Chứng khoán Trung Quốc: Nhà đầu tư ngơ ngác giữa màn sương
Làm cách nào để rót tiền vào thị trường trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung gia tăng căng thẳng là thử thách lớn nhất đối với nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đại lục.
Chỉ số Shanghai Composite đã giảm khoảng 13% kể từ mức đỉnh đạt được vào tháng 4/2019, chấm dứt đà đi lên của thị trường kể từ đầu năm 2019 và bao vây nhà đầu tư bởi màn sương dày đặc các yếu tố bất định. Khối lượng giao dịch suy giảm, các chỉ số hầu như không nhúc nhích, các thành viên thị trường đang chứng kiến chứng khoán Đại lục “bất động” trong khoảng thời gian dài nhất kể từ tháng 2/2019 cho tới nay.
Càng nhìn về tương lai, giới đầu tư càng thấy mơ hồ. Cuối tuần trước, Chính phủ Trung Quốc lên tiếng cho rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump là nguyên nhân khiến các cuộc đàm phán thương mại sụp đổ. Thông tin này được đưa ra sau khi Bắc Kinh bị chỉ trích vì đã thiết lập một danh sách các tổ chức ngoại “không đáng tin cậy”, đồng thời mở cuộc điều tra đối với FedEx Corp vì lỗi khi vận chuyển đơn hàng của Huawei Technologies Co.
Theo giới chuyên gia, cuộc điều tra này giống như một lời cảnh báo của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp Mỹ và cả Washington khi ông Trump áp đặt các lệnh cấm vận lên công ty công nghệ Trung Quốc là Huawei.
Trong khi đó, danh sách các tổ chức ngoại “không đáng tin cậy” được đánh giá dựa trên các tiêu chí như công ty/cá nhân/tổ chức nước ngoài đó có phân biệt đối xử với doanh nghiệp Trung Quốc hoặc tạo mối đe dọa với an ninh quốc gia hay không… Với bảng danh sách này, Trung Quốc có thể nhắm vào nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, đặc biệt là các công ty Mỹ, hay các quốc gia đã cắt đứt quan hệ với Huawei.
Những diễn biến trên khiến mối lo ngại về chiến tranh thương mại ngày càng leo thang và đi kèm đó là nhiều hệ quả khó đoán định.
Video đang HOT
Chỉ số CSI 300 không dao động quá 2% ở cả 2 chiều tăng – giảm trong 11 phiên liên tiếp.
“Chúng tôi chờ đợi thông tin nào đó để hành động, dù khó để nói chính xác là điều gì hay theo hướng nào. Có quá nhiều điều không thể nhìn rõ”, Wang Yiping, CEO Shenzhen Qianhai Evolution Asset Management Co cho biết.
Trong bối cảnh mối quan hệ thương mại với Mỹ không có cải thiện, chứng khoán Trung Quốc bị đẩy vào tình huống khó khăn khi thiếu các thông tin hỗ trợ. Nhà đầu tư lo ngại về khả năng đồng nhân dân tệ (CNY) sẽ bị bán tháo nếu ngưỡng 1 USD đổi 7 nhân dân tệ bị phá vỡ, điều chưa từng xảy ra trong 11 năm qua.
Hiện tại, tỷ giá USD/CNY là 1 USD đổi 6,93 CNY. Chưa kể, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục có các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, khi số liệu sản xuất mới công bố cho thấy số lượng đơn đặt hàng giảm nhanh hơn so với dự báo trong tháng 5/2019.
Không có gì ngạc nhiên khi giới đầu tư tỏ ra dè dặt, khối lượng giao dịch hàng ngày trên sàn chứng khoán Đại lục đã giảm 7 tuần liên tiếp, mức dài nhất kể từ năm 2010 theo số liệu tổng hợp bởi Bloomberg. Chỉ số chứng khoán nhúc nhích trong biên độ hẹp kể từ phiên rung lắc mạnh nhất vào đầu tháng 5. Chỉ số CSI 300 đã không hề chuyển động quá 2% ở cả 2 chiều tăng – giảm trong 11 phiên liên tiếp.
“Chiến lược hiện tại và tương lai gần của chúng tôi là quan sát và chờ đợi”, Zhai Jingyong, chiến lược gia tại Banyan Investment Management cho biết.
Cùng chung quan điểm, chiến lược gia tại Citigroup Inc nhận định, diễn biến trầm lặng hiện tại sẽ còn duy trì tại thị trường chứng khoán Đại lục, khi khẩu vị rủi ro của giới đầu tư ở mức thấp, đa phần nhà đầu tư quyết định chưa hành động.
“Các tác động của hàng rào thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc cùng áp dụng vẫn chưa được phản ánh trọn vẹn vào giá. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư không có lý do nào để tỏ ra tự tin”, Liang Jinxin, chiến lược gia tại Tianfeng Securities Co cho biết.
Lam Phong
Theo báo chí nước ngoài
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm vì nỗi lo suy thoái toàn cầu
Các thị trường chứng khoán chủ chốt tại khu vực châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, trong khi giá trái phiếu chính phủ tăng mạnh, do nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung không có dấu hiệu lắng dịu.
Phiên giảm này của chứng khoán châu Á nối tiếp phiên giảm vào đêm qua của chứng khoán Mỹ - Ảnh: Reuters.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 0,5% sau 3 ngày tăng liên tiếp.
Tại thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite Index chốt phiên với mức giảm 0,2%. Chỉ số Nikkei của chứng khoán Nhật Bản giảm 1,2%, trong khi Kospi của chứng khoán Hàn Quốc mất gần 1,3%. Hai thị trường Hồng Kông và Australia có mức giảm tương ứng là 0,7% và 0,6%.
Phiên giảm này của chứng khoán châu Á nối tiếp phiên giảm vào đêm qua của chứng khoán Mỹ. Tâm lý e ngại rủi ro đã gia tăng trên thị trường toàn cầu trong những phiên giao dịch gần đây, khi xuất hiện nỗi lo ngày càng lớn về suy thoái kinh tế. Trong lúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng, nhiều nền kinh tế lớn phát đi những dữ liệu u ám, phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế thế giới.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Donald Trump nói rằng Mỹ chưa sẵn sàng đi đến một thỏa thuận với Trung Quốc. Đáp lại tuyên bố này của ông Trump, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày thứ Tư cảnh báo Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng đất hiếm làm "vũ khí" trả đũa Mỹ.
Căng thẳng thương mại của Mỹ không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Trong chuyến thăm Nhật Bản vừa rồi, ông Trump cũng gây áp lực đòi Nhật giảm mất cân đối thương mại với Mỹ.
Khả năng xung đột thương mại kéo dài đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp hơn khoảng 0,1 điểm phần trăm so với lợi suất tín phiếu kỳ hạn 3 tháng. Đây là tình trạng đảo ngược đường cong lợi suất mà giới đầu tư thường xem là tín hiệu cho thấy suy thoái kinh tế có thể sắp xảy ra.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Đức cũng giảm mạnh, bởi trái phiếu này cũng được nhiều nhà đầu tư mua vào để tìm kiếm sự an toàn.
"Tôi thấy rằng các dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây có vẻ xấu đi, và thị trường đang bắt đầu tin rằng Cục Dự trữ Liên bang (FED) rốt cục sẽ phải cắt giảm lãi suất", nhà quản lý danh mục Chris Rands thuộc Nikko Asset Management, phát biểu.
Lãi suất tương lai ở Phố Wall hiện đang phản ánh dự báo FED có hai đợt giảm lãi suất trong thời gian từ nay đến giữa năm sau để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Mỹ. Dữ liệu công bố gần đây cho thấy hoạt động của ngành sản xuất và sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm xuống.
"Khi những dữ liệu này xuất hiện trong lúc chiến tranh thương mại căng thẳng, mọi người cho rằng hình tệ hơn họ nghĩ", ông Rands nói.
Các nhà phân tích của Citigroup cho rằng sự trừng phạt của Mỹ đối với hãng công nghệ Trung Quốc Huawei có thể cản trở sự tăng trưởng năng suất toàn cầu. Với quan điểm bi quan, Citigroup khuyến nghị nắm giữ đồng USD và dự báo các ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á sẽ nghiêng về chính sách nới lỏng.
Đi ngược xu hướng giảm của chứng khoán châu Á phiên ngày thứ Tư là cổ phiếu các công ty khai mỏ đất hiếm. Tại thị trường Trung Quốc, cổ phiếu JL Mag Rare-Earth và Inuovo Technology đồng loạt tăng kịch trần 10%. Tại thị trường Australia, cổ phiếu Lynas, một trong những công ty đất hiếm ngoài Trung Quốc lớn nhất, tăng 15%.
Theo vneconomy.vn
BVSC: NHNN sẽ phải tính toán điều tiết phù hợp nếu muốn ổn định tỷ giá "Trong trường hợp muốn giữ ổn định tỷ giá, NHNN có thể sẽ tính đến phương án bán ra USD, đồng nghĩa với hút VND về. Nếu tình huống này xảy ra, NHNN nhiều khả năng sẽ phải tính toán để có động thái bơm ròng vốn qua kênh OMO và tín phiếu để giữ thanh khoản ổn định, tránh việc tăng cao...