Chứng khoán tuần tới: Có e ngại “bán tháng 5″?
Trong 10 năm qua, số lần giảm điểm và tăng điểm trong tháng 5 khá cân bằng với 5 năm giảm và 5 năm tăng nhưng cứ đến tháng này nhiều nhà đầu tư vẫn khá e ngại bởi hiệu ứng “ Sell in May”(bán trong tháng 5).
Thống kê TTCK trong 10 năm qua.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, cả VN-Index và HNX-Index đều ghi nhận kết quả giảm nhẹ trong hai phiên giao dịch vừa qua. Nhìn chung kết quả suy giảm nhẹ trở lại hai phiên gần nhất không tạo ra thay đổi đáng kể nào trong nhìn nhận về trạng thái kỹ thuật của thị trường, cả hai chỉ số vẫn đang dao động ngay khu vực hỗ trợ quan trọng MA-50 và cần lưu ý ở các phiên trước nghỉ lễ đã có phản ứng bật tăng khá tốt tại vùng hỗ trợ này.
Khối ngoại vẫn giao dịch khá tích cực ở hai ngày sau lễ vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 100 tỉ đồng trong hai ngày này tính riêng tại HSX, đây là một con số đáng kể. Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục duy trì mức khá tốt, ngang bằng trung bình 20 ngày và đang cho thấy dấu hiệu quay trở lại của dòng tiền sau một giai đoạn thu hẹp.
Mối quan ngại của nhà đầu tư cho giai đoạn tới đây quay lại câu chuyện “Sell in May”, ngụ ý về khả năng thị trường thường suy giảm trong giai đoạn tháng 5. Để khách quan hơn, người viết đã thực hiện thống kê về tình trạng hoạt động của thị trường trong tháng 5 của mười năm gần đây của VN-Index.
Trong 10 năm qua, số lần giảm điểm và tăng điểm trong tháng 5 khá cân bằng với 5 năm giảm và 5 năm tăng. Xét về mặt % tăng giảm, trung bình biến động trong tháng 5 của mười năm qua là 0,63%, tuy nhiên cần lưu ý kết quả này bị chi phối khá mạnh bởi kết quả tăng gần 28% trong riêng năm 2009. Dù sao đi nữa, kết quả thống kê vẫn cho thấy tháng 5 không hẳn là tháng có kết quả giao dịch kém của thị trường xét trong 10 năm gần đây, thực tế tại Việt Nam thì hai tháng có kết quả giao dịch kém nhất của thị trường rơi vào giai đoạn tháng 11 và 12 hàng năm.
Kết hợp với diễn biến đang tương đối thuận lợi của thị trường thế giới, người viết cho rằng chưa có quá nhiều lý do để lo ngại về triển vọng của thị trường trong ngắn hạn. Trạng thái kỹ thuật vẫn sẽ cần có thể những cải thiện nhất định để củng cố trở lại xu hướng tăng dành cho thị trường nhưng nhìn chung nhà đầu tư vẫn nên duy trì một tỷ trọng cổ phiếu ở mức nhỉnh hơn tiền trong bối cảnh hiện nay.
Video đang HOT
Theo thesaigontimes.vn
Chứng khoán tuần tới có thể tiếp tục giao dịch giằng co
Thị trường chứng khoán tuần qua thiếu vắng thông tin hỗ trợ cần thiết, đặc biệt là khi chỉ số VN-Index đang ở gần mốc tâm lý 1.000 điểm. Thanh khoản ngày càng suy yếu cho thấy mức độ thận trọng của thị trường đang gia tăng. Với những diễn biến của thị trường trong thời gian qua, có lẽ tuần tới tiếp tục là tuần khó khăn của thị trường.
Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm nhẹ về điểm số đi cùng thanh khoản sụt giảm khi VN-Index giảm 6,36 điểm xuống 982,9 điểm. Ảnh: finance
Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm nhẹ về điểm số đi cùng thanh khoản sụt giảm khi VN-Index giảm 6,36 điểm xuống 982,9 điểm; HNX-Index giảm 0,173 điểm xuống 107,7 điểm.
Sự thận trọng cao độ của giới đầu tư đang là xu hướng chủ đạo trên thị trường khiến thanh khoản ngày càng sụt giảm tuần thứ 6 liên tiếp.
Thanh khoản trong tuần qua tiếp tục sụt giảm và ở dưới mức trung bình 20 tuần, đạt gần 3.800 tỉ đồng giao dịch mỗi phiên trên cả hai sàn.
Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đi xuống, dù cho thị trường chứng khoán Mỹ đã có đà tăng mạnh mẽ trong tuần qua. Điều này cho thấy, vấn đề đang nằm ở nội tại của thị trường.
Trong phiên cuối tuần 12-4, chứng khoán Mỹ chạm gần mốc cao kỷ lục, sau khi ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, JPMorgan Chase & Co, giúp xoa dịu lo ngại rằng mùa công bố báo cáo lợi nhuận quý 1-2019 của các doanh nghiệp, dự kiến diễn ra trong những tuần tới, sẽ kéo lùi đà phục hồi của Phố Wall.
Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ cũng chưa thể là nhân tố xua tan những e ngại của giới đầu tư trong nước. Nhìn vào diễn biến của các mã cổ phiếu quan trọng nhất thị trường có thể thấy, diễn biến chủ đạo là đi ngang, một số mã còn có xu hướng giảm và thanh khoản sụt giảm.
Cụ thể, VIC giảm 2%, VRE giảm 2,4%, VNM giảm 0,4%, HPG giảm 0,9%, MSN giảm 0,5%... Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng cũng là nguyên nhân khiến thị trường giảm. Theo đó, VPB giảm 3%, STB (1,2%), CTG (0,2%), HDB (5,3%), TCB (2%), MBB (1,1%), BID (0,9%), VCB (0,1%)...
Bên cạnh việc giảm giá, dòng tiền trong hai tuần nay đã không tập trung vào nhóm ngân hàng khiến động lực để cổ phiếu này tăng giá đang rất yếu.
Nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến sôi động nhất tuần qua, với hầu hết các mã trong nhóm này đều ở chiều tăng giá. Cụ thể, GAS tăng 2,6%, PLX (0,4%), PVS (4,2%), BSR tăng 0,9%...
Xu hướng giằng co phân hóa chiếm ưu thế trong tuần qua. Nhịp hồi phục trong tuần trước đã thúc đẩy hoạt động chốt lời diễn ra đều đặn hơn qua các phiên.
Nhà đầu tư nước ngoài: Bán ròng hơn 57 tỉ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng trên HOSE với hơn 92 tỉ đồng và mua ròng trên HNX hơn 35 tỉ đồng.
Các cổ phiếu tăng giá mạnh trong tuần qua là VHG tăng 38.24%, QCG tăng 18.74% trên sàn HOSE
Các đại diện giảm điểm mạnh: CTD giảm 10.38% và LDG giảm 9.96% trên sàn HOSE
Diễn biến nội tại của nhóm cổ phiếu dầu khí cùng với đà tăng của giá dầu thế giới đang tiếp tục hỗ trợ nhóm cổ phiếu này trong tuần tới. Tính chung cả tuần qua, giá dầu Brent đều tăng khoảng 1%, với giá dầu Brent ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp và dầu WTI tăng trong tuần thứ sáu liên tiếp.
Sở dĩ, nỗ lực hồi phục của thị trường gặp khó là do dòng tiền có xu hướng tìm đến các cổ phiếu vừa và nhỏ, thay vì các cổ phiếu lớn, trong khi đó, khối ngoại giao dịch ảm đạm và bán ròng hơn 30 tỉ đồng cũng là nguyên nhân khiến thị trường "lình xình" đi ngang.
Như vậy, nỗ lực hồi phục của thị trường là rất khó khăn, đặc biệt khi chỉ số VN-Index tiếp cận 1.000 điểm. Do vậy, nếu không có yếu tố tác động đủ mạnh thì VN-Index có lẽ khó có diễn biến tích cực trong tuần tới.
Rõ ràng, thị trường "lình xình" trong một thời gian khá dài và nếu không tăng được thì có thể thị trường sẽ đối diện với kịch bản giảm điểm.
Đặc biệt, đây đang là mùa đại hội cổ đông của rất nhiều ngân hàng, cho nên tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước lúc này đều ở trạng thái "nghe ngóng" báo cáo tình hình kinh doanh 2018 cũng như chiến lược cho năm 2019, cùng với đó là sự biến động nhân sự ở thượng tầng của một số ngân hàng khiến tâm lý e ngại đang bao trùm lên các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Nhiều công ty chứng khoán tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng và giảm tỷ lệ cổ phiếu về mức an toàn.
Theo thesaigontimes.vn
Hai sàn tăng nhẹ, thanh khoản thấp Phiên giao dịch ngày 4-4, thị trường về cuối phiên, nhiều mã lớn như BVH, HDB, PNJ, SAB, VCS... đồng loạt tăng giá, đã kéo các chỉ số thị trường lên trên mốc tham chiếu. Tuy vậy, áp lực lớn từ các mã như VGC, KDC, BID, GAS, PVB hay PVC đã ảnh hưởng đà tăng của thị trường chung. Chốt phiên, VN-Index...