Chứng khoán sáng 26/11: Bất ngờ VNM ra mặt, gánh vác thị trường
VNM đã đứng ra cân bằng lại ảnh hưởng của GAS lên thị trường. Diễn biến bất ngờ này xuất phát phần lớn từ giao dịch mua vào của khối ngoại.
VN-Index 26/11. (Bloomberg)
Hiệu ứng giá dầu thế giới giảm mạnh ngày thứ Sáu tuần trước thật sự đã tác động tới GAS (-2,05%) và gây ảnh hưởng lên VN-Index. Tuy nhiên, điều bất ngờ là VNM ( 2,46%) lại đứng ra cân bằng lại ảnh hưởng này từ GAS. Và khối ngoại đã trở thành “cứu tinh” cho thị trường khi mua ròng gần 48 tỷ đồng trong khi cả phiên sáng VNM khớp 111 tỷ đồng.
So với giá trị mua ròng cả phiên sáng trên HOSE hiện chỉ đang là 24 tỷ đồng, sự tập trung vào VNM càng thấy được rõ hơn. Dù sao, chỉ số VN-Index cũng hưởng lợi lớn và hiện chỉ đang giảm 0,07% xuống 917,33 điểm.
Sắc xanh do đó cũng không bị lấn át và cuối phiên sáng vẫn có tới 109 mã giảm so với 154 mã tăng và 51 mã đứng giá tham chiếu.
Nhiều mã lớn cũng nằm trong nhóm tăng giá này như BID ( 0,16%), MWG ( 0,95%), HPG ( 0,28%), TCB ( 0,77%), MSN ( 0,37%) cùng với một loạt các cổ phiếu vốn hóa thấp hơn như CTI ( 2,19%), AAA ( 2,98%), FLC ( 0,19%), TCM ( 1%), C47 ( 6,72%), HSG ( 2,16%)…
Nếu như các cổ phiếu có được cầu vào tốt hơn để thoát được trạng thái giảm nhẹ thì thậm chí chỉ số VN-Index đã tăng điểm tích cực hơn. Hiện một số mã như VCB (-0,37%), MBB (-0,24%), HDB (-0,5%), TPB (-2,55%), VPB (-1,82%) vẫn chưa tăng giá do vấp phải lực bán chốt lời.
Video đang HOT
Với HNX, PVS (-1,57%) cũng đang chịu ảnh hưởng của giá dầu nhưng mức giảm không sâu bằng GAS. Các lệnh kê dưới vùng giá 19.000 đồng/cổ phiếu đang cho thấy bên mua có tiềm lực khá tốt và sẵn sàng hấp thụ hết lượng hàng chốt lời của các phiên trước.
Trong khi đó, VCG ( 0,5%) hiện không duy trì được lực mua hùng hậu như phiên ngày thứ Sáu tuần trước. Sau các nhịp kéo lên để chốt lời thì hiện VCG chỉ giao dịch ở mức 20.400 đồng/cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt 64 tỷ đồng.
Chỉ số HNX-Index giảm 0,41% xuống 103,84 điểm. Thanh khoản đạt 19,68 triệu đơn vị, tương đương 269 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Tuần giao dịch cuối tháng 11: "Nín thở" chờ diễn biến hội nghị G20, Vn-Index tiếp tục đi ngang trong biên độ hẹp?
SHS dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (26/11-30/11), Vn-Index có thể sẽ tiếp tục giao dịch khó chịu với diễn biến giằng co với thanh khoản thấp trong biên độ 900-930 điểm.
Tuần giao dịch 19-23/11 diễn ra với sự hồi phục nhẹ của TTCK Việt Nam. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số Vn-Index tăng 2,2% lên 917,97 điểm.
Không có nhiều thông tin đáng chú ý trong tuần giao dịch vừa qua. Việc TTCK Việt Nam hồi phục có lẽ xuất phát từ yếu tố thị trường đã về vùng giá hấp dẫn, trong khi thị trường khu vực đang dần ổn định trở lại giúp tâm lý nhà đầu tư bớt phần bi quan.
Dù vậy, thanh khoản thị trường vẫn ở mức rất thấp với giá trị khớp lệnh bình quân HoSE đạt 2.454 tỷ đồng/phiên, giảm 2% so với tuần trước đó. Việc thị trường tăng điểm nhưng không đi kèm yếu tố thanh khoản cho thấy mức độ rủi ro lúc này vẫn còn khá cao.
Về giao dịch khối ngoại, họ vẫn bán ròng 364 tỷ đồng trong tuần giao dịch vừa qua và đây là yếu tố không tích cực với thị trường. Tuy nhiên, nếu loại trừ đi giao dịch bán ròng VIC (chủ yếu bán thỏa thuận) thì khối ngoại đã có tuần mua ròng nhẹ.
Các quỹ ETFs có tuần giao dịch khá trái chiều. Trong khi quỹ ETF nội VFMVN30 ETF phát hành ròng 1,1 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 16 tỷ đồng thì 2 quỹ ETFs ngoại là VNM ETF và iShare MSCI Frontier 100 ETF lại bị rút ròng vốn.
Giá dầu vẫn trong xu hướng giảm mạnh. Chốt tuần giao dịch vừa qua, giá dầu WTI chỉ còn ở mức 50,37 USD/thùng, giảm 11% so với tuần trước đó. Việc giá dầu liên tiếp giảm sâu những tuần gần đây đang gây ra tác động tiêu cực tới diễn biến cổ phiếu nhóm dầu khí.
Thiếu vắng yếu tố hỗ trợ, Vn-Index tiếp tục dao động trong biên độ hẹp 900 - 930 điểm?
Trong tuần giao dịch tiếp theo (26/30/11), thông tin đáng chú ý trên thị trường sẽ đến từ cuộc họp G20. Những thông điệp từ cuộc họp này, đặc biệt những vấn đề liên quan giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến thị trường tài chính toàn cầu. Dù vậy, đây là yếu tố khá khó lường với nhà đầu tư trong nước, do đó việc duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải là điều cần thiết.
Bên cạnh thông tin từ G20, những biến động từ giá dầu quốc tế, giao dịch khối ngoại, các quỹ ETFs sẽ tạo ra ảnh hưởng trực tiếp tới biến động thị trường.
Những tuần gần đây, khối ngoại vẫn liên tiếp bán ròng, trong khi thanh khoản thị trường vẫn ở mức rất thấp. Nếu trong tuần tới, những yếu tố này vẫn chưa được cải thiện thì khó có thể kỳ vọng vào nhịp hồi phục của thị trường.
Vn-Index sẽ tiếp tục biến động trong vùng 900 - 930 điểm?
Đánh giá về diễn biến thị trường tuần tiếp theo, CTCK SHS cho rằng mô hình hai đáy trên Vn-Index đang đứng trước nguy cơ không thể hoàn thiện nếu như ngưỡng 930 điểm không được bứt phá trong tuần tới. Nếu kịch bản trên diễn ra thì thị trường sẽ không thực sự có một điểm vào có xác suất thắng cao theo lý thuyết phân tích kỹ thuật. Mặt khác, vùng hỗ trợ dưới trong khoảng 880-900 điểm vẫn đáng tin cậy sau khi test thành công 4 lần trước đó, nên rủi ro giảm sâu của thị trường không được đánh giá cao.
SHS dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (26/11-30/11), Vn-Index có thể sẽ tiếp tục giao dịch khó chịu với diễn biến giằng co với thanh khoản thấp trong biên độ 900-930 điểm. SHS khuyến nghị nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục canh những nhịp hồi phục lên gần ngưỡng 930 điểm để bán giảm tỷ trọng. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nếu có tỷ trọng tiền mặt cao cũng chưa nên vội vàng và chỉ nên cân nhắc giải ngân nếu như thị trường có phiên break thành công ngưỡng 930 điểm với thanh khoản tốt.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Dòng tiền lớn đứng ngoài thị trường, Vn-Index giảm điểm bất chấp nỗ lực từ VNM VNM là cổ phiếu đáng chú ý nhất khi tăng gần 3.000 đồng lên 120.900 đồng, đây cũng là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới thị trường chung. Phiên giao dịch buổi sáng diễn ra khá "buồn ngủ" với tốc độ khớp lệnh diễn ra chậm chạp. Tạm dừng phiên sáng, Vn-Index giảm nhẹ 0,64 điểm (0,07%) xuống 917,33 điểm; Hnx-Index...