Chứng khoán “rúng động” vì tên lửa của Iran, áp lực bán tháo nhấn chìm VN-Index
Gần 400 mã cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt đã giảm điểm trong phiên giao dịch sáng nay (8/1) sau khi Iran nã tên lửa trả đũa Mỹ. VN-Index bị “thổi bay” hơn 10 điểm, rơi “thủng” ngưỡng 950 điểm.
Các chỉ số gần như hoạt động hoàn toàn dưới vùng tham chiếu trong phiên giao dịch sáng nay (8/1) và chuyển biến ngày một xấu. Áp lực bán đang gia tăng mạnh lên hầu hết mã cổ phiếu.
Tạm đóng cửa, VN-Index đánh mất 10,87 điểm tương ứng 1,13% còn 948,01 điểm, chính thức mất mốc 950 điểm. Đồ thị của VN-Index cho thấy chỉ số này khả năng sẽ còn tiếp tục giao dịch bất lợi trong phiên chiều.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng đánh mất 0,82 điểm tương ứng 0,8% còn 100,6 điểm. UPCoM-Index mất 0,47 điểm tương ứng 0,85% còn 55,29 điểm.
Thanh khoản thị trường có cải thiện với khối lượng giao dịch đạt 171,95 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 3.038,22 tỷ đồng trên HSX và con số này trên HNX là 16,43 triệu cổ phiếu tương ứng 214,14 tỷ đồng. Trên thị trường UPCoM, thanh khoản vẫn thấp với khối lượng đạt 4,44 triệu cổ phiếu và giá trị giao dịch đạt 51,76 tỷ đồng.
Trên quy mô toàn thị trường vẫn còn tới 1.043 mã cổ phiếu không hề có giao dịch diễn ra. Độ rộng nghiêng hẳn về phía các mã giảm.
Sắc đỏ gần như bao trùm với số lượng mã giảm giá lên tới 393 mã, có 37 mã giảm sàn, trong khi phía tăng có 138 mã và 14 mã tăng trần.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chỉ số chính còn gặp bất lợi khi hầu hết mã vốn hoá lớn đều sụt giá và gây áp lực lên diễn biến chung. Chỉ tính riêng thiệt hại do VHM và VCB gây ra đã là 1,56 điểm và 1,08 điểm. VIC, VRE, TCB, HPG cũng đang sụt giảm.
Chiều ngược lại, GAS tăng nhưng mức độ đóng góp của mã này mới chỉ dừng lại ở mức 0,33 điểm cho VN-Index. PGD, DTL, SCS cũng có ảnh hưởng tích cực nhưng không đáng kể.
Rõ ràng, tâm lý nhà đầu tư đang bị chi phối trước tình hình bất ổn diễn ra tại Trung Đông, nhất là sau thông tin Iran phóng hơn 10 tên lửa đạn đạo nhằm vào quân đội Mỹ và lực lượng liên minh ở Iraq.
Trong khi cổ phiếu bị bán tháo trên quy mô toàn cầu (đây vốn được coi là tài sản có tính rủi ro cao) thì những kênh đầu tư mang tính an toàn như vàng, trái phiếu kho bạc Mỹ, yen Nhật, franc Thuỵ Sĩ lại được gom mạnh. Giá vàng giao ngay tại châu Á trong sáng nay đã tăng rất mạnh lên mức giá cao nhất gần 7 năm qua (trên 1.601 USD/oz),
Theo nhận xét của Công ty chứng khoán SHS, tâm lý nghỉ Tết sớm đang diễn ra trên thị trường giống với thời điểm trước Tết của các năm trước đó.
Nhóm phân tích cho rằng, trong phiên giao dịch hôm nay, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 950-970 điểm như diễn biến của năm tuần trước đó.
Do vậy, nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại và giải ngân thêm nếu như thị trường có những nhịp test lại ngưỡng hỗ trợ quanh 940 điểm (đáy tháng 6/2019). Nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục áp dụng chiến lược mua thấp bán cao trong giai đoạn này với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự gần nhất quanh 950 điểm và 970 điểm.
Theo Dân trí
Chứng khoán bật tăng sau một phiên giảm sâu
Sau một phiên giảm sâu ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước bất ngờ đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch hôm nay (7/1). Trong đó, chỉ số Vn-Index ghi thêm gần 3 điểm, nhưng thanh khoản vẫn giữ ở mức rất thấp.
Trong phiên hôm qua, do ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán thế giới, các chỉ số trong nước đã đồng loạt giảm sâu, trong đó chỉ số Vn-Index nhanh chóng xuyên thủng mốc 960 điểm, kèm thanh khoản thấp.
Bỏ qua phiên lao dốc ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay đã khởi sắc xanh trong suốt đợt làm việc buổi sáng. Tuy nhiên, đà đi lên khá thấp khi giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng. Việc các chỉ số duy trì đà tăng là do được sự hỗ trợ tích cực của nhóm cổ phiếu bluechips duy trì xu hướng đi lên như BID; CTG; VNM; MSN; ACB; VCS; SHB...
Tạm chốt phiên sáng trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index tăng 1,29 điểm, tương đương 0,13%, lên mức 957,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 104,55 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.234,6 tỷ đồng. Toàn thị trường có 135 mã tăng và 158 mã giảm.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng rung lắc trong suốt thời gian của phiên, nhưng với việc nhiều mã lớn tăng điểm đã đưa chỉ số vượt khó. Tạm chốt phiên sáng, chỉ số HNX-Index tăng 0,2 điểm, tương đương 0,2%, lên mức 101,43 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 102,32 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,91 triệu đơn vị, giá trị tương đương 68,48 tỷ đồng. Toàn thị trường có 37 mã tăng và 45 mã giảm.
Chứng khoán bật tăng sau một phiên giảm sâu
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, các chỉ số tiếp tục duy trì đà đi lên. Giao dịch không có nhiều cải thiện khi vẫn giữ ở trạng thái thận trọng. Lực cầu chảy vào sàn èo uột, trong khi một vài cổ phiếu niêm yết vẫn bị bán ra. Mặc dù số cổ phiếu tăng nhiều hơn mã giảm, nhưng sự chênh lệch không lớn khiến các chỉ số không thể vọt cao.
Đặc biệt, nhóm cổ phiếu bluechips được phân hóa mạnh giữa hai chiều tăng và giảm. Thanh khoản tiếp tục là vấn đề đang lưu ý khi vẫn giữ ở mức thấp, thể hiện sự thận trọng của giới đầu tư.
Theo đó, thị trường hôm nay ghi nhận một số cổ phiếu nằm trong nhóm bluechips đi lên như BID tăng 900 đồng/cổ phiếu; CTG tăng 350 đồng/cổ phiếu; HCM tăng 150 đồng/cổ phiếu; MSH tăng 1.550 đồng/cổ phiếu; MSN tăng 200 đồng/cổ phiếu; MWG tăng 900 đồng/cổ phiếu; PNJ tăng 1.100 đồng/cổ phiếu; REE tăng 200 đồng/cổ phiếu; SAB tăng 200 đồng/cổ phiếu; VCB tăng 300 đồng/cổ phiếu; VHC tăng 1.600 đồng/cổ phiếu; VIC tăng 200 đồng/cổ phiếu; YEG tăng 600 đồng/cổ phiếu...
Ở chiều ngược lại, VJC giảm 100 đồng/cổ phiếu; TN1 giảm 300 đồng/cổ phiếu; SMB giảm 200 đồng/cổ phiếu; SCS giảm 2.000 đồng/cổ phiếu; PTB giảm 500 đồng/cổ phiếu; PLX giảm 800 đồng/cổ phiếu; PDN giảm 1.100 đồng/cổ phiếu; NSC giảm 4.000 đồng/cổ phiếu; NCT giảm 500 đồng/cổ phiếu; GAS giảm 700 đồng/cổ phiếu; DHG giảm 2.000 đồng/cổ phiếu; CTD giảm 1.100 đồng/cổ phiếu; BVH giảm 100 đồng/cổ phiếu; BHN giảm 300 đồng/cổ phiếu; BVS giảm 100 đồng/cổ phiếu; MAS giảm 600 đồng/cổ phiếu; PMC giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; WCS giảm 1.000 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên giao dịch trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 958,88 điểm, đảo chiều tăng 3,09 điểm, tương đương là 0,32%. Khối lượng giao dịch đạt 181,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.664,71 tỷ đồng. Toàn thị trường có 138 mã tăng giá (trong đó có 12 mã tăng trần); 87 mã đứng giá và 128 mã giảm giá (trong đó có 16 mã giảm sàn).
Chỉ số VN30- Index giữ ở mức 876,7 điểm, tăng 4,36 điểm, tương đương 0,5%. Khối lượng giao dịch đạt 40,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.150,51 tỷ đồng. Toàn thị trường có 20 mã tăng giá (trong đó có 1 mã tăng trần); 9 mã đứng giá.
Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX -Index giữ ở mức 101,42 điểm, tăng 0,18 điểm, tương đương 0,18%. Khối lượng giao dịch đạt 19,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 205,28 tỷ đồng. Toàn thị trường có 45 mã tăng giá (trong đó có 19 mã tăng trần); 46 mã đứng giá và 241 mã giảm giá (trong đó có 13 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30- Index giữ ở mức 178,54 điểm, tăng nhẹ 0,77 điểm, tương đương 0,43%. Khối lượng giao dịch đạt 10,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 147,69 tỷ đồng. Toàn thị trường có 11 mã tăng giá (trong đó có 1 mã tăng trần); 9 mã đứng giá và 9 mã giảm giá.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Đầu tuần, chứng khoán trong nước giảm sâu Chốt phiên giao dịch hôm nay (6/1), thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến đà giảm mạnh mẽ của các chỉ số. Trong đó, chỉ số Vn-Index để mất tới hơn 9 điểm, kèm thanh khoản giữ ở mức thấp. Tiếp nối đà lao dốc của tuần trước, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay đã khởi động với sắc đỏ...