Chứng khoán phái sinh: Dư địa tăng vẫn còn
Nhìn chung, chỉ số VN30-Index vẫn còn dư địa để tăng tiếp một nhịp với mức cản mạnh quanh khu vực 930 điểm. Sự xoay tua của dòng tiền ở các trụ tính đến thời điểm này vẫn được xem là linh hoạt, sự lan tỏa của các cổ phiếu trụ và dòng tiền vẫn còn dư địa để tích cực hơn.
Câu chuyện thỏa thuận thương mại lại được kỳ vọng
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến diễn biến của thị trường chứng khoán toàn cầu mà Việt Nam không là ngoại lệ, đang có những tín hiệu nhen lên hy vọng trong cộng đồng nhà đầu tư.
Tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông điệp sẽ có thỏa thuận kết thúc thương mại với Trung Quốc sớm hơn dự tính. Trong khoảng thời gian qua, liên lạc giữa hai bên vẫn diễn ra và các quan chức cấp cao của Trung Quốc sẽ tới Mỹ để đàm phán vào đầu tháng 10.
Việt Nam đang nằm trong nhóm các thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực khi có sự cải thiện trạng thái từ hồi phục sang pha tăng. Nhìn chung, sức đề kháng của thị trường Việt Nam trong giai đoạn này là khá lành mạnh.
Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường có diễn biến tích cực.
Đà tăng vẫn tiếp diễn
Xét về yếu tố kỹ thuật, đà tăng vẫn được duy trì trên các chỉ số sau những nhịp lừng khừng nhẹ ở những phiên đầu tuần qua. Tuy vậy, đà tăng này có thể sẽ gặp nhiều vất vả hơn quanh khu vực kháng cự mạnh 930 điểm trên cả chứng khoán cơ sở và phái sinh.
diễn biến giá hợp đồng tương lai chỉ số kỳ hạn 1 tháng.
Độ lệch (basis) giữa phái sinh và cơ sở vẫn không có nhiều sự thay đổi, chủ yếu là đi song song với nhau, tâm lý dòng tiền đầu cơ Long (Mua) không quá hưng phấn trong nhịp này và đó là tiền đề giúp chỉ số tăng bền vững thời gian qua.
Video đang HOT
Các chỉ số tiến nhanh tới ngưỡng kháng cự mạnh.
Thanh khoản cũng không quá mạnh, do đó, thử thách tại kháng cự 930 điểm sẽ là không nhỏ.
Tâm lý dòng tiền chung có đôi lúc bị dao động, nhưng nhìn chung bên mua vẫn là bên chủ động hơn, lực cung gần như không có nhiều, khiến thị trường chung càng dễ hồi phục.
Dòng tiền đang trên đà tăng và khi đường cầu vẫn nằm trên đường cung thì xu thế tăng vẫn còn được duy trì.
Dòng tiền xoay tua rất linh hoạt.
Sự lan tỏa của các cổ phiếu vốn hóa lớn đang dần được cải thiện trở lại, đà lan tỏa trung bình 10 phiên (MA10) vẫn tiếp tục duy trì đà tăng. Mức đỉnh cũ của đà lan tỏa 10 phiên là 71% và đà lan tỏa ngắn hạn ở mức 67%. Với mức 62% như ở thời điểm hiện tại thì dư địa tăng tiếp là vẫn còn.
Dư địa lan tỏa tích cực.
Nhóm VN30 vẫn duy trì sự đồng thuận giữa giá và dòng tiền, sự lan tỏa tốt và dòng tiền có quay trở lại.
Nhóm ngân hàng vẫn đang giữ nhịp tốt cho chỉ số chung nhưng dòng tiền đang suy yếu nên sức ép điều chỉnh sẽ lớn hơn. Thực phẩm và đồ uống đang nổi lên thành nhóm thay thế vai trò dẫn dắt mới cho chỉ số chung.
Ngoài ra, nhóm bất động sản cũng đang trong quá trình tích lũy và cũng có khả năng trở thành nhóm dẫn dắt mới. Điểm yếu của nhóm này là dòng tiền tham gia còn tương đối yếu.
Canh mua được ưu tiên
Nhìn chung, các chỉ số vẫn còn dư địa để tăng tiếp thêm một nhịp với mức cản mạnh quanh khu vực 930 điểm.
Sự xoay tua của dòng tiền ở các trụ tính đến thời điểm này vẫn được xem là linh hoạt, sự lan tỏa của các cổ phiếu trụ và dòng tiền vẫn còn dư địa để tích cực hơn.
Bên mua vẫn chủ động.
Do đó, chiến lược giao dịch trong tuần này chủ yếu là canh mua (Long) trong các nhịp điều chỉnh về sát khu vực hỗ trợ 918 – 920 điểm.
Trong trường hợp giá lao tới khu vực kháng cự mạnh quanh 930 điểm, nhà đầu tư nên có góc nhìn thận trọng hơn. Trong khi đó, vị thế bán (Short) chưa nên được ưu tiên vào lúc này.
Bài viết được cung cấp bởi Công ty Chứng khoán TP.HCM ( HSC)
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán tăng giảm trái chiều, thanh khoản giữ ở mức thấp
Chốt phiên giao dịch hôm nay (29/8), thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục chứng kiến xu hướng tăng giảm trái chiều của hai chỉ số trên sàn TP.HCM và Hà Nội. Thanh khoản vẫn giữ ở mức khá thấp.
Tiếp nối xu hướng giằng co ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay tiếp tục diễn ra thận trọng. Dòng tiền chảy vào sàn dè dặt, khiến số cổ phiếu đi xuống áp đảo trên bảng điện tử. Các chỉ số liên tục trồi sụt quanh mức tham chiếu.
Áp lực bán tháo lan rộng, kéo hàng loạt mã nằm trong nhóm bluechips mất điểm. Trong đó, rổ VN30 có tới 19 mã mang sắc đỏ.
Tạm chốt phiên làm việc buổi sáng trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giảm 2,67 điểm, tương đương 0,27%, xuống còn 974,59 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 64,9 triệu đơn vị, giá trị gần 1.295 tỷ đồng. Toàn thị trường có 103 mã tăng và 173 mã giảm.
Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index lại giữ mức tăng nhẹ nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cổ phiếu lớn như SHB, PVI, NVB, TNG...
Chốt phiên sáng, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,07 điểm, tương đương 0,07%, lên mức 102,39 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9 triệu đơn vị, giá trị 108,15 tỷ đồng. Toàn thị trường có 38 mã tăng và 48 mã giảm.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, thị trường chứng khoán tiếp tục diễn ra chậm chạp. Các chỉ số liên tục trồi sụt khi áp lực bán ra không ngừng tăng. Trong khi đó, dòng tiền đổ vào sàn lại nhỏ giọt, khiến thanh khoản vẫn giữ ở mức thấp.
Tại sàn TP.HCM, số cổ phiếu giảm giá lấn át trên bảng điện tử, trong đó có khá nhiều mã nằm trong nhóm bluechips khiến chỉ số Vn-Index liên tục trồi sụt trong biên độ hẹp.
Tuy nhiên, cuối phiên, chỉ số Vn-Index đã giữ được đà tăng nhẹ nhờ sự phục hồi của các mã lớn như BID tăng 300 đồng/cổ phiếu, CLC tăng 700 đồng/cổ phiếu; HCM tăng 100 đồng/cổ phiếu; HDG tăng 300 đồng/cổ phiếu; MSN tăng 200 đồng/cổ phiếu; MWG tăng 1.200 đồng/cổ phiếu; NCT tăng 1.500 đồng/cổ phiếu; NNC tăng 700 đồng/cổ phiếu; PNJ tăng 500 đồng/cổ phiếu; ROS tăng 500 đồng/cổ phiếu; SAB tăng 1.000 đồng/cổ phiếu; VIC tăng 500 đồng/cổ phiếu; VNM tăng 3.600 đồng/cổ phiếu...
Ở chiều ngược lại, thị trường lại chứng kiến nhiều mã lao dốc khiến chỉ số không thể tăng cao. Trong đó có thể kể đến, YEG giảm 400 đồng/cổ phiếu; VJC giảm 400 đồng/cổ phiếu; VCF giảm 5.200 đồng/cổ phiếu; VCB giảm 200 đồng/cổ phiếu; TV2 giảm 700 đồng/cổ phiếu; THG giảm 900 đồng/cổ phiếu; SMB giảm 600 đồng/cổ phiếu; PHR giảm 1.300 đồng/cổ phiếu; GAS giảm 1.800 đồng/cổ phiếu; DHG giảm 1.200 đồng/cổ phiếu; CTD giảm 900 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 978,59 điểm, tăng nhẹ 1,33 điểm, tương đương 0,14%. Khối lượng giao dịch đạt 138,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.375,6 tỷ đồng. Toàn thị trường có 116 mã tăng giá (8 mã tăng trần); 110 mã đứng giá và 140 mã giảm giá (8 mã giảm sàn).
Cùng chiều, chỉ số VN30- Index giữ ở mức 889,13 điểm, tăng 3,05 điểm, tương đương 0,34%. Khối lượng giao dịch đạt 42,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.383,76 tỷ đồng. Toàn thị trường có 12 mã tăng giá; 13 mã đứng giá và 5 mã giảm giá.
Bên sàn Hà Nội, thị trường lại giữ sắc đỏ cho đến cuối phiên làm việc. Hàng loạt cổ phiếu lớn mất giá như ACB giảm 100 đồng/cổ phiếu; BTW giảm 400 đồng/cổ phiếu; IDV giảm 1.300 đồng/cổ phiếu; L14 giảm 1.200 đồng/cổ phiếu; VCS giảm 700 đồng/cổ phiếu; WCS giảm 1.100 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên, chỉ số HNX- Index rơi xuống mức 101,94 điểm, giảm 0,39 điểm, tương đương 0,38%. Khối lượng giao dịch đạt 17,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 235,71 tỷ đồng. Toàn thị trường có 42 mã tăng giá (10 mã tăng trần); 67 mã đứng giá và 230 mã giảm giá (14 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30 -Index giữ ở mức 188,51 điểm, giảm 0,58 điểm, tương đương 0,3%. Khối lượng giao dịch đạt 8,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 161,8 tỷ đồng. Toàn thị trường có 6 mã tăng giá; 12 mã đứng giá và 12 mã giảm giá.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Thị trường chờ "chất xúc tác" Các chỉ số chứng khoán có dấu hiệu tăng rướn khi tiếp cận vùng kháng cự, sự chững lại là điều bình thường khi chỉ số tiếp cận kháng cự và trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang mong chờ những thông tin từ Fed. Yếu tố cơ bản: Chờ tin tức từ Fed Tuần qua, các chỉ số chứng khoán có...