Chứng khoán toàn cầu tăng mạnh nhờ Mỹ nới lỏng các hạn chế thương mại với Huawei
Chứng khoán thế giới đồng loạt đi lên trong phiên 21/5 sau khi Washington tạm thời nới lỏng các hạn chế thương mại áp đặt đối với tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc.
Chứng khoán Á – Âu phủ sắc xanh
Thị trường chứng khoán châu Âu phục hồi mạnh trong phiên giao dịch này, đặc biệt các cổ phiếu của các nhà sản xuất con chip tại châu Á ghi nhận đà tăng điểm mạnh nhất.
Cụ thể, tại thị trường châu Âu, chỉ số chứng khoán Euro Stoxx 600 tăng 0,3%, chỉ số DAX 30 của Đức nhích 0,6%, trong khi đó chỉ số CAC 40 cộng 0,2%.
Các cổ phiếu tại châu Á – Âu đồng loạt đi lên nhờ Washington tạm thời cấp phép cho Huawei tiếp tục mua linh kiện và công nghệ Mỹ cho tới ngày 19/8.
Chính phủ Mỹ đã bổ sung tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei vào danh sách đen thương mại trong tuần trước, làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, ngày 20/5, chính quyền Washington đã cấp cho Huawei một giấy phép tạm thời để tiếp tục mua linh kiện và công nghệ Mỹ cho tới ngày 19/8.
Phụ trách chiến lược toàn cầu Andrew Milligan của Aberdeen Standard nhận xét: “Việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm với Huawei khiến nhà đầu tư trút bỏ nỗi lo ngại về cuộc chiến thương mại mở rộng giữa Mỹ và Trung Quốc, đẩy mạnh mua vào các tài sản rủi ro”.
Thông tin tích cực này đã khiến các cổ phiếu công nghệ phục hồi mạnh, trong đó các nhà sản xuất chip Infineon và STMicro tăng lần lượt 1,4% đến 3,5% và lĩnh vực công nghệ đã tăng hơn 1% sau khi lao dốc gần 3% trong phiên trước đó.
Video đang HOT
Các cổ phiếu của Prudential và Standard Chartered cũng đi lên nhờ mối lo về căng thẳng thương mại hạ nhiệt .
Tại châu Á, mức tăng của Samsung Electronics đã giúp chỉ số chứng khoán Kospi trên thị trường Hàn Quốc chốt phiên leo dốc 0,3%. Trên thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,23%, trong khi chỉ số Thâm Quyến CSI 300 nhích 1,35%.
Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI, theo dõi cổ phiếu ở 47 quốc gia, tăng nhẹ ở mức 0,01%.
Rupert Thompson, phụ trách nghiên cứu thị trường tại Kingswood cho biết: “Thị trường cổ phiếu vẫn chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung kéo dài gần 1 năm qua. Song, chúng tôi vẫn tin rằng hai nước sẽ sớm đạt được một thỏa thuận thương mại, rất có thể là tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 6 tới”.
Cổ phiếu công nghệ tạo lực đẩy cho Phố Wall phục hồi
Cổ phiếu công nghệ đã giúp Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 21/5, sau khi chính quyền Tổng thống Trump tạm nới trừng phạt tập đoàn Huawei. Động thái của Washington giúp giải tỏa bớt nỗi lo của giới đầu tư về sức ép đối với lợi nhuận tương lai của các công ty công nghệ.
Chứng khoán Mỹ phục hồi trong phiên 21/5.
Trong phiên này, cổ phiếu các hãng sản xuất con chip, trong đó có nhiều hãng là nhà cung cấp của Huawei, bị bán tháo do ảnh hưởng của lệnh cấm mà Mỹ đưa ra đối với Huawei vào tuần trước.
Tuy nhiên, nhờ việc chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấp cho Huawei đến ngày 19/8, áp lực bán đối với cổ phiếu con chip cũng dịu đi trong phiên 21/5.
Chỉ số Philadelphia Semiconductor Index, một thước đo giá cổ phiếu con chip tăng 2,1%, kết thúc chuỗi 3 phiên giảm trước đó. Cổ phiếu của các nhà cung cấp Mỹ lớn của Huawei, gồm Intel, Qualcomm, Xilin và Broadcom đồng loạt tăng từ 1 – 4,6%.
Toàn nhóm công nghệ tăng 1,2%, trở thành lực đẩy quan trọng cho phiên tăng điểm mạnh nhất của chỉ số S&P 500.
“Nhóm cổ phiếu công nghệ đã rung lắc trong các ngày gần đây, nhưng phiên này áp lực đã giải tỏa”, chiến lược gia Keith Lerner thuộc SunTrust Advisory Services nhận định. “Vụ Huawei đã phủ một đám mây lớn lên ngành công nghệ. Có rất nhiều công ty có mối quan hệ với Huawei”.
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones tăng 197 điểm, khoảng 0,8%, đạt 25.877 điểm. S&P 500 tăng 0,9%, đạt 2.864 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,1%, đạt 7.786 điểm.
Mặc dù phục hồi phiên này, S&P 500 vẫn đang trên đà hoàn tất tháng giảm đầu tiên trong năm nay. Chỉ số hiện giảm khoảng 3% so với mức kỷ lục mọi thời đại thiết lập vào hôm 1/5, do nỗi lo gia tăng về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P 500, duy nhất chỉ có nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu đi xuống trong phiên này với mức giảm 0,3%.
Theo kinhtedothi.vn
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vì dữ liệu kinh tế xấu
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, dưới sức ép từ dữ liệu kém khả quan về đầu tư xây dựng và sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu y tế. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng trở nên thận trọng hơn sau những lạc quan trước đó về khả năng đạt một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Thống kê công bố ngày đầu tuần cho thấy chi tiêu xây dựng ở Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 12/2018 do đầu tư vào các dự án ở cả khu vực công và tư nhân cùng đi xuống. Số liệu này khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại rằng Chính phủ Mỹ sẽ phải cắt giảm mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã công bố cho quý 4.
Vào đầu phiên giao dịch, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm nhờ thông tin nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đạt một thỏa thuận thương mại tại một cuộc gặp dự kiến tổ chức vào khoảng ngày 27/3 - Reuters đưa tin.
Hy vọng Mỹ-Trung đạt thỏa thuận thương mại đã giữ vai trò là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng điểm của thị trường chứng khoán toàn cầu kể từ cuối tháng 12, bên cạnh việc giới đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tạm dừng việc nâng lãi suất.
Dù đi xuống phiên này, chỉ số S&P 500 hiện vẫn tăng 11% từ đầu năm đến nay.
"Kỳ vọng này đã được phản ánh vào giá cổ phiếu trong những tháng đầu của năm 2019. Đó là một phần lý do vì sao chúng ta có một thị trường giá lên như vậy", hãng tin Reuters dẫn nhận định của chiến lược gia trưởng Alicia Levine thuộc BNY Mellon Investment Management.
"Thị trường vốn kỳ vọng một thỏa thuận Mỹ-Trung, nên đã có một chút hoạt động bán ra dựa trên tin tức vào ngày hôm nay", bà Levine nhận xét, và nói thêm rằng thị trường vẫn có thể tăng cao hơn nếu có một thỏa thuận được ký.
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 0,79%, còn 25.819,65 điểm. S&P 500 giảm 0,39%, còn 2.792,81 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,23%, còn 7.577,57 điểm.
Theo giới phân tích, mốc 2.800 đang là một ngưỡng cản kỹ thuật quan trọng mà S&P 500 cần phải vượt qua nếu muốn tăng cao hơn.
Vốn là nhóm yếu nhất trong S&P 500 từ đầu năm đến nay, nhóm y tế sụt 1,3% trong phiên này, trở thành nhóm cổ phiếu ngành giảm điểm mạnh nhất. Nguyên nhân khiến nhóm y tế giảm mạnh là thông tin hãng dược Purdue Pharma có thể sắp nộp đơn xin bảo hộ phá sản vì áp lực từ các vụ kiện cáo buộc công ty này có liên quan đến cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opioid ở Mỹ.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu giảm giá nhiều gấp 1,38 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 1,62 lần.
Có tổng cộng 7,9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng ở Phố Wall trong phiên này, so với mức trung bình 7,3 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Theo vneconomy.vn
Giới đầu tư nín thở chờ tin quan trọng Thận trọng chờ cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, cùng thỏa thuận về chi phí bức tường biên giới giữa lãnh đạo quốc hội của 2 đảng khiến phố Wall tiếp tục lình xình trong phiên đầu tuần mới. Ảnh AFP Diễn biến của phố Wall khá trong phiên đầu tuần mới khá giống với phiên cuối tuần trước khi nhà...