Chứng khoán Rồng Việt thâu tóm một công ty quản lý quỹ
Với quyết định mua tối thiểu 51% với giá dự kiến 20.000 đồng/cổ phần, công ty chứng khoán này dự kiến chi ra 42 tỷ đồng.
HĐQT CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, mã VDS) mới đây đã thống nhất thông qua việc mua trên 51% cổ phần CTCP Quản lý quỹ Chứng khoán Việt Long (VDFM) với tỷ lệ sở hữu tối thiểu 51%. HĐQT dự kiến giá mua 20.000 đồng/cổ phần, cao gấp đôi thị giá. Với mức vốn điều lệ của VDFM là 40 tỷ đồng, số tiền mà VDSC chi ra tối thiểu 42 tỷ đồng.
Khoản đầu tư trên chỉ chiếm 1,86% quy mô tổng tài sản của VDSC tính đến ngày 30/9 (2.264 tỷ đồng). Tuy nhiên, so với lượng tiền và tương đương tiền đang có sẵn của công ty chứng khoán này (217 tỷ đồng), khoản tiền đầu tư này cũng chiếm tỷ trọng khá lớn.
VDSC đã ghi nhận sự hồi phục đáng kể trong kết quả kinh doanh quý III vừa qua khi thu về hơn 37 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau 9 tháng, công ty chứng khoán này báo lãi ròng 50,12 tỷ đồng, vượt 39% so với kế hoạch đề ra đầu năm.
Video đang HOT
Theo quy định tại Thông tư 212/2012/TT-BTC về việc hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ, đây là loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Mô hình một công ty chứng khoán sở hữu công ty quản lý quỹ không hiếm hiện nay như trường hợp VNDirect sở hữu 100% Công ty TNHH MTV Quan ly quy Đâu tư Chưng khoan I.P.A có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, Chứng khoán SSI sở hữu SSI AM…
Hiện thị trường chứng khoán Việt Nam có gần 50 công ty quản lý quỹ đang hoạt động. Quy mô vốn điều lệ của VDFM ở mức trung bình. Số lượng nhân sự đến cuối quý III là 13 người, gồm 8 nhân sự được cấp chứng chỉ ngành nghề.
Tương tự nhiều công ty quản lý quỹ khác, nguồn thu chính của VDFM đến từ lãi đầu tư chứng khoán. Sau nửa đầu năm kinh doanh thua lỗ do các nguồn thu không đủ bù đắp chi phí hoạt động hay chi phí lãi vay, VDFM báo lãi 5,78 tỷ đồng trong quý III nhờ đó lãi ròng 3,57 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu 9 tháng đạt 891,8 đồng.
Toàn bộ chứng quyền có bảo đảm đáo hạn tháng 4 đều lỗ
Nhiều CW đang giao dịch có mức giá thấp hơn đến 90% so với thời điểm IPO.
Trong tháng 4 có thêm 10 mã CW mới niêm yết do chứng khoán SSI và chứng khoán VNDirect phát hành.
Mặc dù thị trường hồi phục mạnh trong tháng 4 nhưng tất cả các chứng quyền có bảo đảm (CW) đáo hạn trong tháng vừa qua đều lỗ. Nguyên nhân đến từ việc giá cổ phiếu cơ sở giảm mạnh vào tháng 2 và 3, thấp hơn 20-50% so với giá nhà đầu tư hoà vốn trong khi nhiều CW gần đến thời gian đáo hạn.
Danh sách các CW đáo hạn tháng 4. (*): Giá đóng cửa trung bình cổ phiếu cơ sở 5 phiên gần nhất.
Tháng 4, khối lượng giao dịch đạt 134,35 triệu cq với giá trị tương ứng 45,1 tỷ đồng, giảm 12,2% về khối lượng và 28% về giá trị so với tháng trước. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 1,74 tỷ đồng, giảm 50%, tương ứng khối lượng hơn 4,7 triệu cq.
Trong tháng 4 có thêm 10 CW mới niêm yết dựa theo các cổ phiếu có tính dẫn dắt như MBB, FPT, MWG, HPG, REE, PNJ do chứng khoán SSI và chứng khoán VNDirect phát hành.
Tính trên toàn thị trường, hiện có 10/53 mã CW với mức giá cao hơn so với thời điểm IPO. Trong đó có 6 mã mới phát hành của VNDirect với CHPG2005 tăng mạnh nhất lên đến 158%, CFPT2005 tăng 141%, các CW khác là CMBB2004, CMWG2005, CPNJ2002, CREE2002; 2 mã của SSI là CFPT2003, CFPT2004 đều tăng trên 20% và 2 mã còn lại thuộc về chứng khoán KIS là CDPM2001, CDPM2002.
Cổ phiếu HPG đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/4 ở mức 50.800 đồng/cp, tăng 23,6% so với cuối tháng trước, FPT tăng 23,6%, dừng ở mức 50.800 đồng/cp, MSN tăng 20%...giúp các mã chứng quyền tăng.
Ở chiều ngược lại, nhiều mã CW dựa theo cổ phiếu như HDB, HPG, MBB, MSN... giảm đến 90% so với thời điểm IPO. Có thể kể đến như CHDB2001, CHPG1909 của KIS đều giảm 95%, CMBB2001 của HSC giảm 94% hay CMSN1902 của KIS giảm đến 99%... Cổ phiếu MBB đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/4 ở mức 15.950 đồng/cp, tăng 17,7% so với cuối tháng trước, HDB tăng 16%...
Chi tiết 52 mã CW đang giao dịch trên HoSE.
Nhận định chứng khoán 23/11: Vẫn cần cân nhắc áp lực của bên bán Các nhận định của công ty chứng khoán vẫn đưa ra hướng tích cực. Tuy nhiên, do đã vào vùng tăng nóng nên các quan điểm cũng mang tính cảnh báo trước cho nhà đầu tư. Sẽ xuất hiện rung lắc điều chỉnh mạnh (Trung lập) (Công ty Chứng khoán Bảo Việt - BVSC) Tuần tới, VN-Index sẽ tiến vào vùng kháng cự...