Chứng khoán sáng 21/12: CTG hồi phục, bất động sản vẫn chỉ đang nhen nhóm
Sau khi xuống thấp nhất 1 năm, cổ phiếu CTG đang hồi phuc khá mạnh lên 20.850 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, các mã bất động sản và xây dựng vẫn duy trì được sắc xanh ở khá nhiều mã.
VN-Index 21/12.
Các diễn biến giảm của chỉ số chứng khoán Mỹ đã không cho phép thị trường Việt Nam có cơ hội tăng điểm nào. Nhà đầu tư ngoại đang tiếp tục bán ra và tập trung vào nhiều cổ phiếulớn như VNM (-50 tỷ đồng), HPG (-20 tỷ đồng). Tổng giá trị bán ròng hiện đang là gần 65 tỷ đồng.
Ảnh hưởng của VNM (-2,54%) lên chỉ số là quá lớn khiến cho VN-Index mất 0,64% xuống 912,34 điểm. Ngay cả khi CTG ( 3,22%) dù đã hồi phục mạnh cũng chưa đủ sức trung hòa lại ảnh hưởng này.
Hiện CTG vẫn đang là tâm điểm trong nhóm ngân hàng sau khi có phiên sụt giảm về mức thấp nhất 1 năm. Mã này đã lôi kéo được một số cổ phiếu khác cũng tăng theo như BID tăng 0,15% lên 34.050 đồng/cổ phiếu, VPB tăng 0,99% lên 20.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, nỗ lực có lẽ sẽ phải cần nhiều hơn từ bên mua khi những mã lớn khác vẫn chưa thoát được việc giảm giá như MBB (-0,48%), VCB (-0,55%), HDB (-1,2%), TCB (-0,55%).
Với các cổ phiếu lớn khác, hiện tượng giảm vẫn đang phổ biến như VJC (-0,48%), ROS (-4,08%), MSN (-0,49%), HPG(-1,34%) trong đó HPG đã chính thức rơi thủng ngưỡng 30.000 đồng/cổ phiếu về còn 29.550 đồng/cổ phiếu.
Điểm sáng hiếm hoi hiện chỉ được phát ra từ các cổ phiếu bất động sản và xây dựng. Hiện CTD đang là mã đứng thứ 2 tại HOSE về giá trị giao dịch với 72 tỷ đồng. Mã này đang tăng 0,51% lên 158.800 đồng/cổ phiếu sau khi có thông tin thành viên HĐQT sẽ mua vào mua thêm vào 1.267.266 cổ phiếu CTD để đầu tư.
Các mã KBC ( 1,74%), HBC ( 0,81%), DIG ( 0,99%), SJS ( 2,23%), PC1 ( 3,4%), NTL ( 2,53%) là những cổ phiếu khác đem lại chút an ủi cho thị trường.
Video đang HOT
Tính chung lại, toàn HOSE hiện đang có 187 mã giảm so với 82 mã tăng và 48 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản đạt 99,6 triệu đơn vị, tương đương 2.324 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận lại tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn với gần 48%.
Trên HNX, các đại diện cho nhóm bất động sản hiên đạng là VCG ( 3,73%), VGC ( 1,68%) và đều giữ những vị trí dẫn đầu về giá trị của sàn. Dù vậy, hiện HNX-Index vẫn đang phải giảm nhẹ 0,44% xuống 104,07 điểm. Thanh khoản sàn đạt 19,59 triệu đơn vị, tương đương 286 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Liên tục kịch trần sau niêm yết, First Real báo lãi ròng tăng hơn 7 lần lên 78 tỷ đồng
FIR chính thức niêm yết 13 triệu cổ phiếu trên HoSE từ ngày 18/10 với giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên là 12.000 đồng/cp. Hiện cổ phiếu này đã tăng lên 20.100 đồng.
Thu bồi thường hợp đồng hơn 68 tỷ đồng
Bất động sản First Real (FIR) vừa công bố BCTC riêng cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/9 (1/10/2017-30/9/2018) với doanh thu tăng mạnh từ 52,6 tỷ lên 158,7 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận gộp thu về 77,5 tỷ, tăng hơn 4 lần so với thực hiện trong quý 3/2017. Trong cơ cấu doanh thu, đà tăng chủ yếu đến từ mảng bán hàng từ 52 lên 120 tỷ đồng, cùng với đó Công ty cũng phát sinh khoản thu từ dịch vụ gần 39 tỷ đồng.
Mảng tài chính doanh thu không thay đổi nhiều, trong khi chi phí tăng mạnh, từ 138 triệu lên hơn 1 tỷ đồng. Đặc biệt, trong kỳ Công ty ghi nhận khoản thu nhập khác hơn 68 tỷ từ bồi thường, thanh lý hợp đồng. Kết quả là, lợi nhuận sau thuế quý cuối niên độ tài chính Công ty thu về 78 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần so với mức 10,8 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản công ty mẹ FIR tăng khá mạnh, từ 218,5 lên 527 tỷ đồng, chủ yếu tại mục tài sản ngắn hạn. Chi tiết, tài sản ngắn hạn Công ty tăng từ 185 lên 482 tỷ, trong đó tiền giảm đáng kể hơn 5,6 lần về 8 tỷ đồng. Ngược lại, Công ty ghi nhận tăng khoản phải thu ngắn hạn khách hàng từ 139 lên 458 tỷ đồng.
Riêng nợ phải trả, nợ ngắn hạn tăng mạnh từ 73 lên mức 304 tỷ đồng, trong đó nợ vay trong kỳ tăng 30 tỷ đồng, cùng với khoản người mua trả trước đến cuối kỳ đạt 166 tỷ.Hiện, Công ty đang có 91,5 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, tính riêng cho công ty mẹ.
Mới đây, FIR đã trình xin ý kiến UBCKNN cho gia hạn thời gian nộp BCTC hợp nhất. Tính đến thời điểm kết thúc 9 tháng (1/10/2017-30/06/2018), Công ty ghi nhận thực hiện được 90% kế hoạch lợi nhuận hợp nhất đề ra.
Liên tục kịch trần mặc cho thị trường chung giảm mạnh
Những phiên gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam lại rơi vào điểm rơi "khốc liệt", đến hôm nay VN-Index đã chính thức gãy trend dài hạn và có lúc mất mốc 900. Tuy nhiên, FIR vẫn mặc nhiên kịch trần, hiện cổ phiếu đơn vị bất động sản miền trung này đang giao dịch tại mức 20.100 đồng/cp, tức tăng gần 40% chỉ vỏn vẹn sau 5 phiên giao dịch.
Được biết, FIR chính thức niêm yết 13 triệu cổ phiếu trên HoSE, giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên là 12.000 đồng/cp vào hôm 18/10, giá chốt phiên đầu tiên tại mức 14.400 đồng/cp.
Nói về lý do lên sàn, ông Hiệp cho biết nhằm thu hút dòng vốn, kế hoạch Công ty sẽ phát hành cho cổ đông hiện hữu. Bởi, với mức vốn hiện chỉ 130 tỷ, FIR cần nguồn vốn để đẩy mạnh công tác phát triển dự án thời gian tới.
Mới đây, FIR đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 130 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng nhằm góp vốn theo tiến độ hợp đồng hợp tác đầu tư với Tập đoàn Trường Thịnh, cho 2 dự án khu nhà ở thương mại Mỹ Cảnh và Trường Thịnh (Bảo Ninh Sunrise). Phương án dự kiến chào bán 4 triệu cổ phần riêng lẻ và 13 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
Đẩy mạnh phát triển dự án, nâng chỉ tiêu doanh thu 2018 lên 43%
Về FIR, Công ty thành lập giữa tháng 9/2014 với vốn ban đầu vỏn vẹn 2 tỷ đồng, sau 2 lần thay đổi đến nay vốn điều lệ Công ty đạt 130 tỷ đồng. Hoạt động trong lĩnh vực nhà đất tập trung tại miền Trung, năm 2017 cơ cấu doanh thu của FIR có sự dịch chuyển lớn, từ môi giới sang bán đất nền với tỷ trọng bán đất nền chiếm đến 86,5% tổng doanh thu. Tương ứng, hoạt động môi giới của Công ty cũng giảm từ 100% năm 2016 xuống còn 13,5%.
Chia sẻ với báo giới, Chủ tịch Nguyễn Hào Hiệp cho biết hoạt động kinh doanh đất nền là thế mạnh lâu nay của Công ty, đây cũng là phân khúc phù hợp với nhu cầu đầu tư và sử dụng của đại đa số khách hàng miền Trung. Hiện, Công ty cũng đang hợp tác với các nhà đầu tư (hiện đang làm việc với Trường Thịnh) để đẩy mạnh phát triển dự án, trong đó tập trung vào phân khúc nghỉ dưỡng, condotel, biệt thự bán và cho thuê. Khu vực FIR nhắm đến ngoài Đà Nẵng, sẽ phát triển tại những nơi có tiềm năng như Nha Trang, lân cận Tp.HCM...
Đặt mục tiêu cho niên độ tài chính 2017-2018, FIR kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 350 tỷ và 65 tỷ đồng. Đặc biệt, phát biểu tại lễ niêm yết vừa qua, ông Hiệp tiết lộ mục tiêu doanh thu thuần năm 2018 Công ty tăng lên 500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng, con số này được đề ra dựa trên kế hoạch mở bán dự án khu nhà ở thương mại Mỹ Cảnh và Trường Thịnh (Bảo Ninh Sunrise) với tỷ suất sinh lời khoảng 20%.
Thông tin thêm, 2 dự án trên được quy hoạch theo mô hình nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ, trong đó Bảo Ninh Sunrise là hình thức Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, tiếp tục ghi nhận doanh thu trong năm 2020, trở thành động lực chính cho kế hoạch 800 tỷ đồng doanh thu và 200 tỷ đồng lợi nhuận.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu Hưng Thịnh Incons tăng kịch trần ngày chào sàn 25 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Ngày đầu chào sàn, giá cổ phiếu doanh nghiệp này đã tăng hết biên độ. Ngày 12/11, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons (mã chứng khoán: HTN) đã chính thức niêm yết 25 triệu cổ phiếu trên sàn...