Chứng khoán sáng 14/5: POW kịch trần, SAB đỡ chỉ số
Sức ép tâm lý lên thị trường sáng nay không nhỏ, khi đêm qua chứng khoán thế giới có một phiên hỗn loạn. Trung Quốc đã trả đũa thuế quan và chứng khoán toàn cầu cắm đầu giảm cực mạnh.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên hôm qua ngược dòng thế giới và hôm nay những cố gắng đã không thể lặp lại. Chỉ có một vài cổ phiếu vốn hóa lớn nỗ lực tăng là chưa đủ để tạo sắc xanh cho các chỉ số, khi độ rộng là quá hẹp. Tuy nhiên mức giảm rất nhẹ cũng có thể xem là thành công.
VN-Index kết thúc phiên sáng với mức giảm nhẹ 0,4 điểm, trong khi chứng khoán Nhật giảm 0,7%, Trung Quốc giảm 0,36%, HongKong giảm 1,52%. Chứng khoán Mỹ đêm qua đồng loạt giảm trên 2% ở các chỉ số chính. Tuy nhiên đến sáng nay giá các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ lại tăng, báo hiệu khả năng phục hồi. Mặt khác giá dầu thế giới vẫn tăng nhẹ ổn định. Điều này đã giảm bớt áp lực lên các thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam.
Chỉ số VN30-Index hiện vẫn đang giảm 0,3% và chỉ đóng góp duy nhất 1 cổ phiếu trụ có ảnh hưởng là SAB, tăng giá 1,69%. SAB giao dịch đúng 5.750 cổ phiếu nhưng cực kỳ hiệu quả trong việc đỡ VN-Index. Ngoài ra các trụ khác không thuộc VN30 là POW tăng 6,67%, BVH tăng 2,1% và PLX tăng 1,48%.
Trong số này POW đáng chú ý nhất khi có trào lưu đầu cơ với việc lọt vào rổ chỉ số MSCI Frontier Market. Nhà đầu tư nước ngoài được ghi nhận mua 1,5 triệu POW sáng nay và bán 511.000 cổ. Nhà đầu tư trong nước là lực lượng đầu cơ chính ở POW, đưa giá cổ phiếu này tăng mạnh sang phiên thứ hai liên tục. Trong 3 phiên gần nhất POW tăng gần 12,6%. Như vậy hoạt động đầu cơ ngắn hạn đang đem lại lợi nhuận tốt. Tuy nhiên trước khi POW tăng 3 ngày qua thì đã có 3 tháng trước đó sụt giảm khoảng 23%.
Video đang HOT
Blue-chips trên HSX nhìn chung giao dịch yếu. VN30 chỉ có 7 mã tăng/18 mã giảm. VNM tăng nhẹ 0,45%, VJC tăng 0,17%, HPG tăng 0,16%, FPT tăng 0,1% là những mã đáng kể. Còn lại các trụ lớn nhất giảm là MSN giảm 0,58%, TCB giảm 1,08%, VRE giảm 0,56%, GAS giảm 0,09%, MBB giảm 0,71%, VHM giảm 0,71%, BID giảm 1,22%.
Độ rộng chung của HSX cũng rất hẹp: 80 mã tăng/173 mã giảm, trong đó gần 110 mã giảm quá 1%. Midcap và Smallcap đang cùng giảm 0,44% so với tham chiếu. Ngoài POW, chỉ có số ít cổ phiếu giao dịch tốt, giá tăng với thanh khoản cao như DLG, HBC, SZC, ITA, PHR, NBB, KBC…
Sàn HNX thất bại do trụ. Chỉ có VGC tăng 0,97%, VCG tăng 0,38%, PVI tăng 2,16% là đáng kể. ACB giảm 0,68%, SHB giảm 1,35%, NVB giảm 1,11% ảnh hưởng mạnh. HNX30 đang giảm 0,34% với 9 mã tăng/14 mã giảm. HNX-Index giảm 0,45% với 47 mã tăng/76 mã giảm.
Thanh khoản hai sàn phiên sáng khá cao, đạt 1.528,8 tỷ đồng, tăng 8,3% so với sáng hôm qua. Thanh khoản tăng là nhờ giao dịch lớn của ROS và POW, chiếm 12% thị trường. VNM là cổ phiếu đứng thứ ba, giao dịch chỉ có 62,5 tỷ đồng. Rổ VN30 giảm giao dịch khoảng 3% nhưng thực tế mức giảm nhiều hơn. Sáng qua ROS giao dịch 42,6 tỷ đồng, sáng nay tới 110,4 tỷ đồng. Vì vậy ngoài ROS thì 29 cổ phiếu còn lại đã giảm giao dịch tới trên 15%.
Việc thị trường Argentina được nâng hạng trong MSCI đã đem lại kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ mua mạnh. Sáng nay thị trường chưa có dấu hiệu đặc biệt nào ngoài POW được mua khá hơn. Khối ngoại vẫn ghi nhận bán ròng. Cụ thể, HSX bị xả 159,9 tỷ đồng, mua vào 140,5 tỷ đồng. VN30 mua 71,3 tỷ, bán 83,2 tỷ đồng. HNX mua 8,6 tỷ, bán 17,6 tỷ đồng.
Ngoài POW, khối ngoại chỉ mua ròng nhỉnh hơn ở BVH, HVN. Phía bán ròng vẫn là chứng chỉ quỹ ETF nội, HPG, SSI, AAA, KBC, BID.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán 7/5: Thị trường dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có phiên giao dịch giảm mạnh để hòa chung vào sắc đỏ của các thị trường chứng châu Á khác trong phiên 6/5.
Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán ngày 6/5, chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm 16,17 và 1,46 điểm; đóng cửa ở mức 957,97 và 105,42 điểm. Các chỉ số bị giảm điểm mạnh ngay khi mở cửa và tiếp tục giảm điểm cả trong phiên buổi chiều khi áp lực bán tiếp tục gia tăng. Ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index là GAS (-1,69 điểm), VHM (-0,92 điểm). Về phía ngược lại, các mã cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến VN-Index bao gồm LGC (0,06 điểm), BHN (0,05 điểm).
Về diễn biến nhóm ngành, hầu hết các ngành đều giảm điểm trong ngày 6/5. Ảnh Internet.
Đáng chú ý là cổ phiếu BVH trong phiên ngày 6/5 có khối lượng giao dịch đột biến khi các nhà đầu tư trong nước mua vào ở mức giá hấp dẫn. Với vị thế là cổ phiếu đầu ngành, vốn hóa lớn, các cổ phiếu như BVH đang và sẽ tiếp tục được nhiều quỹ đầu tư thụ động quan tâm. Cụ thể hiện BVH đang nằm trong danh mục của hai quỹ là VanEck và Ishare. Bên cạnh đó, khi BVH niêm yết thêm cổ phiếu ESOP là tin tích cực về trung hạn, bởi lẽ với lượng cổ phiếu tự do lưu hành (free foat) lớn hơn là cơ sở để BVH được thêm vào danh mục của các quỹ mới, được tăng tỷ trọng trong các rổ ETF hiện tại.
Về diễn biến nhóm ngành, hầu hết các ngành đều giảm điểm trong ngày 6/5. Giảm mạnh nhất là ngành Dầu khí (-3,23%) do sự mất điểm tương đối mạnh của PVD (-3,39%). Theo sau là ngành Viễn thông (-2,5%), ngành Công nghệ (-2,17%) và ngành Tài chính (-1,59%). Nhóm ngành duy nhất tăng điểm là nhóm Dược phẩm và Y tế ( 0,02%) khi DHG tăng 1,03%, VMD tăng 6,7% và VDP tăng 4,44%.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thị trường dự báo có thể tiếp tục chịu áp lực giảm điểm về vùng hỗ trợ 940-950 điểm trong phiên giao dịch chứng khoán hôm nay, 7/5. VN-Index được kỳ vọng sẽ có phản ứng hồi phục trở lại khi tiếp cận vùng hỗ trợ trên.
Mặc dù vậy, BVSC cũng lưu ý đến kịch bản tiêu cực khi vùng hỗ trợ trên bị xuyên thủng, thì việc chỉ số giảm về các vùng hỗ trợ sâu hơn như 910-920 điểm là điều cần phải tính đến trong ngắn hạn.
Công ty Chứng khoán SHS cũng dự báo, trong phiên giao dịch hôm nay, VN-Index có thể tiếp tục giảm để kiểm định lại hỗ trợ gần nhất tại 955 điểm (MA200), kháng cự gần nhất tại 965 điểm (đường viền cổ). SHS khuyến nghị nhà đầu tư nên hạn chế mua vào và nên tận dụng những nhịp hồi phục để bán giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.
Tuyên bố của Tổng thống Trump về việc dọa tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5 đã gây ra một tâm lý tiêu cực về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cho các nhà đầu tư trên toàn cầu. Hàng loạt các chỉ số chứng khoán châu Á đã giảm mạnh với mức giảm phổ biến từ 1-5% (cá biệt chỉ số SZSE của Trung Quốc giảm đến 7,56%). Điều này cho thấy sự thay đổi nhanh trong tâm lý của các nhà đầu tư sau một giai đoạn chỉ số Dow Jones của chứng khoán Mỹ giao dịch gần vùng đỉnh và có khả năng sẽ vượt đỉnh trong tương lai gần.
Bảo Minh
Theo baohaiquan.vn
VN-Index giảm gần 17 điểm Bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán thế giới khi các chỉ số chứng khoán châu Á, nhất là Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Công, đều giảm 3%-6% nên thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngày đầu tuần 6-5 cũng giảm mạnh. Ngay khi mở phiên, cả 2 sàn đã "đỏ lửa" vì lực bán mạnh diễn ra trên toàn thị...