0,29 và 0,15 điểm. Mặt khác, SHN, S99 và NTP là 3 mã có tác động tiêu cực nhất lên chỉ số, lấy đi 0,04; 0,03 và 0,03 điểm.
Giá trị giao dịch trung bình 5 phiên trên sàn HNX đạt 1.066 tỷ đồng/phiên, tăng 19,68% so với giá trị trung bình tuần trước. Khối ngoại bán ròng 3,08 tỷ đồng trên sàn HNX.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần tới, thị trường dự báo sẽ tiếp tục có diễn biến tích cực trong những phiên đầu tuần tới. Sau khi vượt qua vùng cản quanh 920 điểm, VN-Index được kỳ vọng sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh 935-945 điểm trong ngắn hạn. Mặc dù vậy, đà tăng của thị trường sẽ đan xen các nhịp điều chỉnh và có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu.
"Trong tuần tới, diễn biến thị trường có thể bị biến động mạnh khi hoạt động đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 10 sẽ diễn ra và phiên giữa tuần. Ngoài ra, thị trường sẽ bị chi phối nhiều hơn bởi các thông tin kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết", BVSC phân tích.
Về chiến lược đầu tư, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng ở mức 50% cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ tiếp tục có sự luân phiên tăng điểm để nâng đỡ thị trường. Cơ hội sẽ tiếp tục xuất hiện ở một số ít nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao tiếp tục xem xét bán chốt lời giảm tỷ trọng tại vùng kháng cự 935-945 điểm.
VN-Index thăng hoa tăng hơn 22 điểm chỉ trong một tuần Thị trường chứng khoán có tuần thăng hoa với sự bứt phá mạnh mẽ của VN-Index. VN-Index dự báo sẽ tăng điểm trở lại trong những phiên đầu tuần tới. Ảnh Internet. Kết thúc tuần giao dịch chứng khoán 31/8-4/9, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 901,54 điểm (tăng 22,56 điểm tương đương 2,57%). Thị trường có tăng điểm trong 3 trên...