Chứng khoán Trung Quốc lại tiếp tục ‘cất cánh’?
Phải mất đến ba tuần, các biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ của chính quyền Trung Quốc mới phát huy tác dụng. Thị trường chứng khoán biến động mạnh nhất thế giới đã bị ‘chinh phục’. Dù vậy, nhiều nhà đầu tư, chuyên gia vẫn thể hiện lo ngại.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bớt biến động mạnh – Ảnh: Reuters
Thị trường đã bình ổn trở lại là nhận định của nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, những người đang kỳ vọng giá cổ phiếu “cất cánh” sau khi các sàn giao dịch chứng khoán Đại lục đã giảm 48% kể từ tháng 6, Bloomberg đưa tin hôm nay 22.7.
Thị trường Trung Quốc, nơi độ biến động hằng ngày vượt quá 3% đã trở nên bình thường, trong tuần này chứng kiến mức biến động ít hơn 1%. Chỉ số Shanghai Composite đã tăng 15% kể từ mức đáy hôm 8.7, trở thành chỉ số chứng khoán có diễn biến tốt nhất trên thế giới trong giai đoạn trên.
Sự bình ổn của thị trường gia tăng là bước quan trọng để phục hồi niềm tin của giới đầu tư, sau khi Shanghai Composite đã giảm 32% từ mức cao nhất kể từ hồi tháng 6. “Điều tồi tệ nhất đã qua đi”, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của hãng Sun Hung Kai Financial ở Hồng Kông (Trung Quốc) nói.
Ngược lại, một số ý kiến khác đang quan tâm đến những mất mát sau một loạt biện pháp can thiệp, bao gồm một đợt “di cư” của những nhà quản lý tiền tệ quốc tế và tâm lý ỷ lại khi trở lại thị trường.
“Chính phủ có thể đã thắng trong một trận đánh nhằm ngăn chặn biến động thị trường, nhưng họ đã thua trong cuộc chiến nếu bạn nhìn bức tranh lớn hơn”, Megan Greene, chuyên gia kinh tế trưởng tại Manulife Asset Management, hãng quản lý tài sản có công ty mẹ giám sát 648 tỉ USD trên toàn thế giới, cho biết.
Warut Siwasariyanon, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của hãng Asia Wealth Securities ở Bangkok (Thái Lan) cho hay: “Hầu hết các nhà đầu tư ngoại đang e ngại và choáng váng. Không chắc chắn rằng thị trường sẽ có một đợt “cất cánh” lớn”.
Video đang HOT
Còn Francis Cheung, người đứng đầu bộ phận chiến lược Trung Quốc và Hồng Kông tại hãng môi giới và đầu tư CLSA cho rằng sự can thiệp sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại. Các nhà đầu tư sẽ mong chờ vào sự ứng cứu từ chính phủ bất cứ khi nào giá cổ phiếu hạ.
Trước đó, chính quyền Đại lục đã đi một đoạn đường dài để chế ngự biến động trong thị trường chứng khoán 7.200 tỉ USD của nước này.
Hơn 1.400 công ty đã được phép ngừng giao dịch, các cổ đông lớn bị cấm bán ra và nhiều đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) bị hoãn. Ngoài ra, một cơ quan chính phủ đã được phép tiếp cận đến hơn 480 tỉ USD vốn vay để mua vào cổ phiếu.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc chơi "canh bạc Hy Lạp" để "thâu tóm" Châu Âu
Theo chuyên gia Nga, can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là một rủi ro, nhưng là một canh bạc để Trung Quốc thâu tóm các thị trường Châu Âu.
Theo chuyên gia Nga, can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đầy rẫy rủi ro, nhưng là một canh bạc để Trung Quốc "thâu tóm" các thị trường Châu Âu.
Mọi con mắt đổ dồn vào Trung Quốc và khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ của nước này, sau khi cử tri Hy Lạp "nói không" với các điều kiện của gói cứu trợ quốc tế mới trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 làm bùng lên những đồn đoán rằng Hy Lạp sẽ buộc phải rời khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone).
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Brussels hôm 7/7, kêu gọi Hy Lạp đề xuất những "đề nghị nghiêm túc và đáng tin cậy" để giải cứu nền kinh tế nếu nước này có ý định ở Eurozone.
Thủ tướng Lý Khắc Cường trấn an các quan chức EU hàng đầu về việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp.
Trong một cuộc họp báo hôm 6/7, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cheng Guoping khẳng định rằng Trung Quốc đang tham gia vào việc tìm kiếm một giải pháp cho tình hình Hy Lạp và rằng Bắc Kinh đã thảo luận với cả Athens và Brussels.
Thứ trưởng Cheng Guoping bày tỏ lạc quan rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ được "giải quyết một cách thỏa đáng" và nền kinh tế Hy Lạp sẽ phục hồi với sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Ông Cheng lưu ý rằng bất cứ điều gì xảy ra đều có "tác động nghiêm trọng" không chỉ đối với Hy Lạp mà còn đối với toàn bộ thế giới.
Theo các chuyên gia Nga, việc can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là đầy rẫy rủi ro, nhưng Trung Quốc chơi canh bạc Hy Lạp để "thâu tóm" các thị trường Châu Âu.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Nga Sputnik, ông Yakov Berger - một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IFES) - cho biết Trung Quốc không cho phép quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất là Châu Âu "bị đóng băng" do cuộc khủng hoảng Hy Lạp.
Chuyên gia Alexander Larin của IFES nhận định mối quan hệ giữa Hy Lạp với EU sẽ diễn biến phức tạp hơn và phải được giải quyết dứt điểm. Cả Hy Lạp lẫn EU đều hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc, nước đã ngỏ ý muốn giúp đỡ.
Đối với Trung Quốc, Hy Lạp là một cửa ngõ quan trọng để tiếp tục xâm nhập thị trường Châu Âu. Trung Quốc vốn là một nhà đầu tư lớn vào nền kinh tế Hy Lạp kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Trung Quốc đã mua lại nhiều tài sản công và tăng thị phần tại cảng Pireaus - cảng biển thương mại lớn nhất Hy Lạp - kiểm soát một số cầu tàu container để đảm bảo dòng chảy ngày càng ồ ạt các sản phẩm của Trung Quốc vào Châu Âu.
Trung Quốc cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc kết nối cảng Pireaus với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của nước này tại khu vực Balkan và các quốc gia ven sông Danube. Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với các nước Châu Âu về nhiều dự án phát triển đường cao tốc, đường sắt và đường thủy.
Hãng truyền thông Sputnik nhận định do cuộc khủng hoảng Hy Lạp, đây là một canh bạc có mức độ rủi ro rất cao, khi xét đến những thiệt hại trước đó của các công ty Trung Quốc ở Iraq, Libya, Sudan và Ai Cập.
Tuy nhiên, hai chuyên gia Berger và Larin lại cho rằng Trung Quốc sẽ không bị lỗ vốn trong canh bạc này. Thậm chí, ông Alexander Salitsky - một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Kinh tế và Quan hệ Quốc tế Thế giới Moscow - còn cho rằng một "Trung Quốc trường vốn" sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng Hy Lạp để "kiểm soát" Châu Âu.
Chuyên gia Salitsky nói Bắc Kinh chắc chắn sẽ tham gia kế hoạch giải cứu Hy Lạp và lưu ý rằng Trung Quốc có đủ nguồn lực để làm điều này. Trung Quốc có thể di chuyển một số ngành công nghiệp chế biến sang Hy Lạp hoặc có thể dùng Hy Lạp làm nơi trung chuyển dầu khí quan trọng từ Nga sang Châu Âu.
Fan Mingtao, Vụ trưởng Vụ Tài chính định lượng tại Viện Định lượng và Kỹ thuật kinh tế Trung Quốc nói với Sputnik rằng có hai cách mà Trung Quốc cung cấp viện trợ cho Hy Lạp.
Ông Fan Mingtao nói: "Thứ nhất , (Trung Quốc có thể viện trợ) trong khuôn khổ viện trợ quốc tế thông qua các nước EU. Thứ hai, Trung Quốc có thể hỗ trợ Hy Lạp trực tiếp. Thông qua chương trình &'Hành lang kinh tế Con đường tơ lụa' và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, Trung Quốc có khả năng này".
Đáng chú ý là Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, do Trung Quốc lãnh đạo, có sự tham gia của hàng chục nước Châu Âu.
Minh Châu (Theo WCT)
Theo_Kiến Thức
Thổ Nhĩ Kỳ họp bàn khả năng can thiệp vào Syria Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ (TSK) đã triệu tập các chỉ huy dọc biên giới với Syria về thủ đô Ankara để tham dự cuộc họp bàn khả năng can thiệp sang nước láng giềng, nơi đang có giao tranh dữ dội giữa người Kurd và phiến Nhà nước Hồi giáo (IS). Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai...