Chứng khoán phái sinh: Canh mua ở các nhịp chùng xuống
Dòng tiền lan tỏa rất rộng trong giai đoạn này và những phiên điều chỉnh diễn ra đơn thuần là hiện tượng chuyển trụ của dòng tiền đầu cơ hay áp lực chốt lời ngắn hạn để chuyển sang tìm kiếm cơ hội khác.
Tuần khởi sắc
Thị trường chứng khoán châu Á vừa có một tuần khởi sắc khi các chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Thái Lan, Việt Nam đồng loạt tăng, bất chấp việc các thị trường Mỹ và châu Âu gần như đi ngang hoặc giảm nhẹ.
Trong khi Phố Wall đang tiếp tục chờ đợi tin tức từ các gói kích thích mới, qua đó cũng khiến tâm lý của giới đầu tư có phần thận trọng hơn thì giới đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển mạnh dòng tiền sang nhóm thị trường mới nổi, nơi có những tài sản có lợi suất hấp dẫn hơn (tất nhiên là đi kèm với rủi ro cao hơn).
Ngoài diễn biến rõ ràng hơn từ kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, vắc-xin ngừa Covid-19 có tiến triển nhanh hơn dự kiến, động lực tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ cải thiện mạnh ở khu vực châu Á, nơi vốn đã khống chế thành công dịch bệnh hơn các quốc gia phương Tây.
Sự trở lại kịp thời của nhà đầu tư nước ngoài
Hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong khoảng 1 tháng gần đây là khá tích cực. Cụ thể, tính từ giữa tháng 11 tới nay, khối ngoại đã mua ròng 1.200 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Sự trở lại của khối ngoại cũng rất kịp thời trong bối cảnh các lớp nhà đầu tư khác như nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức, tự doanh công ty chứng khoán không còn mua quyết liệt, cụ thể, tự doanh trong cùng khoảng thời gian nêu trên bán ròng khoảng 600 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch tích lũy của khối ngoại và tự doanh trên HOSE.
Tuần qua là một tuần tăng điểm của thị trường chứng khoán, thậm chí mức tăng của tuần qua còn thuyết phục hơn so với tuần trước đó với giá kết phiên ngày thứ Sáu (11/12) ở mức cao nhất trong tuần và thanh khoản tiếp tục dồi dào, đạt mức trên trung bình của 50 tuần gần nhất. Các tín hiệu kỹ thuật nhìn chung vẫn tích cực.
Video đang HOT
Diễn biến VN30F, VN30 và mức chênh lệch giá.
Dòng tiền lan tỏa rất rộng trong giai đoạn này và những phiên điều chỉnh diễn ra đơn thuần là hiện tượng chuyển trụ của dòng tiền đầu cơ hay áp lực chốt lời ngắn hạn để chuyển sang tìm kiếm cơ hội khác.
Ngoài ra, sự ổn định của thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán các quốc gia mới nổi ở châu Á khi đón nhận được làn sóng đổ tiền mạnh của giới đầu tư quốc tế vẫn đang là chất xúc tác giữ vững tâm lý tích cực của nhà đầu tư trong nước.
Điểm trừ lớn nhất ở thời điểm này có lẽ là hiện tượng dồn cung đang diễn ra, nên nếu có rủi ro về mặt tin tức tiêu cực xuất hiện thì thị trường rất dễ chứng kiến các phiên giảm với mức độ lớn.
Nhìn chung, không khí thị trường vẫn là tích cực, trên sàn phái sinh, việc nắm giữ các vị thế trong trung hạn và canh mua lướt ngắn hạn từng đoạn nhỏ vẫn được ưu tiên.
Chiến lược giao dịch trong ngắn hạn (tầm nhìn trong tuần này) có khả năng thành công cao là canh mua ở các nhịp chùng xuống với cường độ khoảng 10 – 15 điểm tính từ đỉnh ngắn hạn với mục tiêu lợi nhuận 10 – 15 điểm cho mỗi lần giao dịch, thời gian nắm giữ vị thế khoảng 2 – 3 phiên.
Chiến lược giao dịch trong trung hạn vẫn nắm giữ vị thế đang có và chỉ bổ sung thêm vị thế mua (Long) nếu nhịp điều chỉnh có cường độ khoảng 20 – 30 điểm từ đỉnh. Trong khi đó, kế hoạch mua mới sẽ yêu cầu nhịp điều chỉnh với cường độ lớn hơn, khoảng 40 – 50 điểm.
Nhật ký giao dịch tuần qua
Một tuần giao dịch mở ra nhiều cơ hội, mặc dù kết tuần chỉ số tăng mạnh nhưng trong tuần vẫn có những phiên rung lắc với cường độ đủ để tham gia vị thế mua ngắn hạn. Trong khi đó, vị thế mua trong trung hạn tiếp tục được nắm giữ, xu hướng vẫn “khỏe” và còn dư địa tăng.
Diễn biến giá và chiến lược giao dịch VN30F1M tuần qua.
Vị thế mua đầu tiên trong tuần được mở tại 988 điểm khi giá có tín hiệu bứt đi sau nhịp điều chỉnh vào cuối tuần trước đó. Nhìn chung, khi dòng tiền đang khỏe thì việc giá xuất hiện các nhịp tăng phủ nhận lại các nhịp giảm chốt lời là diễn biến bình thường.
Vị thế mua được cầm cho tới phiên ngày 10/12 sau khi giá gãy đà tăng ngắn hạn tại 1.003 điểm.
Cũng rất nhanh, vị thế mua ngắn hạn được cân nhắc trở lại khi giá bứt lên sau khi hình thành mẫu hình 2 đáy nhỏ, mua tại 1.001 điểm và giữ vị thế này qua tuần.
Vị thế mua ngắn hạn có điểm quản trị rủi ro tại ngưỡng hỗ trợ 1.000 điểm, trong khi vị thế mua trung hạn có điểm quản trị rủi ro tại 950 điểm.
Giao dịch chứng khoán chiều 8/6: Tiền vào ồ ạt, VN-Index vẫn lỗi hẹn mốc 900 điểm
Dòng tiền chảy mạnh giúp hàng trăm mã giao dịch khởi sắc, trong đó cánh đồng tím cũng lan rộng hơn trong phiên chiều, tuy nhiên VN-Index vẫn "lỗi hẹn" với mốc 900 điểm do một số mã lớn "đuối sức".
Mặc dù thị trường trải qua chuỗi ngày dài tăng nóng nhưng theo một số nhà phân tích đánh giá tiềm năng tăng vẫn còn khá lớn. Theo thống kê trong 3 tháng qua, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới ước đạt gần 100.000, thể hiện sự lạc quan của lớp nhà đầu tư mới cũng như kỳ vọng về dòng tiền mới sẽ tạo thêm nhiều động lực cho thị trường đi lên.
Thị trường đã hồi phục khá mạnh trong tháng 4, 5 và tiếp tục bỏ qua những cảnh báo về rủi ro điều chỉnh, tiếp tục có thêm tuần giao dịch đầu tiên của tháng 6 tích cực. Đà tăng tiếp tục duy trì ổn định và mạnh mẽ hơn trong phiên sáng nay (8/6) khi thị trường được tiếp thêm động lực sau thông tin Quốc hội chính thức thông qua EVFTA và EVIPA.
Chỉ số VN-Index có chút ngập ngừng giữa phiên nhưng với dòng tiền tham gia sôi động và lan tỏa, đã giúp thị trường tiếp tục tiến bước, chinh phục thành công mốc 900 điểm.
Bước sang phiên giao dịch chiều, sau khoảng 30 phút duy trì đà tăng điểm giúp VN-Index tiếp cận ngưỡng 905 điểm, thị trường đã dần hạ nhiệt do sự suy yếu của một số bluechip. Mặc dù có nỗ lực về cuối phiên nhưng VN-Index vẫn đành "ngâm ngùi" lỗi hẹn với ngưỡng 900 điểm.
Chốt phiên, sàn HOSE có 313 mã tăng (52 mã tăng trần) và chỉ 77 mã giảm, VN-Index tăng 13,7 điểm ( 1,55%), lên 899,92 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 572 triệu đơn vị, giá trị 8.432,38 tỷ đồng, tăng 14,49% về khối lượng và 32,43% về giá trị so với phiên cuối tuần (5/6). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 62,66 triệu đơn vị, giá trị 1.208,24 tỷ đồng.
Như đã nói ở trên, một số mã lớn trở nên suy yếu như VCB, VHM chỉ còn tăng trên dưới 0,5%, VIC, CTG và SAB cũng chỉ còn tăng hơn 1%.
Trong khi đó, GAS, HPG vẫn giữ vững đà tăng, VNM có phần tích cực hơn khi 3% lên , BID 4,5% lên mức cao nhất ngày 44.000 đồng/CP...
Trái lại, trong nhóm VN30, ngoại trừ CTD tiếp tục để mất hơn 2%, trong phiên chiều còn có thêm sự có mặt của 2 mã ngân hàng là HDB và VPB giao dịch trong sắc đỏ.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các mã nhà FLC vẫn nóng, trong đó ROS giữ vững mức giá trần 3.690 đồng/CP với khối lượng khớp 44,37 triệu đơn vị và dư mua trần 11,56 triệu đơn vị; FLC tăng trần với khối lượng khớp 22,27 triệu đơn vị, AMD, KLF cũng tăng hết biên độ, HAI cũng ngấp nghé giá trần.
Bên cạnh đó, cổ phiếu HQC không có nhiều biến động khi chỉ có thêm vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh. Kết phiên, HQC vẫn đứng tại mức giá trần 1.630 đồng/CP và khớp gần 24,8 triệu đơn vị, dư mua trần 18,18 triệu đơn vị.
Ngoài ROS, HQC và FLC có lượng khớp lớn, dòng tiền đầu cơ còn chảy mạnh hơn trong phiên chiều với minh chứng là hàng loạt mã có khối lượng khớp lệnh hơn chục triệu đơn vị như ITA, HSG, DLG, HAG.
Trái với sắc tím lan rộng hơn ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cổ phiếu TNI vẫn chưa thoát khỏi đà giảm sàn, ghi nhận phiên giảm sàn thứ 6 liên tiếp, lùi về mức giá 7.940 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 10 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 0,38 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, dòng tiền sôi động giúp thị trường duy trì đà tăng ổn định, chỉ số HNX-Index giữ được mốc 120 điểm.
Đóng cửa, sàn HNX có 138 mã tăng và 64 mã giảm, HNX-Index tăng 2,02 điểm ( 1,71%), lên 120,1 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 102,21 triệu đơn vị, giá trị 1.005,63 tỷ đồng, tăng 51,78% về lượng và gần 40% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (5/6). Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,65 triệu đơn vị, giá trị 70,93 tỷ đồng.
Ngoại trừ ACB có chút hạ nhiệt, còn lại nhiều mã bluechip khác vẫn giữ mức tăng khá tốt như SHB 2,5% lên 16.400 đồng/CP, VCS 1,6% lên 69.200 đồng/CP, PVB 8,2% lên 15.900 đồng/CP, PVS 4,5% lên 14.000 đồng/CP...
Đáng kể, các mã SHS, CEO, NRC, HUT, KLF vẫn tăng trần, trong đó các mã HUT, KLF và SHS có khối lượng giao dịch khá lớn, lần lượt đạt 14,24 triệu đơn vị, 7,61 triệu đơn vị và 6,3 triệu đơn vị.
Ngoài ra, nhiều mã vừa và nhỏ khác cũng đua nhau tăng trần như PVX, S99, BII, DST, VIX, C69, HHG, VKC, NHP, SDT...
Trên UPCoM, thị trường cũng giữ vững đà khởi sắc trong suốt cả phiên chiều.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,87 điểm ( 1,54%) lên 57,3 điểm với 152 mã tăng và 73 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 42,65 triệu đơn vị, giá trị 417,17 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 9 triệu đơn vị, giá trị hơn 109,14 tỷ đồng.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ giúp thị trường giao dịch khởi sắc như ACV 7,7% lên 68.700 đồng/CP, VGI 3,3% lên 31.400 đồng/CP, BSR 2,6% lên 7.900 đồng/CP, VGT 6% lên 8.800 đồng/CP, VEA 2,3% lên 43.600 đồng/CP...
Cổ phiếu LPB dẫn đầu thanh khoản trên UPCoM với hơn 10,9 triệu đơn vị được giao dịch thành công, kết phiên 9,2% lên 9.500 đồng/CP. Theo sau đó là BSR có khối lượng giao dịch gần 9,7 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai đồng loạt khởi sắc, trong đó, VN30F2006 tăng 1,39% lên 836,3 điểm, khớp lệnh gần 159.340 đơn vị, khối lượng mở hơn 21.530 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, chỉ có 12 mã giảm và 9 mã đứng giá, còn lại đều giao dịch khởi sắc. Trong đó, dẫn đầu thanh khoản là CROS2011 với khối lượng khớp lệnh vượt trội, đạt 300.981 đơn vị và đóng cửa đứng giá 10 đồng/cq.
Gemadept (GMD) trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức năm 2019 bằng tiền, tỷ lệ 10% Công ty Cổ phần Gemadept (Mã chứng khoán: GMD - sàn HOSE) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông năm 2020, doanh nghiệp dự kiến sẽ tổ chức đại hội ngày 22/6/2020. Trong đại hội cổ đông sắp tới, doanh nghiệp trình cổ đông kết quả lợi nhuận năm 2019 là 613,6 tỷ đồng. Dựa trên mức lợi nhuận này, doanh...