Chứng khoán toàn cầu ‘đỏ lửa’ khi lạm phát đè nặng tâm lý giới đầu tư
Thị trường chứng khoán khoán, trái phiếu chính phủ và dầu mỏ toàn cầu đồng loạt đi xuống trong phiên giao dịch ngày 11/4, khi giới đầu tư lo ngại về hệ quả của tăng lãi suất và tình trạng lạm phát cao ở Mỹ, châu Âu cũng như lệnh phong tỏa phòng chống COVID-19 ở Trung Quốc.
Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lo ngại tác động của lạm phát cũng như biện pháp tăng lãi suất của nhiều ngân hàng trung ương. Ảnh: Getty Images
Trên thị trường Phố Wall, chỉ số Down Jones, S&P 500 và Nasdad giảm lần lượt 1,19%, 1,69% và 2,18%, với cổ phiếu ngành công nghệ, năng lượng mất giá mạnh nhất.
Tại châu Âu, chỉ số Europe Stoxx 600 toàn khu vực giảm 0,6%, FTSE (Anh) giảm 0,7%, DAX (Đức) giảm 0,64%.
Video đang HOT
Còn tại châu Á, chỉ số Hang Seng (Trung Quốc) giảm mạnh 3,8%, CSI 300 trên sàn Thượng Hải lùi 3,1%, do tâm lý lo ngại của nhà đầu tư trước lệnh phong tỏa, đóng cửa kéo dài ở Thượng Hải.
Theo Mike Zigmont, giám đốc bộ phận giao dịch và nghiên cứu tại Quỹ Harvest Volatility, tâm lý của nhà đầu tư hiện chịu tác động bởi yếu tố tiêu cực. Lợi suất trái phiếu ngày càng tăng và đẩy thị trường sang xu hướng giảm giá. “Lợi suất trái phiếu tăng, tăng và chỉ có tăng. Điều này khiến những người lạc quan cũng phải chấp nhận thực tế đó”, ông Zigmont nói.
Trên thị trường trái phiếu chính phủ, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Mỹ tăng 0,08 điểm phần trăm, lên 2,78% – mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Đức cũng tăng 0,11 điểm phần trăm, lên 0,81%, cũng là mức cao kỉ lục kể từ giữa năm 2015.
Thông thường, lãi suất ngân hàng cũng như lợi suất trái phiếu tăng sẽ làm suy yếu dòng tiền cũng như sức mua trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của các công ty công nghệ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Kinh tế Nhật Bản gặp khó khi giá hàng hóa tăng mạnh
Việc Nga duy trì lực lượng quân đội xung quanh biên giới với Ukraine làm gia tăng lo ngại về tác động tiềm tàng của các căng thẳng giữa Nga và Ukraine đối với nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu của Nhật Bản, giữa bối cảnh đồn đoán về khả năng Nga tấn công Ukraine có thể tiếp tục gây áp lực tăng giá dầu thô và các nguyên liệu.
Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/2/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng gây ra nhiều bất ổn cho thị trường chứng khoán Tokyo, với nhiều công ty môi giới dự báo nếu xảy ra cuộc tấn công của Nga chỉ số chứng khoán Nikkei 225 sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 26.000 điểm từ mức khoảng 27.000 điểm gần đây.
Mỹ và các đồng minh cảnh báo Nga rằng họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu Nga tấn công Ukraine. Điều này có thể khiến Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt, dầu và năng lượng khai thác để trả đũa, qua đó thúc đẩy lạm phát tại Nhật Bản.
Chuyên gia đầu tư cấp cao Norihiro Fujito thuộc tổ chức tài chinh Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities Co., Ltd cho biết căng thẳng địa chính trị khiến giá hàng hóa và lạm phát tăng gần đây. Ông nói: "Biên độ lợi nhuận của các công ty Nhật Bản có thể thu hẹp, điều này sẽ buộc các công ty tăng giá để bù đắp chi phí tăng cao. Cuộc khủng hoảng Ukraine có thể buộc một số doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm triển vọng lợi nhuận năm tài chính 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022)".
Căng thẳng giữa Nga và Phương Tây do cuộc khủng hoảng tại Ukraine khiến giá dầu thô Trung Đông giao kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo đạt 62.920 yen (550 USD) cho 1.000 lít trong phiên ngày 14/2, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Giá xăng dầu tại Nhật Bản cũng tăng liên tiếp trong sáu tuần khi căng thẳng địa chính trị leo thang.
Trong nỗ lực giữ giá xăng dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut không tăng mạnh, Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida lần đầu tiên đưa ra chương trình trợ cấp cho ngành dầu mỏ vào tháng trước.
Tuy nhiên, Hiệp hội Dầu mỏ Nhật Bản (PAJ) tin rằng giá dầu mỏ sẽ tăng cao hơn nữa trong trường hợp Nga tấn công Ukraine. Đồng thời, PAJ kêu gọi chính phủ đưa ra các biện pháp bổ sung thêm để giảm bớt tác động tiềm tàng lên thị trường và nền kinh tế lớn thứ hai châu Á.
Bà Maki Sawada, chiến lược gia tại công ty chứng khoán Nomura Securities Co., cho biết khi các công ty tiến hành tăng giá kể từ tài khóa trước, giá tăng cũng có thể dẫn đến giảm chi tiêu hộ gia đình. Tuy nhiên, chuyên gia Sawada cho rằng bất chấp nguy cơ tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine đối với nền kinh tế Nhật Bản, người dân có thể thúc đẩy chi tiêu trong vài tháng tới khi số ca lây nhiễm COVID-19 dường như đã lên tới đỉnh điểm.
Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại lãi suất tại Mỹ tăng Các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 14/1, khi một loạt quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh đến việc chống lạm phát, gây lo ngại Fed sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất, có thể với bốn lần tăng trong năm nay. Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh:...