Chứng khoán sáng 23/09: VN-Index tích cực sau tuần review ETFs
Thị trường chứng khoán Việt Nam mở đầu tuần mới bằng sắc xanh khá tích cực với sự tăng điểm của cả 3 sàn.
Kết thúc phiên giao dịch 20/09, chỉ số VN-Index lùi về mốc 990,36 điểm, nơi mà VN-Index đã nhiều lần giằng co.
Chứng khoán thế giới tuần qua cũng biến động không mấy tích cực. Chốt tuần giao dịch (16-20/09); Dow Jones giảm 1,05%; S&P 500 giảm 0,52%; Nasdaq giảm 0,72%.
Trong ngày thứ Sáu tuần trước (20/09), các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ, nhưng kết tuần, ‘ vàng đen’ vẫn ghi nhận mức tăng mạnh, sau những thông tin về cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu ở Ả Rập Saudi làm tăng lo ngại về sản lượng dầu trên thị trường dầu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam mở đầu tuần mới bằng sắc xanh khá tích cực với sự tăng điểm của cả 3 sàn.
Kết phiên sáng 23/09, VN-Index tăng 3,32 điểm, HNX-Index tăng 0,66 điểm. Tuy nhiên, trên sàn HoSE, độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên bán với số lượng mã giảm chiếm đa số. Cụ thể, trên HoSE có 165 mã giảm điểm và 121 mã tăng điểm. Chủ yếu do sự phân hóa dòng tiền, tập trung chủ yếu ở các mã vốn hóa lớn.
Nguồn: Vndirect
Video đang HOT
Phiên giao dịch sáng nay, nhà đầu tư chứng kiến sự bứt phá mạnh của cổ phiếu VNM, với mức tăng 0,33%.
Ngoài ra, VN-Index cũng nhận được sự hậu thuẫn của nhóm Ngân hàng, đi đầu là VCB, BID và STB. Kể từ thông tin về hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ 16/09, cổ phiếu Ngân hàng liên tục trở thành điểm sáng trong bức tranh của VN-Index.
Phiên sáng nay, nhà đầu tư cũng thấy lại được sắc xanh của GAS sau những chuỗi ngày đỏ lửa vì áp lực chốt lời. Giá dầu thế giới nhìn chung vẫn đang diễn biến tích cực đối với nhóm Dầu khí.
Ở chiều ngược lại, lực cung xuất hiện khá yếu ớt, đáng kể chỉ có HPG giảm 2,36% trong phiên sáng nay.
Về giao dịch của khối ngoại, sau khi đi qua tuần tái cơ cấu danh mục, đà bán ròng của khối ngoại đã bắt đầu thu hẹp dần. Trên HoSE, khối ngoại đã trao tay hơn 2 triệu cổ phiếu MWG và hơn 1 triệu cổ phiếu FPT.
Theo Nhipcaudautu.vn
Đón tín hiệu từ Donald Trump, vợ chồng ông Trần Đình Long ra tay trăm tỷ
Những áp lực từ thị trường thế giới và từ chính quyền ông Donald Trump khiến nhiều đại gia Việt gặp khó. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nhân tự điều chỉnh để phát triển.
Theo Sở GDCK TP.HCM, vợ chồng chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) Trần Đình Long vừa đăng ký mua thêm hơn 6,4 triệu HPG trong bối cảnh cổ phiếu này giảm giá khá nhiều trong thời gian gần đây do những thông tin từ chính sách bảo hộ của ông Donald Trump.
Cụ thể, ông Trần Đình Long đăng ký mua gần 5,6 triệu cổ phiếu HPG, trong khi đó vợ là bà Vũ Thị Hiền đăng ký mua gần 850 ngà cổ phiếu. Nếu giao dịch thành công, ông Long sẽ nắm giữ 700 triệu cổ phiếu HPG (25,35%) còn bà Hiền nâng sở hữu lên 7,32%.
Dự kiến 2 vợ chồng ông Long sẽ phải bỏ ra khoảng 150 tỷ đồng để mua số cổ phiếu đăng ký.
Trước đó, hồi cuối tháng 2, lần đầu tiên con trai của đại gia số 1 ngành thép Việt Nam lộ diện, xuất hiện trong cơ cấu của tập đoàn và nhiều khả năng đây là bước đầu trong quá trình kế nghiệp trị giá tỷ USD.
Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong do ông Trần Vũ Minh (con trai ông Long) làm giám đốc đã mua thành công 1 triệu cổ phiếu HPG (tương đương 0,05% vốn điều lệ) trong giai đoạn từ 29/1 đến 19/2.
Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long trải qua hơn một năm sóng gió từ đầu 2018 cho tới nay với việc cổ phiếu tụt giảm giá mạnh từ đỉnh cao 34.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi cuối tháng 2/2018 xuống đáy 22.600 đồng/cp vào đầu năm nay. Hiện tại, giá cổ phiếu HPG hồi phục đôi chút lên 23.050 đồng/cp.
Trong khoảng thời gian trên, túi tiền của ông Long bốc hơi hơn 6 ngàn tỷ đồng và ông Long mất danh hiệu tỷ phú USD do Forbes đánh giá.
Sở dĩ cổ phiếu HPG giảm mạnh trong thời gian gần đây một phần là do áp lực bán ra của nhóm cổ đông ngoại, trong đó có PENM Partners. Trong tuần 13-17/6 vừa qua, HPG cũng bị khối ngoại bán ròng gần 130 tỷ đồng.
Hòa Phát cũng chịu ảnh hưởng từ chính sách bảo hộ của tổng thống Mỹ Donald Trump, quyết định áp thuế cao đối với thép nhập khẩu nước ngoài (tăng khoảng 10 lần lên 25%). Nó khép hẹp lại cơ hội mở rộng xuất khẩu và đảm bảo triển vọng tăng trưởng cao hơn của Tập đoàn Hòa Phát, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp này đang triển khai dự án thép mới khổng lồ: Dung Quất với tổng vốn đầu tư 52 ngàn tỷ đồng.
Năm 2019, HPG đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế sẽ giảm 22% từ mức kỷ lục 8,6 ngàn tỷ trong năm 2018 xuống còn 6,7 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến chi trả ở mức 20%, thấp hơn mức 30% trong năm 2018.
Giá thép được dự báo sẽ xuống thấp trong bối cảnh Trung Quốc giảm thuế để thúc đấy xuất khẩu.
Trong khi đó, thị trường bất động sản có dấu hiệu chùng lại khi mà Chính phủ thực thi các chính sách thắt chặt để đảm bảo phát triển bền vững, giảm tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán.
Quyết định mua cổ phiếu của gia đình ông Long tạm thời giúp cổ phiếu tăng trở lại và giới đầu tư có niềm tin hơn vào những cam kết lâu dài của ông trùm ngành thép. Trước đó, HPG cũng đã nhiều lần gặp khó khăn nhưng những thách thức lại là cơ hội để doanh nghiệp điều chỉnh để phát triển lên tầm cao mới.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giao dịch vẫn ảm đạm. Áp lực bán vẫn hiện diện trên diện rộng. Tuy nhiên, sức cầu đối với một số cổ phiếu chủ chốt như Vietcombank, Hòa Phát, Thế Giới Di Động... giúp VN-Index chỉ giảm nhẹ.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo Chứng khoán KIS, xu hướng điều chỉnh đang chiếm ưu thế trong ngắn hạn với áp lực xuất hiện trên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Rủi ro điều chỉnh gia tăng. Trong trung hạn, do xu hướng đi ngang của VN-Index nên chiến lượt phù hợp với nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại là chốt lời và cắt lỗ nhỏ.
Theo SHS, thị trường đang trong trạng thái chờ đợi những sự kiện quan trọng sẽ diễn ra trong 2 phiên cuối tuần nên trong khoảng 3 phiên đầu tuần những diễn biến tăng hay giảm mạnh đều không được đánh giá cao. Dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 19/6, VN-Index có thể tiếp tục xu hướng sideway down với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 940 điểm tương ứng với đáy ngắn hạn trước đó. Nhà đầu tư vẫn có thể duy trì danh mục cổ phiếu ở mức vừa phải trong giai đoạn này và đứng ngoài quan sát diễn biến của thị trường.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/6, VN-Index giảm 2,94 điểm lên 944,01 điểm; HNX-Index tăng 0,25 điểm lên 103,75 điểm và Upcom-Index giảm 0,3 điểm xuống 54,67 điểm. Thanh khoản đạt 190 triệu đơn vị, trị giá 4,3 ngàn tỷ đồng.
V. Minh
Theo vietnamnet.vn
TA focus (phiên 19/6): Cửa hồi phục lại sáng Dưới quan điểm sử dụng Fibonacci, nếu xét trong 3 giai đoạn biến động điển hình của VN-Index có thể khẳng định rằng vùng loanh quanh 940 là một vùng hỗ trợ đáng tin cậy, đủ mạnh để giữ được chỉ số. Kết phiên giao dịch ngày 18/6/2019, VN-Index chốt ở 944,01 điểm giảm 2,94 điểm (-0,31%) với khối lượng giao dịch khớp...