Chứng khoán trên thị trường châu Á và châu Âu lại đỏ sàn
Cùng với đà đi xuống của chứng khoán châu Á, các chỉ số chứng khoán châu Âu cũng mở phiên giao dịch ngày 14/7 trong “sắc đỏ.”
Ảnh minh họa. (Nguồn: CNBC)
Ngày 14/7, chứng khoán châu Á đã đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tăng mạnh tại Mỹ kéo theo nhiều quan ngại về tình hình dịch bệnh, cũng như gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo của Nhật Bản đã giảm 0,87%, tương đương 197,73 điểm, xuống mức 22.581,01 điểm. Tương tự, chỉ số Topix giảm 0,5%, tương đương 7,87 điểm, và đóng cửa ở mức 1.565,15 điểm.
Trong khi đó, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng giảm 0,11%, tương đương 2,45 điểm, xuống mức 2.183,61 điểm.
Video đang HOT
Tại Trung Quốc, bất chấp số liệu chính thức cho thấy kim ngạch xuất-nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 6 vượt dự báo của giới phân tích, chỉ số chứng khoán Shanghai Composite của Thượng Hải vẫn giảm 0,83% về mức 3.414,62 điểm, trong khi chỉ số Shenzhen trên sàn giao dịch Thâm Quyến mất 1,08% và đóng cửa ở mức 13.996,46 điểm.
Chỉ số CSI 300 theo dõi nhóm cổ phiếu niêm yết tại sàn Thượng Hải và Thâm Quyến cũng giảm 0,95%.
Nhìn chung, chỉ số MSCI toàn châu Á- Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 0,92%.
Nối tiếp đà đi xuống của chứng khoán châu Á, các chỉ số chứng khoán châu Âu cũng mở phiên trong “sắc đỏ.”
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của thị trường London (Anh) giảm 0,7% xuống còn 6.130,25 điểm, một phần do thông tin hoạt động kinh tế Anh chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19.
Tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone), chỉ số DAX 30 tại Frankfurt (Phranh-phuốc, Đức) cũng mất 1,4% xuống còn 12.621,96 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) giảm 1,5% về mức 4.981,03 điểm.
Đa số các nhà đầu tư đều lo ngại sự gia tăng mạnh các ca mắc COVID-19 mới tại Mỹ, đặc biệt là tại bang giàu nhất nước California.
Thống đốc bang California Gavin Newsom ngày 13/7 đã công bố kế hoạch ngừng mở cửa trở lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh do số ca mắc COVID-19 mới ở bang miền Tây nước Mỹ này đang gia tăng mạnh.
Bên cạnh đó, diễn biến căng thẳng mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh khi Mỹ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở hầu hết Biển Đông cũng ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của nhà đầu tư./.
Chứng khoán châu Á và châu Âu xanh sàn
Thị trường chứng khoán châu Á đã có một ngày hoạt động sôi động trong ngày giao dịch 6/7 khi tâm lý nhà đầu tư hưng phấn trước những tín hiệu phục hồi kinh tế tích cực, bất chấp số ca mắc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu vẫn tăng cao.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đóng cửa phiên giao dịch trong ngày, chỉ số chứng khoán Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) dẫn đầu các thị trường lớn trong khu vực khi tăng tới 5,71% lên mức 3.332,88 điểm, mức cao nhất trong hơn 2 năm qua, khi các nhà đầu tư tin tưởng vào "sự hồi sinh" của hoạt động kinh tế tại cường quốc châu Á sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chỉ số Shenzhen Composite trên sàn giao dịch Thâm Quyến cũng ghi nhận mức tăng 3,9% và chốt phiên ở mức 2.121,59 điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,8% lên mức 22.714,44 điểm, trong khi chỉ số Topix tăng 1,6% và đóng cửa ở mức 1.577,15 điểm. Tương tự, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng tăng 1,65% lên mức 2.187,93 điểm.
Nhìn chung, chỉ số MSCI toàn châu Á-Thái Bình Dương, trừ Nhật Bản, tăng 1,6% lên mức cao nhất kể tháng Hai vừa qua.
Nối tiếp đà đi lên của chứng khoán châu Á, các chỉ số chứng khoán châu Âu cũng mở phiên trong "sắc xanh" . Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của thị trường London (Anh) tiến 1,8% lên 6.267,78 điểm. Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), chỉ số DAX 30 tại Frankfurt (Đức) tăng 1,9% lên 12.766,05 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) "nhảy vọt" 2% lên mức 5.109,28 điểm.
Việc các nước nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa phòng chống đại dịch COVID-19 chính là chất xúc tác mạnh mẽ tác động tới tâm lý của giới đầu tư vốn đang kỳ vọng vào sự phục hồi sau tình trạng được cho là suy thoái toàn cầu trong năm 2020 này do ảnh ưởng của dịch bệnh trên.
Ngoài ra, số liệu việc làm Mỹ cũng như hoạt động sản xuất tốt hơn mong đợi cũng giúp tăng niềm tin của các nhà đầu tư, cùng hy vọng về sớm có vaccine phòng COVID-19 - một yếu tố then chốt sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.
Chứng khoán châu Âu, châu Á ngập trong sắc đỏ Ngày 15/6, chứng khoán châu Âu đã đồng loạt mất hơn 2% điểm trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể làm chệch hướng phục hồi của nền kinh tế. Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt, Đức, ngày 2/3/2020. Ảnh: THX/ TTXVN Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số FTSE...