Chứng khoán phái sinh: Bên mua nắm thế chủ động
Thị trường chứng khoán tuần qua duy trì diễn biến khả quan, dù sụt giảm trong phiên đầu tuần và phiên sáng sau đó. Nhà đầu tư có tâm lý canh mua khi thị trường giảm và nắm thế chủ động trong hầu hết thời gian giao dịch.
Tín hiệu tích cực từ khối ngoại và thị trường quốc tế
Đà bán ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã dừng lại trong tuần qua khi khối này có động thái mua ròng (ngoại trừ một giao dịch thỏa thuận bán ròng tại DIG trị giá gần 1.500 tỷ đồng), nguyên nhân có thể xuất phát từ hai yếu tố sau.
Thứ nhất, USD liên tục mất giá khi chỉ số DXY mất ngưỡng hỗ trợ 92 và áp sát vùng đáy dài hạn nằm tại 88.
Yếu tố tác động chủ yếu đến USD có liên quan đến gói cứu trợ nền kinh tế mới của Mỹ trị giá 908 tỷ USD, được đề xuất bởi Đảng Dân chủ và đang thu hút sự ủng hộ của các thành viên Đảng Cộng hòa. Điều này hỗ trợ cho các thị trường mới nổi và cận biên, trong đó có Việt Nam
Thứ hai, chu kỳ mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài thường trở lại vào tháng 12 và kéo dài qua đầu năm mới. Đây cũng là một yếu tố hỗ trợ thị trường vì khối ngoại đã bán ròng rất mạnh trong tháng 10 và 11, bất chấp việc thị trường tăng điểm.
Diễn biến của USD cũng giúp cho cả giá vàng, các hợp đồng tương lai dầu thô và cả thị trường cổ phiếu Mỹ tăng trưởng trong tuần qua. Giá vàng trong nước và quốc tế phục hồi khoảng 3% sau khi bị bán tháo trước ngày lễ Phục sinh, còn các chỉ số chứng khoán của Mỹ là Nasdaq, S&P 500, Dow Jones đều đang lập đỉnh cao mọi thời đại.
Xu hướng chỉ số chứng khoán và hàng hóa trên thế giới.
Sự tăng trưởng ổn định của thị trường quốc tế còn được thể hiện rõ ở xu hướng giảm ngắn hạn của chỉ số VIX S&P 500, cũng như xu hướng tăng trong ngắn, trung và dài hạn của hầu hết chỉ số chứng khoán lớn trên toàn cầu.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-Index và VN30-Index đều tăng điểm, chốt tuần lần lượt tại 1.021,49 điểm và 984,34 điểm.
Sàn phái sinh: Bên mua chủ động
Thị trường chứng khoán phái sinh vừa có một tuần giao dịch rung lắc mạnh, nhưng bên mua nắm thế chủ động, khi các kịch bản giao dịch ngắn hạn có được sự chính xác cao.
Các vị thế mua (Long) ngắn hạn trong khu vực giá 960 – 965 chưa bị vi phạm về xu hướng, bất chấp các rung lắc của phiên cuối tuần và hợp đồng kỳ hạn 1 tháng đóng cửa tại 987 điểm, nhà đầu tư có thể cân nhắc giữ với mục tiêu giá 1.000 điểm.
Video đang HOT
Diễn biến VN30F1M, VN30 và mức chênh lệch giá.
Vị thế mua trong trung hạn nhìn chung được duy trì khi tổng thể thị trường vẫn đang có đà đi lên và chưa có dấu hiệu lớn nào cho thấy đà tăng sẽ kết thúc. Giá hợp đồng đáo hạn tháng 1/2021, tháng 3/2021 và tháng 6/2021 hiện tại lần lượt là 985 điểm, 981,3 điểm và 979,3 điểm.
Diễn biến VN30F1M từ đầu tháng 11 đến nay.
Nương theo xu hướng tăng
Sau một tuần sau giao dịch với nhiều cung bậc cảm xúc, từ sợ hãi trước những thông tin về ca nhiễm Covid-2019 mới cho tới động thái bán tháo khi VN-Index mất ngưỡng 1.000 điểm trong phiên thứ Ba (1/12), rồi đến pha bật tăng nhờ sự hưng phấn của dòng tiền bắt đáy, cuối cùng là tâm lý nghi ngờ với sự xuất hiện của dòng tiền chốt lời vào những phút cuối của phiên cuối tuần, sự tích cực của thị trường nhìn chung được duy trì.
Điểm tích cực là đà bán ròng của khối ngoại gần như được chặn đứng, dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường nhưng không quá nóng do có sự luân chuyển đồng đều giữa các nhóm ngành, tâm lý nhà đầu tư có sự nghi ngờ lành mạnh khi hợp đồng tương lai chỉ số kỳ hạn 1 tháng đóng cửa với mức chênh 2,66 điểm.
Do đó, dù VN-Index đang bước vào khu vực cản mạnh 1.020 – 1.030 điểm, khả năng rung lắc mạnh có thể xảy ra, nhưng các pha điều chỉnh sẽ mang nhiều yếu tố kỹ thuật hơn là sự suy yếu của thị trường chung.
Chiến lược giao dịch phái sinh khả thi trong ngắn hạn (tầm nhìn trong tuần này) là tiếp tục nắm giữ vị thế mua. Kế hoạch mua mới sẽ cân nhắc trong khu vực giá từ 978 – 980 điểm trên VN30F1M, với ngưỡng quản trị rủi ro tại 965 điểm.
Chiến lược giao dịch trong khung thời gian xa hơn sẽ yêu cầu nhịp điều chỉnh sâu hơn mới đủ hấp dẫn để cân nhắc vị thế mới. Khu vực giá tiềm năng để mua là vùng 950 – 960 điểm.
Nhận định chứng khoán tuần từ 9 - 13/11: Chuẩn bị cho một xu hướng mới
VN-Index có thể bứt phá khỏi vùng giằng co 935-940 điểm trong tuần tới khi nước Mỹ xác định được Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo.
Nhận định chứng khoán tuần từ 9 - 13/11: Chuẩn bị cho một xu hướng mới. Ảnh minh họa: Văn Giáp/BNews/TTXVN
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng nhẹ trong tuần qua, nhưng thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy tâm lý thận trọng của giới đầu tư trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chưa đến hồi kết. Giới phân tích từ công ty chứng khoán cho rằng, trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết thúc tuần giao dịch trong vùng giằng co 935-940 điểm và có thể bứt phá khỏi vùng này trong tuần tới khi nước Mỹ xác định được Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo.
*Có dấu hiệu tích cực
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), diễn biến trong tuần qua của chỉ số VN-Index chủ yếu là giằng co và đi ngang quanh khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chưa có kết quả cuối cùng. Trên góc nhìn kỹ thuật, VN - Index kết tuần trong vùng giằng co 935-940 điểm và có thể bứt phá khỏi vùng này trong tuần tới khi mà nước Mỹ xác định được Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 11 duy trì basis (sự khác biệt giữa giá của hợp đồng tương lai và giá trị của tài sản cơ bản) dương 5,39 điểm so với chỉ số cơ sở VN30, cho thấy các nhà giao dịch trên thị trường phái sinh vẫn lạc quan về xu hướng thị trường.
SHS dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo (9 - 13/11), VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm với ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 950 điểm (vùng giá trước khi dịch COVID-19 xảy ra).
SHS khuyến nghị, những nhà đầu tư đã bắt đáy một phần tỷ trọng danh mục trong phiên 28/10 có thể canh chốt lời ngắn hạn nếu thị trường có nhịp tăng đến quanh ngưỡng 950 điểm. Những nhà đầu tư đang nắm tiền mặt có thể giải ngân một phần danh mục nếu thị trường có nhịp giảm về quanh ngưỡng hỗ trợ trung hạn 920 điểm.
Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC nhận định, diễn biến thị trường hiện vẫn chưa xuất hiện điều gì mới đột biến, các chỉ số hầu như đi ngang với biên độ hẹp. Thanh khoản của thị trường co hẹp cho thấy áp lực bán không mạnh mẽ nhưng bên mua vẫn đang chờ cơ hội tốt.
"Đánh giá chung, chúng tôi thấy thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu tích cực dần và cơ hội để tăng điểm trở lại sắp xuất hiện. Các nhà đầu tư có thể giải ngân một phần hoặc số lượng vừa phải để để chuẩn bị cho một xu hướng mới", VDSC khuyến nghị.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), phiên cuối tuần không nhiều biến động với khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu đầu tiên dự báo cho sự kết thúc của giai đoạn đi ngang hiện tại. Tuy nhiên, SSI cho rằng vẫn cần một phiên tăng điểm tốt đi kèm khối lượng giao dịch tăng mạnh vượt lên trên đường trung bình 50 ngày trở lại để VN - Index chính thức quay lại xu hướng tăng ngắn hạn.
Khi đó có thể kỳ vọng chỉ số VN - Index đi lên vùng giá mục tiêu tiếp theo nằm tại vùng kháng cự mạnh 990-1.000 điểm.
Có nhận định thận trọng hơn, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt dự báo tuân tơi, VN-Index sẽ tiêp tục dao đông giằng co trong vùng đươc giơi han bơi cận dươi 900-910 điêm và cận trên 940-950 điêm.
Công ty chứng khoán này cho rằng, kêt qua bâu cư Tổng thông Mỹ vẫn có thê tao ra biên đông kho lường đôi vơi thi trường tài chính thê giơi nói chung và thi trường chưng khoán Việt Nam nói riêng trong những phiên đâu tuân tơi. Măt khác, nha đâu tư sẽ bắt đâu hương sư chu ý đên các thông tin vê kêt qua kinh doanh quý 4 và ca năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yêt.
Thực tế, thị trường chứng khoán hồi phục trở lại trong tuần từ 2 - 6/11 sau khi điều chỉnh ở tuần trước đó. Kết thúc tuần giao dịch,VN - Index đứng ở mức 938,29 điểm, tương ứng tăng 12,82 điểm; HNX - Index tăng 3,97 điểm lên 139,31 điểm.
Thanh khoản trên hai sàn suy giảm so với tuần trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 tuần với hơn 6.600 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.
Cụ thể, giá trị giao dịch trên HOSE giảm 25,5% xuống 30.372 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giảm 26,3% xuống 1.539 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX giảm 28,8% xuống 2.676 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giảm 25,7% xuống 198,5 triệu cổ phiếu.
Điểm tiêu cực của thị trường vẫn là việc dòng vốn ngoại bán ròng rất mạnh. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại bán ròng tới 1.921 tỷ đồng.
Theo thống kê của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), với việc thị trường hồi phục trong tuần qua thì gần như toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu chính đều có sự tăng trưởng.
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh nhất với 2,9% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ sức kéo của đại diện như HSG tăng 12,3%...
Tiếp theo là nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng với mức tăng 2,2%, với các mã tiêu biểu như MBB 1,1%, BID tăng 1,4%, TCB tăng 1,2%, VCB tăng 2,4%, ACB tăng 4,1%, CTG tăng 4,3%, SHB tăng 4,5%...
Nhóm dịch vụ tiêu dùng tăng 2,1% vốn hóa, các mã như HVN tăng 0,2%, SCS tăng 4,1%, VJC tăng 4,4%...
Nhóm hàng tiêu dùng tăng 2% giá trị vốn hóa với các trụ cột trong ngành như VNM tăng 0,7%, BHN tăng 4%, MSN tăng 7%...
Các nhóm ngành khác đều có mức tăng tốt như công nghiệp tăng 1,9% vốn hóa, công nghệ thông tin tăng 1,7% vốn hóa, tiện ích cộng đồng tăng 1,1% vốn hóa... Ở chiều ngược lại, chỉ có nhóm dầu khí giảm nhẹ 0,8%.
Thực tế tuần qua, các thị trường chứng khoán trên thế giới cũng tăng trưởng tích cực trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn chưa đi đến hồi kết.
*Chứng khoán Mỹ tăng mạnh
Mặc dù thị trường chứng khoán Mỹ diễn biến khá trầm lắng trong phiên giao dịch cuối tuần qua khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn chưa ngã ngũ, song đà tăng mạnh từ đầu tuần đã giúp Phố Wall khép lại tuần giao dịch tốt nhất kể từ tháng 4/2020.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 6/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 0,2%, xuống 28.323,4 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm nhẹ 0,1%, xuống 3.509,44 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite "nhích" nhẹ 0,1%, lên 11.895,23 điểm.
Năng lượng và tài chính là hai lĩnh vực rớt giá mạnh nhất trong chỉ số S&P 500, với mức giảm lần lượt là 2,1% và 0,8%. Trong khi đó, cổ phiếu của UnitedHealth với mức giảm gần 2% đã ảnh hưởng đến Dow Jones.
Bất chấp những bất ổn xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Phố Wall vẫn ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2020. Cả S&P 500 và Nasdaq lần lượt tăng 7,3% và 9% trong tuần qua, trong khi Dow Jones tăng 6,9%. Ngoài ra, S&P 500 còn ghi nhận đà tăng mạnh nhất trong tuần bầu cử kể từ năm 1932.
Về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, sáng 8/11, ứng cử viên đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, ông Joe Biden đã có bài phát biểu tuyên bố chiến thắng trong cuộc đua có nhiều điều khác biệt nhất trong lịch sử nước này.
Trong khi đó, chưng khoan châu Á biến động trái chiều trong phiên 6/11, trong khi giơi đâu tư vẫn lạc quan vi Cục Dự trữ Liên bang My (Fed) phat tín hiêu se tăng cương hỗ trợ nên kinh tế.
Chứng khoán Nhật Bản phiên nay đat mưc cao nhât kê tư năm 1991 bât châp nhưng bât ôn xung quanh bâu cư Tông thông My. Chi sô Nikkei-225 tăng 0,91% (219,95 điêm) lên khep phiên ơ mưc 24.325,23 điêm.
Chưng khoan Hàn Quốc tiêp tuc chuôi tăng điêm sang phiên thư năm liên tiêp. Chi sô Kospi tai thi trương Seoul tiên 0,11% (2,71 điêm) lên 2.416,5 điêm.
Chưng khoan Sydney, Seoul, Wellington, Taipei, Jakarta, Mumbai va Manila cung lên điêm trong phiên nay.
Trong khi đo, chưng khoan Trung Quốc co sư phân hoa, vơi chưng khoan Hàn Quốc tăng nhe va kêt thuc tuân tăng ân tương trong nôt thăng. Chi sô Hang Seng tiên 0,07% (17,05 điêm) lên 25.712,97 điêm. Ơ chiêu ngươc lai, chi sô Shanghai Composite tai Thương Hai lui 0,24% (7,97 điêm) xuông 3.212,16 điêm.
Chứng khoán Singapore va Bangkok cung đi xuông trong phiên nay./.
Tháng 11 là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư bắt đầu sàng lọc và tích lũy CTCK Rồng Việt (VDSC) vừa công bố Báo cáo chiến lược tháng 11 với chủ đề: "Tích lũy cổ phiếu trên nền tảng vĩ mô dần phục hồi" trong bối cảnh thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn khan Bầu cử tổng thống Mỹ - Cẩn trọng nhưng không quá bi quan Theo Báo cáo, Tổng thống Trump đã giảm thuế thu...