Chứng khoán tuần 22-26/10: Có thể giằng co, rung lắc trong biên độ hẹp
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua (từ 15-19/10) tiếp tục xu hướng giằng co với các phiên tăng giảm đan xen. Tính chung cả tuần, VN-Index có ba phiên giảm điểm và hai phiên tăng điểm.
Nhà đầu tư theo dõi diễn biến các chỉ số tại sàn giao dịch chứng khoán Rồng Việt (Thành phố Hồ Chí Minh). (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
VN-Index kết thúc tuần giảm 1,21% xuống 958,36 điểm, trong khi HNX-Index cũng giảm 1,51% xuống 108,1 điểm.
Tuần qua, thị trường chứng khoán thế giới diễn biến tiêu cực cũng như chưa có thêm thông tin mới hỗ trợ khiến nhà đầu tư trong nước thận trọng giải ngân và thanh khoản trên cả hai sàn đồng loạt giảm. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 127,41 triệu đơn vị/phiên, giảm tới 41,25% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 35,5 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 38,76%.
Trong khi nhà đầu tư nội thận trọng trong giải ngân thì nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng trên hai sàn niêm yết.
Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 201 tỷ đồng trên cả hai sàn; trong đó, khối ngoại bán ròng trên HOSE với hơn 131,8 tỷ đồng và bán ròng trên HNX hơn 70 tỷ đồng.
Quan sát diễn biến các phiên giao dịch, đặc biệt là phiên cuối tuần có thể thấy thanh khoản yếu là do nhà đầu tư hạn chế cung cổ phiếu nên áp lực bán của thị trường không cao. Bên cạnh đó, lực cầu thị trường cũng rất yếu khiến giao dịch trong những phiên cuối tuần rất ảm đạm.
Việc nhà đầu tư đang thận trọng trong giao dịch có lẽ sẽ giúp thị trường khó giảm sâu, nhưng cũng khiến thị trường khó bứt phá đi lên trong tuần tới.
Với việc thị trường đi xuống thì hầu hết các mã cổ phiếu chính đều ở chiểu giảm giá. Cụ thể, nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng giảm mạnh với: VCB giảm 3,7%, CTG giảm 2,8%, VPB giảm 1,4%, MBB giảm 3,7%, ACB giảm 3,1%, SHB giảm 2,4%…
Mặc dù kết quả kinh doanh quý 3 của ngành ngân hàng được dự báo khả quan, nhưng việc thanh khoản yếu cùng diễn biến “lình xình” của thị trường chung đang là những khó khăn gây cản trở sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu này trong tuần giao dịch tới.
Theo nhóm phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sacombank: “Mùa báo cáo tài chính quý 3 từng được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng là động lực tích cực hỗ trợ thị trường, nhưng theo thống kê đã công bố của những doanh nghiệp, chúng tôi đánh giá kết quả kinh doanh quý 3 không có sự đột biến trên nền tảng chung và chưa thể là động lực như kỳ vọng.”
Video đang HOT
Thực tế, giá cổ phiếu thường tăng trước khi công ty đua ra báo cáo kết quả kinh doanh, nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Tuần qua, nhiều công ty chứng khoán cũng đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 với sự khả quan. Tuy vậy, hầu hết các mã cổ phiếu ngành chứng khoán đều giảm giá, dù trong số này có cả cổ phiếu của những công ty báo lãi lớn trong quý 3.
Cụ thể, SSI giảm 2,6%, HCM giảm 4,5%, VCI giảm 1,1%, VND giảm 4,8%, SHS giảm 0,7%, MBS giảm 0,6%… Trong khi đó, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng giảm rất sâu với GAS giảm 6,6%, PLX giảm 3,4%, PVS giảm 0,2%,…
Cổ phiếu dầu khí thường cùng chiều xu hướng với giá dầu thế giới. Tuần qua, căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Saudi Arabia liên quan đến vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích đã khiến giá dầu thế giới ghi nhận các phiên tăng giá. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu Brent vẫn mất tới 0,8%. Nguyên nhân là do liên tiếp xuất hiện những thông tin cho thấy sản lượng dầu của Mỹ không ngừng gia tăng và diễn biến ảm đạm của thị trường chứng khoán toàn cầu.
Như vậy, diễn biến nội tại của nhóm cổ phiếu dầu khí và yếu tố giá dầu đang ảnh hưởng tiêu cực lên nhóm cổ phiếu này trong tuần giao dịch tới.
Thị trường không giảm quá mạnh là do những mã cổ phiếu vốn hóa rất lớn diễn biến tích cực. Cụ thể trong tuần qua, cổ phiếu VIC đã tăng tới 3,2%, đây là cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường nên có tác động tích cực đến chỉ số. Ngoài ra, cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc ngành bất động sản là NVL cũng tăng 3%.
Ở chiều ngược lại, một số mã vốn hóa lớn quan trọng giảm giá như: VHM giảm 2,7%, VJC giảm 6,5%, VNM giảm 1,4%.
Theo giới phân tích, thông tin về kết quả kinh doanh quý 3 và dự báo khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có thể khiến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục diễn biến phân hóa.
Nhóm phân tích đến từ Công ty cổ phần Chứng khoán Hà Nội (SHS) cho rằng, yếu tố tích cực hiện tại có lẽ chỉ còn là công bố kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp trên sàn, nhưng theo quan sát thì việc này thường dẫn đến sự phân hóa trên thị trường và đà tăng không thực sự vững chắc.
Các nhà phân tích của SHS cũng chỉ ra các yếu tố tiêu cực hiện tại có thể tác động tới thị trường như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay; nền kinh tế Trung Quốc trong quý 3 tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay; cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Ở góc độ kỹ thuật, thị trường vẫn đang được giao dịch trong một vùng giá trung tính nên khả năng giảm mạnh cũng như tăng mạnh trong tuần tới không được đánh giá cao. Dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo (22 – 26/10), VN-Index có thể sẽ giằng co và rung lắc với kháng cự tại 970-990 điểm và hỗ trợ tại 930-940 điểm,” SHS nhận định.
Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt cho rằng thị trường tiếp tục giảm điểm, nhưng đã xuất hiện lực cầu bắt đáy khá mạnh. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu vừa và nhỏ. Đây là thời điểm công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 nên sự phân hóa trong thời gian tới sẽ diễn ra mạnh mẽ dựa trên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Dưới góc nhìn của các nhà phân tích đến từ Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam thì rủi ro điều chỉnh hiện gia tăng khi các chỉ số đang dao động mạnh. Tâm lý thị trường cũng trở nên tiêu cực và nhà đầu tư cần thận trọng, chờ đợi sự củng cố của thị trường…
Theo xaluan.com
Cổ phiếu đồng loạt giảm sâu, chứng khoán tiếp tục trượt dốc
Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (18/10), thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục ghi nhận đà giảm sâu của các chỉ số. Trong đó, chỉ số Vn-Index để mất hơn 8 điểm, thanh khoản giữ ở mức thấp.
Khởi động phiên làm việc sáng nay, thị trường chứng khoán khởi động với xu hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, giao dịch diễn ra khá mờ nhạt, dòng tiền theo đó tiếp tục đứng ở ngoài sàn.
Lực cầu yếu khiến các chỉ số nhanh chóng quay đầu giảm. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng đồng loạt điều chỉnh, với mức dưới 1%. Thanh khoản trên sàn tiếp tục giảm so với phiên trước đó.
Tạm chốt phiên sáng, chỉ số Vn-Index giảm 5,46 điểm, tương đương 0,56%, xuống còn 966,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 78 triệu đơn vị, giá trị 1.566,71 tỷ đồng. Toàn thị trường có 85 mã tăng và 174 mã giảm.
Cùng xu hướng, bên sàn Hà Nội, thị trường cũng mất điểm trong suốt đợt làm việc buổi sáng. Trong đó, chỉ số HNX-Index giảm 0,6 điểm, tương đương 0,55%, xuống 108,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 17,86 triệu đơn vị, giá trị 209,9 tỷ đồng. Toàn thị trường có 44 mã tăng và 65 mã giảm.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, các chỉ số tiếp tục duy trì đà lao dốc. Áp lực bán tháo diễn ra dồn dập, khiến nhiều cổ phiếu giảm sâu, thậm chí giảm sàn. Số cổ phiếu giữ sắc đỏ chiếm áp đảo trên sàn, trong nhóm VN30 chỉ có 4 mã tăng giá, còn lại là giảm giá.
Ở nhóm cổ phiếu bluechips và ngân hàng, nhiều mã cũng giảm sâu khiến các chỉ số không thể đảo chiều đi lên. Thanh khoản trên sàn tiếp tục giữ ở mức thấp, cho thấy lực cầu trên sàn đang khá yếu.
Theo các chuyên gia, hiện rủi ro tiếp tục giảm điểm vẫn còn đang hiện hữu. Nhà đầu tư nên tập trung quản trị rủi ro trong giai đoạn này thay vì cố gắng tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.
Về diễn biến các cổ phiếu, trong phiên hôm nay nhiều mã trong nhóm bluechips đã nhuộm đỏ như BHN giảm 3.800 đồng/cổ phiếu; GAS Giảm 2.600 đồng/cổ phiếu; HOT giảm 2.000 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 800 đồng/cổ phiếu; MWG giảm 1.500 đồng/cổ phiếu; SAB giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; TRA giảm 1.200 đồng/cổ phiếu...
Ở nhóm ngân hàng, nhiều mã cũng chìm trong sắc đỏ như VCB giảm 1.200 đồng/cổ phiếu; MBB giảm 500 đồng/cổ phiếu; HDB giảm 200 đồng/cổ phiếu; EIB giảm 100 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 450 đồng/cổ phiếu; ACB giảm 500 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index rơi xuống mốc 963,47 điểm, giảm 8,13 điểm, tương đương 0,84%. Khối lượng giao dịch đạt 145,4 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.258,354 tỷ đồng. Toàn thị trường có 99 mã tăng giá, 49 mã đứng giá và 190 mã giảm giá.
Chỉ số VN30-INDEX cũng rơi xuống mức 937,54 điểm, giảm 8,37 điểm, tương đương 0,88 %. Khối lượng giao dịch đạt 45,079 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.403,609 tỷ đồng. Toàn thị trường có 4 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 22 mã giảm giá.
Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-INDEX cũng rơi xuống mức 107,91 điểm, giảm 1,48 điểm, tương đương 1,35%. Khối lượng giao dịch đạt 40,826 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 546,778 tỷ đồng. Toàn thị trường có 67 mã tăng giá, 45 mã đứng giá và 91 mã giảm giá.
Chỉ số HNX30-INDEX rơi xuống mức 196,32 điểm, giảm 3,95 điểm, tương đương 1,97%. Khối lượng giao dịch đạt 17 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 343,966 tỷ đồng. Toàn thị trường có 67 mã tăng giá, 45 mã đứng giá và 91 mã giảm giá.
Theo Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS, trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư nếu đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục có thể canh những nhịp tăng trong khoảng giá 970 điểm - 990 điểm, nhằm hiện thực hóa dần lợi nhuận có được do bắt đáy trước đó. Vì vậy, nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao có lẽ vẫn nên thận trọng trong giai đoạn này tránh mua đuổi bằng mọi giá.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
VN-Index tăng mạnh trở lại Các chỉ số hầu như đã lấy lại được khoảng một nửa số điểm đã mất trong phiên giao dịch ngày 11/10. Theo báo Thanh niên, chốt phiên 12/10, VN-Index tăng 24,19 điểm, tương ứng tăng 2,56% lên 970,08 điểm. Tương tự, HNX-Index tăng 2,58 điểm, tương ứng tăng 2,41% lên 109,76 điểm. Hoàn toàn trái ngược với lượng cổ phiếu chìm trong...