Chứng khoán sáng 14/9: VN-Index xanh yếu ớt, cổ phiếu Hoa Sen gây kinh ngạc
Tạm khép phiên giao dịch sáng 14/9, VN-Index đứng mức 894,9 điểm, tăng nhẹ 0,6%, thị trường ghi nhận nhân tố nổi trội là mã HSG của Hoa Sen Group.
Theo đó, chốt phiên sáng 14/9, toàn sàn có 252 mã tăng, 135 mã giảm, 57 mã đi ngang. Trong đó 13 mã tăng kịch trần và 1 mã thủng sàn.
VN-Index tăng trở lại nhưng yếu ớt, thị trường thiếu lực đẩy.
Rổ VN30 duy trì sắc xanh với việc tích luỹ thêm 6,75 điểm lên 832,3 điểm. Mã tăng của rổ này cũng áp đảo với 22 mã, trong khi mã giảm là 4 mã và đứng giá là 4 mã. Thanh khoản phiên sáng cũng đạt 1.024 tỷ đồng, khối lượng khớp lệnh khoảng trên 222 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Trong phiên sáng nay, cổ phiếu hỗ trợ tốt nhất cho đà tăng của thị trường là VIC với mức tăng 1,98% lên 92.900 đồng/cổ phiếu, các mã KDH, MBB, MSN, STB, VJC, VPB cũng có mức tăng hơn 1%. Ở chiều ngược lại các mã HDB, MWG, SBT và TCH giao dịch trong sắc đỏ nhưng với biên độ giảm chỉ trên dưới 0,5%.
Trên HoSE, điểm nóng đáng chú ý trong phiên sáng nay là cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) với mức tăng 6,3% lên 12.650 đồng/cổ phiếu.
Thực tế, trong phiên, mã HSG có lúc kịch trần chạm 12.700 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch cũng đạt con số đáng kinh ngạc với hơn 21,8 triệu đơn vị. Nhờ tăng trưởng thần tốc này mà vốn hoá thị trường của HSG vươn lên trên 5.621 tỷ đồng.
Tính từ đầu năm, mã HSG cũng có sự tăng trưởng vượt trội 70,1% giúp mỗi cổ phiếu thêm 5.215 đồng/cổ phiếu. Khối lượng cổ phiếu giao dịch trung bình mỗi ngày vào khoảng 8,1 triệu đơn vị.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng nhẹ 0,74 điểm lên 126,95 điểm. Toàn sàn có 80 mã tăng (23 mã kịch trần), 49 mã giảm (5 nằm sàn), 55 mã đi ngang. Thanh khoản phiên sáng đạt 366,2 tỷ đồng.
HNX30 cũng tích luỹ thêm 1,03 điểm, lên 235,3 điểm. Trong rổ HNX30, số mã tăng trong phiên sáng là 14, mã giảm 8 và mã đi ngang 7. Thanh khoản vào khoảng trên 218 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30 sáng nay, nhiều mã như VCS, CEO, PVB, PVS… chốt phiên tăng nhẹ.
Về nhóm cổ phiếu ngân hàng, quan sát diễn biến sàn HNX, có thể thấy trong khi mã ACB của Ngân hàng ACB đảo chiều hồi phục 1,9% lên 21.200 đồng/cổ phiếu thì mã SHB của Ngân hàng SHB lại quay đầu giảm 1,4% xuống 14.400 đồng/cổ phiếu.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,11 điểm lên 59,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 13,43 triệu đơn vị, giá trị 169,1 tỷ đồng.
"Bám" theo dòng tiền quỹ đầu tư, chiến lược phù hợp trong giai đoạn cuối năm 2020?
VDSC cho rằng chiến lược đầu tư theo sát dòng tiền của các quỹ chuyên nghiệp vẫn là chiến lược phù hợp trong năm 2020. VDSC đánh giá các cổ phiếu vẫn còn tiềm năng tăng giá ở hiện tại bao gồm MWG, VRE, PNJ, KDH, HPG, REE, FPT, VPB và MBB.
Trong báo cáo vừa được công bố, CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết trong bối cảnh triển vọng kinh tế còn nhiều bất định và lãi suất huy động liên tục giảm, thị trường chứng khoán đang trở nên hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác như vàng hay BĐS, bởi yêu cầu vốn thấp và tính thanh khoản cao.
Không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả NĐT nước ngoài cũng đẩy mạnh đầu tư cổ phiếu, bất chấp các số liệu kinh tế vĩ mô không thực sự khả quan. Số lượng tài khoản môi giới mở mới trong tháng 8 tăng 4,8% so với tháng trước, lên 28.300 tài khoản. Ngoài ra, dư nợ cho vay ký quỹ tăng mạnh kể từ cuối tháng 7 cho thấy sự "hào hứng" của các nhà đầu tư hiện tại trên thị trường (ước tính sơ bộ của VDSC ghi nhận cho vay ký quỹ vào cuối tháng 8 đã tăng 40% so với tháng 6).
Liên quan đến khối ngoại, dòng tiền mới đã chảy vào các quỹ chuyên nghiệp hàm ý tín hiệu tích cực đối với các chỉ số chứng khoán. Mặc dù một phần lượng tiền mặt này có thể được giải ngân vào các cổ phiếu vốn hóa trung bình, nhóm vốn hóa lớn vẫn được ưa chuộng hơn do cơ bản tốt và tính minh bạch. Điều đó có thể đẩy VN-Index lên mức cao hơn trong tháng 9.
Khi xem xét P/E của nhóm VN30, VN70 (nhóm vốn hóa trung bình) và VNSML (nhóm vốn hóa nhỏ), VDSC cho biết chỉ có P/E của VN30 còn thấp hơn so với quá khứ. Trong khi đó, mặc dù nhóm VN70 và VNSML trông có vẻ rẻ hơn VN30 nhưng không còn hấp dẫn hơn khi xem xét P/E lịch sử của các nhóm này.
Do vậy, VDSC cho rằng chiến lược đầu tư theo sát dòng tiền của các quỹ chuyên nghiệp vẫn là chiến lược phù hợp trong năm 2020. VDSC đánh giá các cổ phiếu vẫn còn tiềm năng tăng giá ở hiện tại bao gồm MWG, VRE, PNJ, KDH, HPG, REE, FPT, VPB và MBB.
Về diễn biến thị trường chung, VDSC cho rằng xung lực tăng của tháng 8 và kỳ vọng về một lượng tiền lớn từ khối ngoại sẽ giải ngân được kỳ vọng giúp VN-Index đạt mức 920 điểm trong tháng 9. Tuy nhiên, đà tăng tháng 9 sẽ gập ghềnh hơn khi mà TTCK thế giới đang chuyển biến kém khả quan, trong bối cảnh NĐT trong nước đã gia tăng mạnh dư nợ ký quỹ. Điều này sẽ khiến cho bất kỳ thông tin tiêu cực nào cũng sẽ mang lại rủi ro cho thị trường. Điển hình như việc chỉ số đo lường độ biến động của Mỹ đã bật tăng trở lại sau khi S&P 500 đạt đỉnh lịch sử. Do đó VDSC cho rằng VN-Index có thể dao động trong khoảng từ 870 - 920.
Chứng khoán 8/9: Nhóm trụ đang để BCM lĩnh xướng nhiệm vụ kéo điểm Thị trường có sự hồi phục nhẹ ở nhiều cổ phiếu. Chỉ số VN-Index đã được kéo lại lên trên 890 điểm nhưng vai trò của nhiều trụ quan trọng đang rất mờ nhạt. Thị trường chứng khóan Mỹ nghỉ lễ nhưng HĐTL của các chỉ số đều đã hồi phục trở lại. Nhờ đó, tâm lý nhà đầu tư trong nước đã...