Chứng khoán Trung Quốc có phiên giảm mạnh nhất 8 tháng
Vừa mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ quốc khánh, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 2, với chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu blue-chip mất hơn 4% điểm số.
Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đại lục đang bị đè nặng bởi nỗi lo tăng trưởng kinh tế suy giảm trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa nước này với Mỹ tiếp tục leo thang.
Theo tin từ Reuters, trong vòng 2 năm rưỡi, đây mới chỉ là lần thứ hai CSI 300 giảm trên 4%.
Phiên “đỏ lửa” của chứng khoán Trung Quốc gây sức ép lên thị trường toàn cầu, kéo chỉ số MSCI All-Country World Index của chứng khoán thế giới giảm gần 0,4%.
Trong khi đó, đồng USD được giới đầu tư mua mạnh để tìm kiếm sự an toàn. Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác tăng 0,3%, đạt gần mức cao nhất 14 tháng thiết lập hồi giữa tháng 8.
Chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng đặc biệt mạnh từ tâm trạng bi quan ở thị trường Trung Quốc phiên đầu tuần. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương rớt 0,7%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017, nâng tổng mức giảm từ mức đỉnh thiết lập vào tháng 1 lên 22%.
Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đại lục đang bị đè nặng bởi nỗi lo tăng trưởng kinh tế suy giảm trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa nước này với Mỹ tiếp tục leo thang. Ngày Chủ nhật, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm bơm thêm thanh khoản vào nền kinh tế.
“Trung Quốc vừa cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, một động thái nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm phản ứng với sự giảm tốc của nền kinh tế. Nhưng thị trường không cho rằng làm như vậy đã là đủ để vực dậy tăng trưởng”, chiến lược gia cấp cao Guillermo Felices thuộc BNP Paribas Asset Management nhận định.
Video đang HOT
Ngoài sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, giới đầu tư chứng khoán toàn cầu hiện còn đối mặt một loạt nỗi lo khác, bao gồm lãi suất ở Mỹ tăng, tình trạng èo uột của các thị trường chứng khoán mới nổi, và những tranh cãi xung quanh vấn đề ngân sách ở Italy. Với những vấn đề này, chứng khoán thế giới đã giảm hơn 2% kể từ đầu tháng 10.
Hôm thứ Sáu, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất 7 năm, sau khi loạt dữ liệu kinh tế khả quan của nước này củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục nâng lãi suất.
Ngày thứ Hai, thị trường tài chính Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Columbus Day.
Lúc đóng cửa phiên đầu tuần tại thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số CSI 300 giảm 4,3%, còn chỉ số Shanghai Composite Index mất hơn 3,7%.
Theo hãng tin Bloomberg, đây là phiên khởi đầu tháng 10 tồi tệ nhất của chứng khoán Trung Quốc trong 1 thập kỷ trở lại đây. Các nhà đầu tư đã bán tháo 1,4 tỷ USD cổ phiếu A của chứng khoán Trung Quốc đại lục thông qua kết nối giao dịch với thị trường Hồng Kông.
Một số nhà giao dịch nói rằng nhóm hỗ trợ thị trường chứng khoán của Chính phủ Trung Quốc có vẻ không “ra tay” can thiệp vào thị trường phiên này, khiến sự giảm điểm càng diễn ra mạnh.
Từ tháng 1 đến nay, chứng khoán Trung Quốc đã “bốc hơi” 2,4 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
Là một trong nhưng thị trường chứng khoán giảm tệ nhất thế giới từ đầu năm đến nay, chứng khoán Hồng Kông cũng giảm vì “vạ lây” chứng khoán Trung Quốc đại lục phiên này. Chỉ số Hang Seng đóng cửa với mức giảm gần 1,4%.
An Huy
Theo vneconomy.vn
UOB: Công nghệ giúp tăng trưởng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Theo các nghiên cứu Sự Chuyển Đổi của SME khối ASEAN các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lựa chọn công nghệ là mảng ưu tiên đầu tư số một, nhằm đảm bảo sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua kết quả nghiên cứu, cứ 5 DNVVN tại Việt Nam thì có tới 3 doanh nghiệp (58%) hiện đang chú trọng đầu tư vào công nghệ thay vì các lĩnh vực đầu tư truyền thống như nhà xưởng, máy móc, nhằm tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trong nền kinh tế số. Trong các DNVVN trên, có đến 71% doanh nghiệp dự kiến sẽ đầu tư vào phần mềm như ứng dụng di động hoặc tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing), vì cho rằng nền tảng công nghệ hiện đại sẽ giúp tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và nâng cao lòng trung thành của họ với thương hiệu. Bên cạnh đó, đầu tư mảng phần cứng và cơ sở hạ tầng đứng vị trí thứ 2, với 64%.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang chú trọng đầu tư vào công nghệ thay vì cơ sở hạ tầng và sản xuất.
Nghiên cứu cũng nêu ra những điểm tương đồng trong xu hướng đầu tư của DNVVN Việt Nam với các nước trong khối ASEAN. Cụ thể, Thái Lan dẫn đầu khu vực với 73% doanh nghiệp tập trung đầu tư vào công nghệ, tiếp theo sau là Malaysia (65%), Singapore (63%) và Philippines (56%). Indonesia là thị trường duy nhất mà nhu cầu đầu tư vào công nghệ đứng thứ ba (48%), sau bất động sản (54%) và máy móc, thiết bị (52%).
Ông Harry Loh, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam, cho biết: "Qua nghiên cứu, các DNVVN tại Việt Nam nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ đối với việc xây dựng một doanh nghiệp bền vững và cải thiện năng lực cạnh tranh. Đây là tín hiệu khả quan khi các doanh nghiệp nhận ra sự cấp thiết của việc đầu tư vào công nghệ thay vì vào những bất động sản truyền thống như trước đây. Tuy nhiên, các DNVVN cũng cần đảm bảo rằng họ nắm bắt hoàn toàn và am hiểu sâu sát các lựa chọn giải pháp kỹ thuật số trên thị trường để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này."
Có đến 86% trong số các DNVVN Việt Nam được khảo sát xem công nghệ là phương cách cải thiện việc quản lý chi phí hiệu quả, so với các cách làm khác như cắt giảm chi phí chung (81%), hoặc tìm các đối tác cung ứng rẻ hơn (78%). Điều này chứng minh rằng việc ứng dụng công nghệ có thể hỗ trợ tăng năng suất và hiệu quả công việc hơn hẳn.
Các DNVVN Việt Nam đang bắt kịp xu hướng chuyển đổi công nghệ so với các nước trong khu vực.
Các DNVVN tại Việt Nam cũng đang tìm kiếm giải pháp công nghệ để đơn giản hóa việc thực hiện các bước giao dịch ngân hàng. Có gần 4 trên 5 DNVVN (chiếm 78%) ưu tiên lựa chọn phương thức trực tuyến để sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính như đăng ký vay vốn, mở thẻ tín dụng hoặc thậm chí là rút tiền trực tuyến. Đây là lĩnh vực mà các ngân hàng, trong đó có cả UOB, đã, đang và sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam bằng cách giúp doanh nghiệp mở tài khoản và đăng ký khoản vay thông qua hình thức trực tuyến. Ví dụ: DNVVN có thể dễ dàng hoàn tất các thủ tục mở tài khoản doanh nghiệp trực tiếp tại website của UOB VIệt Nam hoặc trên ứng dụng di động UOB Business mà không cần phải đến chi nhánh ngân hàng. Hồ sơ sẽ được phê duyệt sơ bộ chỉ trong vòng một ngày làm việc và DNVVN có thể bắt đầu sử dụng tài khoản để giao dịch. "DNVVN không có nhiều nguồn lực nên họ có nhu cầu thực hiện giao dịch ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bằng việc số hóa những giải pháp ngân hàng như thủ tục đăng ký mở tài khoản, chúng tôi giúp chủ DNVVN có thể tiết kiệm được thời gian dành cho việc thực hiện các thủ tục để tập trung vào những hoạt động giúp tạo ra doanh thu," ông Harry Loh cho biết.
Nghiên cứu cũng cho thấy các DNVVN Việt Nam tự tin với mức tăng trưởng doanh thu mặc dù phải đối mặt với những căng thẳng kinh tế toàn cầu và những thách thức như thiếu hụt nhân tài hay chi phí nhân sự. Hai trên 3 doanh nghiệp (67%) dự kiến có doanh thu tiếp tục tăng trong năm nay, trong đó 1/3 doanh nghiệp (34%) dự đoán đạt mức tăng trưởng hai chữ số.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang tự tin kết thúc năm tài chính với doanh thu tăng trưởng nhờ đầu tư vào công nghệ.
Ông Nguyễn Việt Thắng - Tổng giám đốc Crif D&B Việt Nam cho biết: "Quan điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đồng thuận với thực tế tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm 2018 cũng như dữ liệu đưa ra bởi tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) đối với kỳ vọng về các doanh nghiệp Việt Nam. Nền kinh tế cũng đạt được tăng trưởng 6.98% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước - tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ năm 2011 đến nay. Vào quý cuối năm nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được mong đợi sẽ duy trì mức tăng trưởng khả quan, với hơn một nửa (52.5%) các doanh nghiệp trong ngành chế xuất và sản xuất kỳ vọng tình hình kinh doanh của mình sẽ tiến triển thuận lợi."
Nghiên cứu Sự Chuyển Đổi của SME khối ASEAN được thực hiện vào cuối năm 2017 với sự tham gia của 1235 DNVVN ở 6 quốc gia ASEAN - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những cách thức mà các doanh nghiệp đang chuẩn bị cho sự phát triển kinh doanh, cũng như thích ứng với những thay đổi và thử thách trong tương lai.
Theo Techtimes
Giao dịch đột biến, cổ phiếu trụ cột nâng đỡ thị trường Phiên giao dịch ngày 2-10, cổ phiếu giảm giá chiếm áp đảo nhưng VN-Index vẫn hiện sắc xanh nhờ sự lên giá của cổ phiếu trụ cột. Giao dịch đột biến với trên 17.000 tỷ đồng được chuyển nhượng. Diễn biến của VN-Index ngày 2-10 Kết thúc phiên, VN-Index tăng 5,91 điểm ( 0,51%) lên 1.018,79 điểm trong khi VN30-Index giảm 2,53 điểm...