Chứng khoán tuần tới có thể nối tiếp khó khăn
TTCK Việt Nam vừa trải qua một tuần lễ không thuận lợi. Nếu ở phần lớn thời gian đầu tuần trạng thái nhìn chung là cầm chừng thì càng về cuối tuần, bên bán càng cho thấy rõ ưu thế mà họ tạo ra bằng liên tiếp các phiên giảm với mức giảm lớn dần. Tính chung cả tuần, VN-Index để mất 1,05% trong khi HNX-Index cũng thoái lùi gần 1%. Thanh khoản giảm 12%, thể hiện rõ sự thận trọng cao hơn trong giao dịch của các dòng tiền lớn.
Khối ngoại vẫn giữ trạng thái bán ròng trong tuần này nhưng “điểm sáng nhỏ” là giá trị bán đã giảm đáng kể so với tuần trước đó. Cụ thể tính riêng tại HSX, khối ngoại còn bán ròng gần 260 tỉ đồng, cần nhắc lại ở tuần trước đó nếu loại trừ thương vụ cá biệt từ VIC thì khối ngoại bán ròng gần 700 tỉ đồng.
Xét ở góc độ kỹ thuật, cả VN-Index và HNX-Index đều đã vi phạm các vùng hỗ trợ quan trọng trong ngắn hạn, VN-Index là khu vực MA-50 vùng 970 điểm còn HNX-Index là vùng đáy liền trước tại 105 điểm. Các diễn biến này trong tuần vừa qua đã khiền triển vọng thị trường điều chỉnh từ mức trung tính trước đó về trạng thái kém lạc quan hơn. Vùng hỗ trợ tiếp theo dành cho VN-Index tại 945 điểm trong khi HNX-Index là khu vực 100 điểm.
Dù đánh giá sẽ có thêm khó khăn trong ngắn hạn, yếu tố chu kỳ lại có vẻ ủng hộ cho thị trường trong giai đoạn tháng 6 các năm. Thống kê dưới đây cho thấy có 6/10 năm VN-Index sẽ tăng điểm trong tháng 6 và mức biến động trung bình của tháng 6 qua là 1,6%, thuộc vào nhóm tháng tích cực trong năm.
Video đang HOT
Với các diễn biến của thế giới, mức giảm của TTCK Việt Nam xem ra vẫn có phần “nhẹ nhàng” hơn so với phần còn lại của thế giới. Dow Jones vừa có tuần lễ giảm 3%, trong khi tình trạng sụt giảm diễn ra tương tự ở hầu hết các thị trường Châu Á khác.
Nguyên nhân chính phủ bóng đêm lên giao dịch toàn cầu vẫn tiếp tục là sự leo thang căng thẳng trong vấn đề thương chiến Mỹ Trung. Kỳ vọng về một vòng đàm phán tiếp theo thậm chí đã mờ mịt đến mức không còn được giới chức hai nước đưa ra bất kỳ một thông tin nào cụ thể hơn trong khi hạn chót để tăng thuế với cả Mỹ và Trung Quốc đều đã cận kề.
Sự khó khăn được “bồi đắp” thêm sau thông tin Mỹ bất ngờ tăng thuế thêm 5% với tất cả hàng hóa từ Mexico để phản ứng về vấn đề nhập cư trái phép. Trước một tương lai ảm đạm về giao thương toàn cầu, giá dầu đã có tuần lễ gần như “rơi tự do” gần 10%, xóa sạch thành quả tăng giá từ đầu năm 2019 đến nay chỉ trong vỏn vẹn hai tuần lễ.
Trong bối cảnh ngắn hạn khi tình hình thế giới chưa có thêm các diễn biến khả quan hơn và trạng thái kỹ thuật của các chỉ số chính tại TTCK Việt Nam cũng cho tín hiệu kém lạc quan, sẽ phù hợp hơn nếu nhà đầu tư lựa chọn các giải pháp an toàn, giảm thêm tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ (từ mức cân bằng với tiền như hiện nay) và kiên nhẫn chờ đợi các sự thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Theo thesaigontimes.vn
Chứng khoán tuần tới: Đối mặt với nhiều thử thách?
Trong tuần tới, trừ khi nhận thấy khối ngoại giảm bớt cường độ bán ròng và VN-Index duy trì thành công trên vùng MA-50, nhà đầu tư vẫn nên duy trì một trạng thái thận trọng với tỷ trọng cổ phiếu và tiền mặt cân bằng.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa trải qua một tuần lễ "đầu xuôi đuôi không lọt". Tăng mạnh mẽ ngay phiên đầu tiên của tuần, nhưng VN-Index giảm dần trở lại trong các phiên sau đó và đặc biệt giảm mạnh trong phiên cuối cùng của tuần, tình trạng thại HNX-Index cũng gần tương đồng.
Đóng cửa tuần, VN-Index ghi nhận giảm gần 0,7% trong khi con số giảm tại HNX-Index là 0,4%. Thanh khoản duy trì ngang bằng với tuần trước đó nhưng bị chi phối nhiều hơn từ sự chủ động của bên bán (thể hiện rõ nét hơn tại HNX).
VN-Index giảm mạnh trong phiên cuối cùng của tuần. Nguồn: Maybank kim eng
Nếu bỏ qua giao dịch rất cá biệt từ thương vụ VIC, khối ngoại sẽ tiếp tục là điểm trừ lớn dành cho thị trường trong tuần qua. Tính riêng tại HSX (và loại trừ thương vụ mua thỏa thuận VIC) thì khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 700 tỉ đồng trong tuần qua, cao hơn con số bán ròng khoảng 650 tỉ đồng ở tuần trước đó.
Cần lưu ý đây đã là tuần lễ bán ròng thứ 3 liên tiếp của khối ngoại ở cường độ tương đối cao và có lẽ đây là nguyên nhân quan trọng nhất tạo ra sự lo ngại dành cho nhà đầu tư.
Tâm điểm chú ý trong tuần vẫn xoay quanh các diễn biến mới trong vấn đề "thương chiến" Mỹ-Trung. Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ và khu vực đều ghi nhận giảm điểm trong tuần này chủ yếu do vấn đề trừng phạt nhằm vào Huawei - một động thái "leo thang" về căng thẳng khiến việc tìm được tiếng nói chung trong vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc càng trở nên mờ mịt hơn.
Tính đến hiện tại, chưa có thêm bất kỳ thông tin nào về vòng đám phán tiếp theo và thị trường đang dần tin vào khả năng một kịch bản xấu sẽ được lựa chọn. Dù vậy trong phiên giao dịch cuối tuần tại TTCK Mỹ, các chỉ số đã ghi nhận mức hồi phục khá.
Đáng chú ý hơn, chỉ số sức mạnh đồng đô la Mỹ (DXY) đã rời bỏ đỉnh cao trên 98 và rơi lại về mức thấp nhất trong tuần (97.465), chủ yếu do CNY cũng đã có sự hồi phục nhất định trở lại, đây là diễn biến có phần tích cực hơn và sẽ cần lưu tâm cho đầu tuần giao dịch tiếp theo.
Với TTCK Việt Nam, trạng thái dành cho cả VN-Index và HNX-Index đang duy trì mức trung tính. VN-Index đã thoái lùi về ngay vùng hoạt động của MA-50 sau phiên giảm ngày thứ Sáu cuối tuần và một sự thoái lùi tiếp tục trong phiên đầu tuần sẽ khiến trạng thái ngắn hạn trở nên kém hơn.
Người viết cho rằng trừ khi nhận thấy khối ngoại giảm bớt cường độ bán ròng và VN-Index duy trì thành công trên vùng MA-50, nhà đầu tư vẫn sẽ nên duy trì một trạng thái thận trọng với tỷ trọng cổ phiếu và tiền mặt cân bằng.
Theo thesaigontimes.vn
Chứng quyền có bảo đảm (CW): Cơ chế phòng ngừa rủi ro của nhà phát hành Để phòng ngừa rủi ro khi giao dịch chứng quyền, nhà phát hành thực hiện mua vào cổ phiếu cơ sở, để khi giá cổ phiếu cơ sở tăng thì khoản lãi từ giá tăng được dùng để thanh toán cho khoản lãi của nhà đầu tư chứng quyền. Việc phải mua/bán chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro cho chứng...