Chứng khoán Tiên Phong dự kiến phát hành 56 triệu cổ phiếu tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng
Dự kiến trong quý 4/2020 hoặc quý 1/2021, Chứng khoán Tiên Phong chào báo hơn 56 triệu cổ phiếu để nâng vốn lên 1.000 tỷ đồng.
HĐQT CTCP Chứng khoán Tiên Phong (ORS) vừa công bố Nghị quyết về việc triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn từ 440 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.
Trước đó, nội dung này cũng đã được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên tổ chức hồi giữa tháng 6/2020.
Cụ thể, ORS dự kiến chào bán 56,04 triệu cổ phiếu phổ thông với giá 10.000 đồng/cp trong quý 4/2020 hoặc quý 1/2021. Tổng số vốn huy động tối đa trong lần chào bán này là 560 tỷ đồng, sẽ được dùng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.
Lô cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Lần chào bán này, ORS hướng đến các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, có khả năng hỗ trợ công ty trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh và muốn đồng hành với ORS.
Video đang HOT
Cuối tháng 8 vừa qua, Chứng khoán Tiên Phong cũng đã chào bán thành công 3 đợt phát hành trái phiếu cùng kỳ hạn 3 năm với tổng giá trị 500 tỷ đồng. Lãi suất cho năm đầu tiên cố định ở mức 9,2%/năm và thả nổi với biên độ 2,5%/năm đối với các năm sau đó. Lãi sẽ được thanh toán mỗi 3 tháng.
Tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu được sử dụng để phân bổ cho các hoạt động bao gồm có vay giao dịch ký quỹ chứng khoán, bổ sung vốn cho hoạt động tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và đầu tư vốn khác.
Kết quả kinh doanh bán niên của ORS gấp gần 10 lần cùng kỳ với lợi nhuận trước thuế đạt gần 48 tỷ đồng. Phần lớn lợi nhuận đến từ hoạt động tư vấn tài chính với doanh thu là 135 tỷ đồng và lợi nhuận gộp đã hơn 55 tỷ đồng. Doanh thu môi giới cũng cải thiện đáng kể từ hơn 200 triệu đồng năm trước lên 4,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020.
Dòng vốn ETF đổ vào chứng khoán Việt cao đột biến
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa thu hút dòng vốn ETF cao nhất trong vòng 1 năm qua.
Ảnh: Supchina.
Theo số liệu thống kê của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, dòng vốn ETF tại Đông Nam Á tăng mạnh trong tuần trước (18-22.5) ghi nhận ở mức 27 triệu USD, cao nhất trong 1 tháng vừa qua.
Cụ thể, các nước như Malaysia, Singapore và Thái Lan đều thu hút dòng tiền và không có quốc gia nào bị rút vốn trong tuần qua. Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia đóng góp chính cho sự tăng đột biến của dòng vốn vào Đông Nam Á, ghi nhận ở mức 17 triệu USD, cao nhất trong 1 năm qua.
Theo ghi nhận của KIS, VFMVN Diamond là động lực chính khi quỹ này thu hút 14 triệu USD trong tuần trước, tiếp đến là SSIAM VNFIN Lead ETF, Premia MSCI Vietnam và VFMVN30 ETF.
Dòng vốn ETF theo quốc gia trong tuần (18-22.5).
Xét riêng ở thị trường chứng khoán Việt Nam, áp lực bán của khối ngoại đã quay trở lại trong tuần qua, tuy nhiên giá trị bán ròng duy trì ở mức thấp, đạt 160 tỉ đồng.
Trong đó, nhóm cổ phiếu thuộc ngành nguyên vật liệu, công nghiệp và bất động sản chịu áp lực bán mạnh nhất với giá trị bán ròng lần lượt là 351 tỉ đồng, 120 tỉ đồng và 59 tỉ đồng.
Đối với lĩnh vực nguyên vật liệu và công nghiệp, áp lực bán của khối ngoại tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu HPG, DPM, NKG và HSG,... Ở lĩnh vực bất động sản, khối ngoại tập trung bán trên VIC và VRE trong khi VHM và KBC lại được mua ròng.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngành tài chính và tiêu dùng thiết yếu lại thu hút phần lớn lực cầu ngoại, tập trung trên VCB, VPB, CTG và VNM. Ngoài ra, các cổ phiếu thuộc lĩnh vực dịch vụ tiện ích được mua ròng mạnh trong tuần trước nhờ lực cầu trên GAS.
Dòng tiền luân chuyển tìm kiếm lợi nhuận ở cổ phiếu bất động sản Nhiều cổ phiếu bluechips đồng loạt tăng điểm khiến VN-Index có đà tăng khá tốt ngay từ đầu tuần. VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tiến vào vùng kháng cự 860-880 điểm trong những phiên tới. Ảnh Internet. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 6,3 điểm (0,74%) lên 859,04 điểm; HNX-Index tăng 1,92% lên 109,09 điểm và UPCom-Index tăng 1,16%...