Chứng khoán tháng 5 liệu có sợ “Sell in May”?
Thị trường chứng khoán kém thanh khoản trong tháng 4 cùng “nỗi ám ảnh Sell in May and go away” có kéo dài sang tháng 5?
“Sell in May and go away” (Bán hết cổ phiếu vào tháng 5 và đi chơi) câu ngạn ngữ từ thị trường chứng khoán Mỹ ám chỉ thị trường tháng 5 thường trống thông tin và giảm giá. Áp vào thị trường chứng khoán Việt Nam, các tin tức vĩ mô quan trọng được công bố cuối tháng 3 trong khi mùa báo cáo tài chính quý I và đại hội đồng cổ đông thường niên của các công ty niêm yết cùng diễn ra vào tháng 4.
Xét riêng năm nay, thị trường chứng khoán ảm đạm ngày từ tháng 4. VN-Index nhiều lần thử thách và quay đầu giảm khi gặp ngưỡng kháng cự 1.000 điểm, thanh khoản các phiên liên tục duy trì ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên trong tháng 4 chỉ đạt 167 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân 1 phiên đạt 3.500 tỷ đồng, con số này trong tháng 3 lần lượt là 209 triệu cổ phiếu/phiên và 4.600 tỷ đồng/phiên.
Tuy nhiên, thống kê lịch sử giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy số lần tăng giảm trong tháng 5 khá cân bằng. Trong 18 năm vận hành của VN-Index kể từ năm 2001, chỉ số này có 10 năm giảm điểm và 8 năm tăng điểm. Tương tự, HNX-Index giảm 7 năm và tăng 6 năm (chỉ số này đi vào hoạt động từ năm 2006).
Vậy diễn biến thị trường tháng 5 năm nay sẽ như thế nào?
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc chứng khoán SSI, khi chứng khoán toàn cầu hay Mỹ, Trung Quốc đều vượt đỉnh cũ nhưng Việt Nam không biến động cùng chiều. Ông Hưng cho rằng thị trường Việt Nam thường có độ trễ và kỳ vọng độ trễ sắp đến.
Còn theo báo cáo chiến lược của CTCK Bảo Việt (BVSC) dự báo thị trường quý II, Viêt Nam là môt điểm sang khi vân hút ròng vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi các thị trường mới nổi khác chứng kiến sự rút ròng ồ ạt trong 9 thang đầu năm 2018.
Khảo sát của Người Đồng Hành, các chuyên gia cũng cho rằng thị trường tháng 5 sẽ không giảm so với tháng 4, thậm chí tích cực hơn.Điêu này được chứng khoán Bảo Việt đánh giá môt phần co nguyên nhân tư sư hâp dân vê măt đinh gia của cac doanh nghiêp niêm yết. So với 11 thi trương chưng khoan khac tại châu A và My, P/E của VN-Index tại thời điểm cuối tháng 3 là 16,58 xếp thư 6. Tuy nhiên sưc hút của thi trương chưng khoan Viêt Nam đến tư viêc tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) binh quân hàng năm của Viêt Nam đạt 9,93%, cao nhât trong số 12 nươc. Ngoài ra, chi số ROE của VN-Index cung đạt 13,93%, chi thâp hơn Karachi Index của Pakistan.
Nhận định các chuyên gia diễn biến thị trường tháng 5. Ảnh: Liên Hương
Tuy nhiên, các cổ phiếu vốn hóa lớn có thể mất đi vai trò hỗ trợ thị trường do biến động ít khiến chỉ số chung tăng không nhiều nhưng thị trường cũng khó giảm sâu, ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc đầu tư công ty Biên An Toàn nhận định.
Dòng tiền được dự báo phân hóa xuống cổ phiếu vốn hóa vừa (midcap) nên không tác động nhiều đến chỉ số, ông Tuấn nói.
Về diễn biến VN-Index, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng sẽ có kịch bản giảm về 950 trong các tuần đầu tháng 5 và sau đó hồi phục về lại mức 980 điểm.
Bình An
Theo Người đồng hành
Điểm mặt các doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên 1.000 tỷ năm 2018
Thống kê cho thấy năm 2018 có hơn 40 doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên 1.000 tỷ. Đăc biêt, trong sô nay nôi lên nhiều "tân binh".
Top 10 nhom DN co lơi nhuân sau thuê.
Báo cáo tài chính quý IV cũng như kết quả kinh doanh năm 2018 cua cac doanh nghiêp vưa đươc công bô. Theo đo, có hơn 40 doanh nghiệp đạt lợi nhuận trên 1.000 tỷ năm 2018. Trong sô nay gop măt nhiêu "tân binh" như Vinhomes, Lọc hóa dầu Bình Sơn, VEAM Corp,...
Tổng lợi nhuận của Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất thị trường đạt gần 97.300 tỷ đồng, trong đo Vinhomes là đơn vị tăng trưởng mạnh nhất.
CTCP Vinhomes (HoSE: VHM), tân binh niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 5/2018 đã vượt qua các tên tuổi lớn như Vietcombank, PV Gas để trở thành quán quân lợi nhuận năm 2018.
Theo báo cáo tài chính tự lập, Vinhomes ghi nhận doanh thu tăng trưởng 150% đạt 38.806 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế (LNST) thu về 14.754 tỷ đồng, gấp 9,4 lần năm 2017. EPS đạt 4.551 đồng. Tổng tài sản tăng gần gấp đôi, vượt qua mốc 100.000 tỷ đồng.
Xêp thư hai la Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - HoSE: VCB) với con số LNST đạt 14.658 tỷ đồng, tăng trưởng 61% và tổng tài sản gần tiến đến 1,1 triệu tỷ đồng.
Bôn doanh nghiệp đạt mức lãi sau thuế trên 10.000 tỷ đồng, ngoài Vinhomes và Vietcombank còn có Tổng công ty khí Việt Nam (HoSE: GAS) và CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk- HoSE: VNM).
Top 5 lợi nhuận cao nhất thị trường sau Vinamilk là CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) với doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 56.500 tỷ đồng, tăng 21% so với 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử với con số 8.600 tỷ đồng, vượt 7% so với kế hoạch và so với năm trước.
Đáng chú ý có sự xuất hiện của 2 doanh nghiệp giao dịch trên UPCoM là tân binhVEAM Corp (VEA) và Tổng công ty Cảng Hàng không (ACV).
Ha Giang (T/h)
Theo toquoc.vn
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 30/10 Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Tin doanh nghiệp TLH - CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên - Đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2018 với doanh thu thuần đạt 1.524 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế...