Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa trước nỗi sợ virus corona
Thị trường chứng khoán thế giới có thêm phiên giảm mạnh sau phiên thứ hai hôm qua do lo ngại tác động từ dịch cúm corona bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán thế giới (đặc biệt là châu Á) sáng nay một lần nữa sụt giảm mạnh trước lo ngại về tác động kinh tế và con người của virus corona bùng phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).
Trong khi lợi tức trái phiếu kho bạc và Nhân dân tệ có xu hướng đi ngang sau khi giảm hôm thứ hai, hàng loạt chỉ số chứng khoán các thị trường sụt giảm.
Thị trường chứng khoán lớn tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… đều sụt giảm khi mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ. Trong khi chứng khoán Trung Quốc và Hong Kong vẫn đóng cửa, hợp đồng tương lai chứng khoán Trung Quốc đã giảm gần 6% vào thứ hai vừa qua.
Sau khi thông tin số người chết ở Trung Quốc tăng lên (vượt mốc 100 người) do virus cúm này gây ra đã khiến đồng tiền của một loạt các nước trong khu vực châu Á dao động.
Chứng khoán toàn cầu trao đảo vì dịch cúm corona tại Trung Quốc. Ảnh: Kazuhino Nogi/AFP-Getty Images.
Trong phiên giao dịch thứ ba, chỉ số chứng khoán Nhật Bản Nikkei 225 đã giảm 199,23 điểm (0,85%), hợp đồng tương lai chứng khoán Nhật Bản cũng giảm 170 điểm; chỉ số Shanghai Se giảm 84,226 (2,75%); S&P 500 giảm 51,84 (1,57%); DAX Index giảm 2,74%; FTSE 100 giảm 2,29%; thậm chí Euro Stoxx 50 Pr cũng đã giảm 2,68% trong sáng nay…
Trước đó, S&P 500 cũng đã có phiên giảm mạnh nhất trong gần 4 tháng vào ngày thứ hai. chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones cũng giảm 1,57% sáng nay.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, các nhà đầu tư lo ngại rằng đến nay, Trung Quốc đã thất bại trong việc ngăn chặn sự bùng phát của virus viêm phổi corona tại nước này trong khi thị trường tài chính bước vào kỳ công bố kết quả kinh doanh cuối năm.
Ông Alec Young, CEO nghiên cứu thị trường toàn cầu tại FTSE Russell, cho biết các thị trường chứng khoán ghét sự không chắc chắn và không ai biết virus corona sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào.
Trung Quốc là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu lớn nhất, vì vậy việc virus corona bùng phát tại quốc gia này là điều không thể tồi tệ hơn với nền kinh tế toàn cầu.
Thị trường tài chính Trung Quốc sẽ đóng cửa đến thứ hai tuần tới sau khi các nhà chức trách nước này buộc phải kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2020 thêm 3 ngày trong công cuộc vật lộn với cuộc khủng hoảng do virus viêm phổi cấp gây ra.
Không chỉ tác động tới thị trường chứng khoán, giá dầu thế giới cũng đã giảm xuống mức thấp hơn ba tháng, giá kim loại quý dao động mạnh.
Cũng theo hãng tin này, các nhà sản xuất chip, tàu du lịch và nhà điều hành sòng bạc là những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất bở thông tin virus corona bùng phát do có liên kết chặt chẽ với Trung Quốc.
Cổ phiếu của châu Âu và thị trường mới nổi giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12.
Thậm chí, cổ phiếu lẩu Haidilao và các rạp phim cũng có xu hướng giảm vì người dân tránh xa khu đông đúc.
Ngược lại, trên thị trường chứng khoán Mỹ lại có một số cổ phiếu hưởng lợi từ việc virus corona bùng phát, chủ yếu là cổ phiếu nhóm y tế và sức khỏe.
Trong đó, cổ phiếu của Nano Viricides đã tăng thêm 86,98% chỉ trong phiên giao dịch sáng nay, hiện đạt mốc giá gần 16 USD/cổ phiếu từ vùng giá 5 USD vài ngày trước đó.
Cổ phiếu Alpha Pro Tech tăng 28,33% trong sáng nay và gần gấp đôi tuần trước; Allied Healthcare Products tăng 50% sáng nay và đã gấp 2,5 lần sau 3 ngày; Co-Diagnostics tăng 82,45% và gấp 2 lần sau khi dịch corona bùng phát; Inovio Pharmaceuticals tăng 25,47% sáng nay; BioCryst Pharmaceuticals tăng 14,23%…
Theo Zing.vn
Virus corona chưa đến mức báo động toàn cầu, chứng khoán châu Âu "phá băng" tâm lý
Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu lên điểm 1,2% giữa phiên giao dịch 24/1 với nhóm cổ phiếu công nghiệp bật tăng 1,7% và hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của châu lục này đều giao dịch trong vùng tích cực.
Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu lên điểm 1,2% giữa phiên giao dịch 24/1. Ảnh: AFP
Nhìn lại tuần qua, chứng khoán thế giới có một tuần u ám do nhà đầu tư lo ngại virus viêm phổi lạ chủng corona lan rộng sau khi khiến 25 người tử vong tại Trung Quốc và hơn 800 ca nhiễm bệnh. Nhà đầu tư chỉ thở phào yên tâm hơn sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh do virus corona chưa đến mức báo động toàn cầu.
Chứng khoán châu Á hồi phục nhẹ phiên hôm nay 24/1, với chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) nhích 0,13% còn chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng tăng tương tự, 0,13%.
Thông tin đáng chú ý trên thị trường châu Âu là việc cơ quan quản lý cạnh tranh Anh tiến hành điều tra kỹ lưỡng vụ Takeaway.com thâu tóm đối thủ Just Eat. Động thái này có thể làm trì hoãn việc hoàn tất thỏa thuận giữa 2 bên để tạo ra hãng chuyển phát lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, công ty truyền thông Axel Springer (Đức) vừa cho biết họ dự định hủy kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt sau khi được công ty đầu tư tư nhân KKR (Mỹ) tiếp quản.
Thêm thông tin đáng chú ý trên thị trường châu Âu là việc gã khổng lồ viễn thông Ericsson của Thụy Điển đã quyết định tăng cổ tức năm 2019 trước phiên giao dịch 24/1, dù báo cáo thu nhập quý IV/2019 của công ty này không như kỳ vọng của các nhà phân tích do hoạt động kinh doanh sụt giảm và chi phí tăng cao. Cổ phiếu của Ericsson mất 5,4% ngay đầu phiên 24/1.
Cổ phiếu ngân hàng Virgin Money mở phiên tăng 5,7% và dẫn đầu sóng tăng trong rổ chỉ số Stoxx 600 sau khi ngân hàng này cho biết Chủ tịch Jim Pettigrew sẽ nghỉ hưu vào tháng 9/2021.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) công bố sáng 24/1 cho thấy hoạt động kinh doanh của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro) chưa đủ mạnh để có một khởi đầu tốt cho năm 2020, nhưng nhiều nhận định cho rằng PMI sẽ tăng lên vẫn giúp thị trường chứng khoán châu Âu lên điểm.
Chỉ số PMI khu vực đồng tiền chung châu Âu do công ty phân tích thị trường IHS Markit công bố đứng ở mức 50,9 trong tháng 1/2020, thấp hơn mức 51,2 mà các nhà kinh tế dự báo trước đó.
Suy thoái công nghiệp ở châu Âu tiếp tục ảnh hưởng đến chỉ số PMI. Cụ thể, chỉ số PMI ngành sản xuất chế tạo chỉ đạt 47,8 trong tháng 1, nhưng đã cải thiện đáng kể so với mức 46,3 trong tháng 12/2019 và cao hơn dự báo 46,8 cho tháng 1 trước đó.
Riêng chỉ số PMI của Anh đạt 52,4 trong tháng 1, cao hơn dự báo 50,6 trước đó nhờ cả 2 chỉ số của ngành sản xuất và dịch vụ đều tăng trưởng vượt xa kỳ vọng.
Lê Quân (CNBC)
Theo Báo đầu tư
Công nghệ giúp giới đầu tư giảm bớt nỗi lo virus corona Sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ khiến nỗi lo về sự bùng phát của virus corona, giúp phố Wall hồi nhẹ trở lại trong phiên thứ Tư (22/1). Ảnh: AFP Nỗi lo về sự bùng phát của virus corona gây viêm phổi lạ xuất phát từ Vũ Hán khiến giới đầu tư toàn cầu lo lắng bán tháo trong phiên...