Chứng khoán sẽ “phất” từ giữa quý I/2016
Chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa dự báo rằng, thị trường chứng khoán có thể “phất lên” từ giữa quý I/2016.
Tại Tọa đàm “Thị trường chứng khoán 2015 và câu chuyện hội nhập” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Lê Xuân Nghĩa nhận định rằng, thị trường chứng khoán có thể diễn ra theo kịch bản lình xình đi ngang trong giai đoạn từ nay đến giữa quý I/2016, sau đó sẽ đi vào giai đoạn tăng trưởng. “Tuy nhiên, tốc độ đi lên theo chiều hướng chậm dần đều”, ông Nghĩa dự báo.
Năm 2015, nền kinh tế vĩ mô có sự phục hồi và tăng trưởng khá tích cực, nhưng thị trường chứng khoán lại chịu nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài, khiến mức tăng trưởng rất thấp. Hai yếu tố gây ảnh hưởng xấu nhất là sự sụt giảm của giá dầu và biến động mạnh của tỷ giá.
Giá dầu thế giới đã rơi mạnh trong hai nhịp, vào tháng 6 – 7 và tháng 12, khiến cổ phiếu dầu khí niêm yết mất giá trầm trọng. Trong khi đó, USD tăng mạnh kết hợp với hiện tượng phá giá bất thường của nhân dân tệ và việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ đã tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước những “rung lắc” từ bên ngoài, trong năm 2015, Chỉ số VN-Index đã có 3 lần đổ dốc mạnh. Lần thứ nhất diễn ra từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 5/2015, giảm từ mốc 590 điểm xuống dưới 530 điểm; lần thứ hai diễn ra từ tháng 7 đến hết tháng 8/2015 khi VN-Index tuột từ trên 630 điểm xuống 530 điểm và lần thứ 3 từ đầu tháng 11 đến giữa tháng 12 khi tuột từ mốc 610 điểm xuống quanh 570 điểm. Đặc biệt, từ quý III/2015 trở đi, nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng bán ra mạnh trên thị trường, tạo thêm áp lực lớn.
Tính chung cả năm, mặt bằng Chỉ số VN-Index chỉ cao hơn chút ít so với cuối năm ngoái (Chỉ số VN-Index ngày 28/12/2015 ở mức 569,9 điểm so với 545,63 điểm cuối năm ngoái). Việc trụ vững của chứng khoán Việt Nam có thể coi là hiện tượng, khi rất nhiều thị trường chứng khoán trong khu vực bị đi xuống trong năm 2015 do các yếu tố chung trên thị trường quốc tế. Theo tính toán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong năm 2015, có tới 540 tỷ USD bị các nhà đầu tư quốc tế rút ra khỏi các thị trường mới nổi; nếu tính cả 2 năm 2014 – 2015 thì con số này là 1.000 tỷ USD bị rút vốn.
Video đang HOT
Trước các diễn biến từ bên ngoài, một trong những yếu tố được nhà đầu tư quan tâm hiện nay là, động thái trên thị trường tài chính quốc tế có lạc quan trở lại hay không? Phân tích vấn đề này, ông Lê Xuân Nghĩa cho biết, các nhà phân tích phương Tây có vẻ đã cường điệu hóa quá mức về suy giảm kinh tế của Trung Quốc cũng như tác động của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh lãi suất.
Cụ thể, thực tế việc điều chỉnh lãi suất của Fed cũng đã từng diễn ra nhiều lần trong quá khứ và đó là chuyện không có gì quá đao to búa lớn, như nhiều người vẫn nghĩ. Các số liệu từ quá khứ cho thấy, bình quân khoảng 400 ngày, Fed lại có một lần điều chỉnh lãi suất.
Đó là những đánh giá ở góc độ kinh tế vĩ mô, trong khi đó, nhìn nhận dưới góc độ doanh nghiệp, một số chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp đang đứng trước xu thế phải thực hiện các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) nhiều hơn trong năm 2016. Theo đó, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thực thi thì doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp niêm yết, một phần đứng trước cơ hội, nhưng một phần sẽ gặp nhiều khó khăn để nắm bắt được cơ hội.
Ông Khổng Phan Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBankSc) nhận định, doanh nghiệp muốn nắm bắt được cơ hội từ TPP thì phải đạt được 4 yếu tố: nhân công, công nghệ, tiềm lực tài chính và thị trường. Trong khi đó, không nhiều doanh nghiệp trong nước hội đủ cả 4 yếu tố này, đặc biệt là yếu tố công nghệ. Do đó, xu hướng M&A có thể sẽ diễn ra khi có các nhà đầu tư nước ngoài có thế mạnh về công nghệ và tiềm lực tài chính mua lại cổ phần của đối tác trong nước.
Theo_NDH
Lãi suất tăng nhẹ theo yếu tố mùa vụ
Dù hàng loạt ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất huy động VND, hoặc triển khai các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút người gửi tiền, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, lãi suất chỉ tăng có yếu tố mùa vụ, còn xu hướng chung dài hạn là sẽ giảm.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhìn chung vẫn dồi dào, hoạt động tín dụng được NHNN kiểm soát chặt
VietinBank vừa công bố tăng lãi suất huy động VND tại một số kỳ hạn. Cụ thể, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 2 tháng được nâng từ 4,5%/năm lên 4,8%/năm; từ 2 tháng đến dưới 3 tháng tăng từ 4,5%/năm lên 5,0%/năm; từ 3 tháng đến dưới 6 tháng tăng từ 5,0%/năm lên 5,2%/năm; từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tăng từ 5,3%/năm lên 5,5%/năm; từ 9 tháng đến dưới 12 tháng tăng từ 5,4%/năm lên 5,6%/năm.
Trước đó, ngày 28/10/2015, Viet Capital Bank tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi với mức cộng thêm 0,2%/năm. Cụ thể, lãi suất tiền gửi thông thường, lĩnh lãi cuối kỳ, loại tiền VND được điều chỉnh tăng ở các kỳ hạn 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng, với lãi suất mới là 5,4%/năm (lãi suất cũ là 5,2%/năm). Đây là đợt tăng mới nhất của ngân hàng này sau khi vừa tăng lãi suất 0,2%/năm cho tiền gửi VND các kỳ hạn dài trên 6 tháng từ ngày 21/10/2015.
DongA Bank, ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm VND ở nhiều kỳ hạn từ ngày 28/10 với mức cao nhất 7,2%/năm ở kỳ hạn 18 tháng. Ngoài ra, DongA Bank cũng tăng lãi suất kỳ hạn 3 - 5 tháng lên 5,2%/năm; 6 - 8 tháng là 6%/năm; kỳ hạn 9 - 11 tháng là 6,2%/năm; 12 tháng và 13 tháng lên lần lượt là 7,0%/năm, 7,1%/năm.
Nhiều ngân hàng TMCP khác mặc dù không tăng lãi suất nhưng đang triển khai các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiết kiệm VND. Chẳng hạn như Eximbank triển khai chương trình khuyến mại "Mùa lễ hội vàng cuối năm" với tổng giá trị giải thưởng và quà tặng lên tới trên 5 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân.
Với chương trình "Gửi tiền ngay - Quà liền tay", khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại VietinBank sẽ nhận ngay nhiều ưu đãi hấp dẫn như giữ nguyên lãi suất được hưởng, tặng ngay 50.000 đồng vào tài khoản thanh toán cá nhân, tặng phiếu mua hàng lên tới 500.000 đồng tại các hệ thống siêu thị, tặng bảo hiểm sức khỏe trị giá hơn 1 triệu đồng. Đặc biệt, chương trình khuyến mãi của Sacombank bắt đầu triển khai từ đầu tháng 11/2015 với tổng giá trị giải thưởng lên đến 56 tỷ đồng.
Trao đổi với PV về xu hướng lãi suất trong, ông Đinh Đức Quang, Phó tổng giám đốc OCB cho rằng, nhận định lãi suất huy động từ nay đến cuối năm là chưa thuyết phục. Theo ông Quang, tín dụng tháng 10 vẫn tăng, nhưng tăng nhưng đã có biểu hiện chậm hơn so với tháng 8 và 9. Hơn nữa, tín dụng dù tăng, nhưng không thể tăng nóng do NHNN kiểm soát rất chặt hoạt động cho vay của các ngân hàng.
"Có thể một vài ngân hàng tại thời điểm hiện nay không dư dả hoặc nguồn vốn một số ngân hàng gần chạm các chỉ số an toàn nên có nhu cầu bổ sung thêm để nâng cao thanh khoản. Do đó, có biểu hiện tăng nhẹ lãi suất huy động trên thị trường những ngày qua", ông Quang nói.
Thông tin về tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội được NHNN Chi nhánh TP. Hà Nội cho biết, tổng nguồn vốn huy động đến 30/9/2015 của các TCTD trên địa bàn ước đạt 1.321.762 tỷ đồng, tăng 16,19% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11% so với cuối năm 2014. Trong đó, so với cùng kỳ và cuối năm 2014, tiền gửi tiết kiệm tăng 18,34% và tăng 14,43% tiền gửi thanh toán tăng 14,46% và 8,95%.
Bên cạnh đó, tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn đạt 1.195.937 tỷ đồng, tăng 25,39% so với cùng kỳ năm trước và tăng 18,33% so với 31/12/2014. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 871.536 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,87% trên tổng dư nợ, tăng cao so với cùng kỳ năm trước (tăng 24,45%) và tăng 17,74% so với cuối năm 2014.
"Thanh khoản của các TCTD trên địa bàn dồi dào. Các TCTD đảm bảo dự trữ bắt buộc, luôn chú trọng trong việc quản trị rủi ro thanh khoản, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống", một lãnh đạo cao cấp NHNN Chi nhánh TP. Hà Nội nói.
Trả lời câu hỏi của PV về việc lãi suất liệu có tăng những tháng cuối năm, ông Glenn Maguire, Chuyên gia kinh tế trưởng của ANZ khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho rằng, lãi suất sẽ giảm tiếp bởi lạm phát Việt Nam đang giảm nhiệt sẽ tiếp tục tạo dư địa cho NHNN cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.
Đồng quan điểm này, Báo cáo về kinh tế vĩ mô - triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam số tháng 11/2015 của Khối Nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa công bố nhận định, cho đến thời điểm này, lạm phát thấp và triển vọng thuận lợi đối với giá cả năng lượng toàn cầu sẽ cho phép NHNN giữ lãi suất ổn định. Nhìn trong dài hạn, HSBC cho rằng, một khi áp lực giá cả tăng lên trong năm tới, NHNN có thể tăng lãi suất thêm 0,5%/năm trong quý III/2016, đưa mức lãi suất thị trường mở từ 5%/năm hiện nay lên 5,5%/năm.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tuần qua, giá vàng trồi sụt do nhiều yếu tố tác động Do nhiều yếu tố tác động như lãi suất, chỉ số kinh tế, giá vàng tuần qua biến động liên tục, giảm phiên đầu tuần nhưng cuối tuần lại bật tăng. Trong phiên giao dịch đầu tuần (19/10), giá vàng SJC trong nước giảm nhanh về 33,98 triệu đồng/lượng cùng đà giảm của giá vàng thế giới còn 1.171 USD/ounce. Tại thời điểm...