Chứng khoán tuần từ 8- 12/7: Đà phục hồi có bền vững?
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã phục hồi tích cực cuối tuần qua, và đà phục hồi này có thể tiếp diễn, nhưng các nhà đầu tư cũng cẩn trọng áp lực chốt lời.
Vn-Index tăng 2,67% lên mức 975,34 điểm trong tuần qua
Câu chuyện quý 2/2019 cho thấy sự nản lòng của nhà đầu tư quá lớn và giá nhiều cổ phiếu đã giảm quá mạnh. Chỉ số Vn-Index giữ được nhịp tăng từ đầu năm nay nhờ một số mã lớn, như VNM, VIC, SAB, VHM…, trong khi có rất nhiều mã cổ phiếu giảm rất mạnh. Thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy, tiền không chảy thêm vào thị trường, nhưng áp lực bán không quá mạnh.
Tính tổng giá trị mua ròng của khối ngoại 6 tháng đầu năm nay đã giảm mạnh rất nhiều so với cùng kỳ năm 2018. Giá trị mua ròng lần lượt tháng 1, tháng 2 và tháng 4 là 1.325 tỷ đồng, 2.524 tỷ đồng và 2.372 tỷ đồng với giá trị mua trung bình khoảng 2.000 tỷ đồng/tháng, trong khi khối ngoại lại bán ròng tại các tháng 3 và tháng 5.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào TTCK Việt Nam thông qua các quỹ hoán đổi danh mục (ETFs) không gia tăng nhiều trong nửa đầu năm nay. Số lượng cổ phiếu thêm/bớt không lớn kèm theo giá trị thấp bao gồm các mã thêm vào như POW, MSN, BVH, PVD, VNM. Nhìn chung, theo thống kê, quý 2 hàng năm đều không phải là những tháng mà nhà đầu tư ngoại giao dịch nhiều trên TTCK Việt Nam. Và việc khối ngoại giao dịch trầm lắng trong quý 2 cũng khiến TTCK đi vào giai đoạn điều chỉnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bước sang tuần đầu của quý 3, thị trường có diễn biến khá tích cực (Vn-Index tăng 2,67% lên mức 975,34 điểm, trong khi HNX-Index tăng 0,84% lên mức 104,38 điểm), phá vỡ xu hướng giằng co trong khoảng 4 tuần trước đó, nhờ TTCK thế giới có diễn biến tích cực và kết quả kinh doanh quý 2 khá tích cực của một số doanh nghiệp niêm yết. Có tới 16/18 ngành tăng điểm trong tuần qua, trong đó VHM, GAS, VCB, CTG, BID… là những cổ phiếu đã tạo động lực lớn cho thị trường tăng điểm.
Mặc dù Trung Quốc vẫn đang đề nghị Mỹ phải gỡ bỏ thuế quan nhập khẩu đã áp lên hàng hóa Trung Quốc, thì mới thỏa thuận thương mại với Mỹ, nhưng động thái tạm đình chiến của 2 quốc gia này bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua cũng phần nào xoa dịu tâm lý lo sợ của các nhà đầu tư về nguy cơ bất ổn kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất trong năm nay cũng là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho tâm lý của các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Chuyên gia chứng khoán cho rằng, việc thị trường điều chỉnh sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư. Nhóm ngân hàng sẽ tiếp tục là nhóm cổ phiếu sẽ dẫn dắt thị trường trong thời gian tới. Bởi kết quả kinh doanh của các ngân hàng được dự báo vẫn tích cực trong quý 2, nhất là các ngân hàng đã đáp ứng chuẩn Basell II.
“Mốc 940 điểm là ngưỡng hỗ trợ đủ mạnh và thị trường sẽ dần khỏi sắc, VN-Index có thể sẽ sớm quay trở lại mức 1.000 điểm. Tuy nhiên, thị trường sẽ bị phân hóa mạnh”, ông Bình nhận định và lưu ý rằng, nhiều ngành đã tăng mạnh như Dệt May – Điện – Nước – Thủy sản – Bất động sản khu công nghiệp … sẽ không còn nhiều dự địa. Các nhà đầu tư nên quan tâm nhiều hơn tới nhóm cổ phiếu có nền tảng tốt, nhưng chưa tăng giá hoặc đang đi ngang.
Theo phân tích kỹ thuật, đường MACD vẫn đang cắt lên trên đường tín hiệu và chuẩn bị vượt đường zero, trong khi Histogram vẫn nằm trên đường zero, cho thấy tín hiệu phục hồi tiếp tục và dòng tiền đang tiếp tục chảy vào thị trường. ADX và Stochastic vẫn tiếp tục phân kỳ dương. Tuy nhiên, Stochastic nằm trên vùng vượt mua trên biểu đồ ngày, cho thấy xu hướng phục hồi hiện tại của thị trường sẽ khó tránh khỏi những thời điểm điều chỉnh, củng cố. Theo đó, nếu vượt qua 980- 985 điểm, VN-Index sẽ tiến tới thách thức vùng 988- 997điểm, kế tiếp là 1.007 điểm. Ngược lại, VN-Index sẽ điều chỉnh về vùng 957- 966 điểm, kế tiếp là 940- 951 điểm.
Các thông tin đáng chú ý trong tuần này là 2 phiên điều trần của Chủ tịch FED trước Quốc hội Mỹ về chính sách tiền tệ, Biên bản họp tháng 6 của FED, báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của một số doanh nghiệp niêm yết…
Ngọc Anh
Theo enternews.vn
Yếu tố thúc đẩy các thị trường chứng khoán thế giới tăng điểm trong phiên đầu tuần
Các thị trường chứng khoán trên thế giới tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần này sau khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương.
Các thị trường chứng khoán trên thế giới tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần này. Ảnh minh họa: TTXVN
Sự lao dốc trong phiên cuối tuần đã kéo tụt đà khởi sắc của chứng khoán thế giới trong tuần qua, khi những đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất trong tháng này là một trong những yếu tố chính chi phối diễn biến trên các thị trường.
Các thị trường chứng khoán trên thế giới tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần này sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka, Nhật Bản cuối tuần trước.
Chuyên gia Stephen Innes tại trung tâm Vanguard Markets cho rằng tâm lý của các nhà đầu tư đã lạc quan hơn khi quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được kỳ vọng có sự cải thiện. Ông chủ Nhà Trắng cho biết, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang "trở lại đúng hướng" và Washington sẽ không áp thuế bổ sung đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh.
Phiên 2/7, chứng khoán thế giới tiếp tục nằm trong vùng tăng điểm khi giới đầu tư tỏ ra lạc quan "thận trọng" về triển vọng thương mại toàn cầu. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí nối lại các cuộc đàm phán thương mại song phương hướng tới một thỏa thuận lâu dài tiếp tục là một yếu tố giúp các thị trường tăng điểm.
Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị giới hạn phần nào vì thị trường còn tồn tại nhiều lo ngại về triển vọng thương mại thế giới, đặc biệt là sau khi Washington đề xuất áp thuế đối với 4 tỷ USD hàng nhập khẩu từ châu Âu với cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) trợ cấp cho ngành sản xuất máy bay.
Bước sang phiên giao dịch ngày 3/7, chứng khoán Phố Wall chứng kiến một phiên thăng hoa, với cả ba chỉ số tăng lên mức kỷ lục, sau khi những số liệu kinh tế mới làm gia tăng kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất. Việc các chỉ số chứng khoán xác lập mức kỷ lục diễn ra chỉ một ngày trước khi Mỹ bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (4/7). Thông thường, thời điểm trước kỳ nghỉ lễ sẽ chứng kiến khối lượng giao dịch thấp hơn.
Theo các nhà giao dịch, sự phấn khích trên Phố Wall đến sau một phiên họp sôi nổi ở châu Âu, nơi các nhà đầu tư tỏ ra vui mừng trước đề xuất Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB ).
Bên cạnh đó, những số liệu kinh tế yếu kém đang làm gia tăng kỳ vọng của thị trường về triển vọng Fed hạ lãi suất. Thống kê cho thấy trong tháng Sáu, các công ty Mỹ đã tuyển ít nhân viên hơn dự kiến, trong khi thâm hụt thương mại của Mỹ đạt mức cao nhất trong 5 tháng do nhập khẩu từ Mexico tăng vọt trước sự bất ổn về tình hình thương mại.
Lĩnh vực dịch vụ, vốn đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, tăng trưởng với tốc độ yếu nhất trong gần hai năm khi hoạt động kinh doanh, tuyển dụng và đơn đặt hàng mới đều giảm.
Trong phiên giao dịch 4/7, chứng khoán châu Âu đóng cửa ở mức cao nhất trong hơn một năm, nhờ đà tăng của chứng khoán Italy giữa bối cảnh Rome tránh được án phạt của Ủy ban châu Âu (EC) về vấn đề nợ công, cùng với đó là khả năng các ngân hàng chủ chốt ở châu Âu nới lỏng chính sách tiền tệ.
Theo các chuyên gia, kỳ vọng về khả năng các ngân hàng chủ chốt ở châu Âu hạ lãi suất đã giúp chứng khoán châu Âu phục hồi từ mức thua lỗ trong tháng Năm và lấy lại đà tăng của năm 2019, với chỉ số STOXX 600 tăng hơn 16% trong năm nay. Các nhà quan sát cho biết khối lượng giao dịch trong phiên 4/7 khá mỏng, khi thị trường tài chính Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Quốc khánh.
Tuy nhiên, các thị trường chứng khoán Âu - Mỹ đồng loạt đảo chiều đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần, khi số liệu việc làm tốt hơn dự đoán của Mỹ đã "phủ bóng" kỳ vọng Fed sẽ giảm mạnh lãi suất trong tháng này.
Trên thị trường Phố Wall, chỉ số S&P 500 giảm 0,3% xuống còn 2.990,41 điểm, qua đó khép lại chuỗi sáu phiên tăng điểm liên tiếp, dù tính chung cả tuần chỉ số này vẫn nằm trong vùng xanh. S&P 500 đã xác lập liên tiếp ba mức cao kỷ lục trong tuần này và chỉ số này đã tăng 19,3% từ đầu năm tới nay.
Phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones để mất 0,2% xuống còn 26.922,12 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq giảm 0,1% và khép phiên ở mức 8.161,79 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp), chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) và chỉ số tổng hợp Euro Stoxx đồng loạt ghi nhận mức giảm 0,5% xuống còn lần lượt 5.593,72 điểm, 12.568,53 điểm và 3.527,98 điểm. Tại London (Vương quốc Anh), chỉ số FTSE 100 chốt phiên lùi 0,7% xuống còn 7.553,14 điểm.
Các thị trường tài chính thường được tiếp thêm lực đẩy khi kinh tế Mỹ có dấu hiệu khởi sắc thể hiện qua số liệu việc làm tháng 6/2019 vừa được công bố, theo đó nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 224.000 việc làm mới, một kết quả nằm ngoài dự báo của giới chuyên gia. Tuy nhiên, lần này giới phân tích nhận định số liệu lạc quan nói trên sẽ làm giảm khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 30-31/7 tới.
Fawad Razaqzada, chuyên gia phân tích của Forex.com, cho biết các nhà giao dịch vẫn dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất vào cuối tháng này, nhưng khả năng ngân hàng trung ương Mỹ giảm 50 điểm phần trăm hầu như không còn, thay vào đó là khả năng lãi suất sẽ giảm đi 25 điểm phần trăm.
Theo bnews.vn
Yếu tố nào tác động mạnh đến tỷ giá cuối năm 2019? Theo KB Securities Việt Nam, tỷ giá USD/VND sẽ chịu tác động trực tiếp bởi sự biến động của USD, CNY và nguồn cung ngoại tệ. Diến biến tỷ giá USD/VND từ tháng 9/2018 đến nay Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra mới đây, Thống đốc NHNN ông Lê Minh Hưng cho biết, tỷ...