Chứng khoán phái sinh: Bất ổn xuất hiện
Chỉ số chung đóng cửa tuần qua trong sắc xanh, nhưng thị trường cơ sở không tránh khỏi tình trạng “đỏ lửa” trên nhóm vốn hóa trung bình.
Dự thảo luật thuế mới tại Mỹ khuấy đảo thị trường đầu cơ toàn cầu
Thị trường đầu tư tài chính quốc tế đang có dấu hiệu lung lay rõ rệt sau khoảng thời gian dài ổn định. Thông tin bất ngờ là kế hoạch đánh thuế tài sản gia tăng của Tổng thống Mỹ Joe Biden, kỳ vọng sẽ đem về cho ngân sách tới 1.000 tỷ USD, nhưng tác động trực tiếp tới giới siêu giàu cũng như những doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán.
Dòng tiền đầu cơ liên thị trường ngay lập tức phản ứng với thông tin trên. Chỉ số Dow Jones điều chỉnh 1% từ khu vực đỉnh, các tài sản phòng ngừa rủi ro như vàng có được tuần tăng trưởng thứ ba liên tiếp, trong khi Bitcoin “sập” 10% chỉ trong phiên cuối tuần. Những yếu tố trên phần nào ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư Việt Nam sau ngày nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương.
Xu hướng giá của một số tài sản đầu tư trên thế giới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Kỳ vọng trái chiều
Đóng cửa tuần qua trong sắc xanh, nhưng thị trường cơ sở không tránh khỏi tuần giao dịch “đỏ lửa” trên nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình (Midcap). Sự phân hóa đậm nét tiếp tục diễn ra trên ba sàn: cổ phiếu bluechips mà đại diện là VN30-Index hồi phục nhanh chóng về mốc gần 1.300 điểm với thanh khoản ấn tượng; ngược lại, chỉ số VNMidcap Index gãy hoàn toàn nền giá và hồi phục chưa được nửa cây nến đỏ trước đó.
Video đang HOT
Sự phân hóa là yếu tố tác động chính, giải thích lý do tại sao trên thị trường phái sinh, VN30F1M dao động rất mạnh trong 2 ngày cuối tuần. Độ lệch (Spread) giữa VN30F1M và VN30-Index liên tục co rồi giãn, đôi khi diễn biến trong phiên của VN30F1M trái ngược hoàn toàn với chỉ số VN30 khi tài khoản cơ sở của nhiều nhà đầu tư liên tục thua lỗ, tâm lý dĩ nhiên là bi quan, bi quan hơn rất nhiều so với sự vững vàng của VN30-Index.
Diễn biến VN30F1M, VN30-Index và mức chênh lệch giá.
Do đó, pha đảo chiều vào cuối tuần diễn ra càng bất ngờ và mạnh mẽ hơn. VN30F1M nhanh chóng tạo hai đáy quanh mốc 1.270 điểm, chốt phiên ở mức giá cao nhất là 1.296,7 điểm, với độ lệch giảm còn chưa tới -5 điểm.
Mốc hỗ trợ thành công cũng dần hình thành cho VN30F1M, mẫu hình nêm giá mở rộng tăng dần (mẫu hình đặc biệt hay xảy ra trong các mùa công bố báo cáo tài chính khi xuất hiện các kỳ vọng trái chiều), đây là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy trạng thái kỹ thuật ngắn hạn dần trở nên trung tính.
Kế hoạch đóng, mở vị thế mua (Long) VN30F1M trong tuần qua.
Chiến lược phù hợp nhất trong tuần tới dành cho nhà đầu tư là chờ đợi tín hiệu giá vượt hẳn qua 1.315 điểm, hoặc chờ đợi giá điều chỉnh sâu về 1.260 điểm để mở các vị thế mua ngắn hạn. Các vị thế mua trung hạn, sau khi tăng tỷ trọng tại vùng 1.260 điểm như kế hoạch, sẽ tập trung quản trị rủi ro quanh khu vực 1.250 điểm (đây còn gọi là chiến lược nâng dần mức cắt lỗ – stoploss sau khi kiểm chứng mốc hỗ trợ thành công).
Blog chứng khoán: Chốt lời xoay vòng, cửa điều chỉnh cao
Không có tin gì bất lợi, thị trường chỉ đang bị chốt lời ngắn hạn ở nhóm tăng nhanh và mạnh. Các mã đó lại có ảnh hưởng nhiều đến chỉ số, dẫn tới ảnh hưởng nhất định về tâm lý...
VN30 đã dập dình dao động mấy phiên rồi, hôm nào cũng có một nhịp xả rồi dừng lại.
Không có tin gì bất lợi, thị trường chỉ đang bị chốt lời ngắn hạn ở nhóm tăng nhanh và mạnh. Các mã đó lại có ảnh hưởng nhiều đến chỉ số, dẫn tới ảnh hưởng nhất định về tâm lý.
Hôm nay bận không giao dịch, thị trường đang trong thời điểm nhạy cảm và có khả năng điều chỉnh ngắn. Thị trường phái sinh đã phập phồng lo lắng từ 3 hôm nay, khi basis chấp nhận chiết khấu.
Thị trường cơ sở không gặp phải vấn đề gì đặc biệt, tin xấu cũng không có, nhưng cung cầu nội tại đang ở ranh giới mất cân bằng. Nhiều cổ phiếu tăng khá nhanh và lãi to gần đây tất yếu sẽ bị chốt lời. Người cầm cổ hài lòng bán đi để đảo vòng sang cổ phiếu khác, trong khi giá lên cao thì người cầm tiền sẽ ngại mua mà chờ giá. Vấn đề chỉ còn là lúc nào lực bán sẽ lấn át để đẩy giá giảm xuống.
Nếu như thị trường được đẩy lên bằng các dòng cổ phiếu/trụ luân phiên thì cũng sẽ có thể điều chỉnh luân phiên. Nhóm ngân hàng về cơ bản đã ước đoán được hết kết quả kinh doanh, con số chính thức thì cũng chỉ là chốt lại mà không có gì mới. Giá thì tăng trước từ sớm. Do đó dòng tiền có khả năng sẽ thoát ra khỏi nhóm này trong ngắn hạn.
Các trụ khác như VIC tăng dữ dội mấy tuần qua và không vượt được đỉnh lịch sử thì cũng sẽ có một bộ phận người cầm cổ lựa chọn giải pháp hạ thấp tỷ trọng hoặc ngắn hạn có thể chốt lời luôn. Các cổ phiếu tín hiệu luôn được quan sát chặt chẽ và các động thái điều chỉnh đều có thể dẫn đến đợt chốt lời ở nhiều cổ phiếu khác.
Diễn biến đi ngang ở chỉ số 3 ngày nay thực ra đã là tín hiệu của áp lực chốt lời. Nếu chú ý đến dao động thì các phiên sáng đều có nhịp chốt lời tạo biến động giảm intraday sau đó mới nảy lên. Tiền vào khá nhiều các nhịp giảm đó cho thấy có bắt đáy, nhưng giá không tiến triển rõ hơn thì khả năng cao là đang bị bão hòa trong ngắn hạn. Diễn biến chốt lời nếu có thường tạo nên vùng dao động, tăng hay giảm cuối ngày không quan trọng bằng việc có đi xa hơn được hay không.
Khi hiện tượng chốt lời xoay vòng diễn ra thì nếu các trụ cũng xoay vòng được, chỉ số mới được giữ vững. Tuy nhiên hôm nay VIC, VCB giảm mà các trụ khác cũng giảm theo, không có yếu tố "bọc lót" - ví dụ VNM cũng giảm - nên VN-Index hết cửa.
Điểm không đáng lo là thị trường đang điều chỉnh thuần túy vì cung cầu ngắn hạn, chưa có yếu tố gì đặc biệt để thay đổi triển vọng. Kết quả kinh doanh vẫn chưa xuất hiện đủ. Vì vậy vài phiên bán mạnh và điều chỉnh giảm sẽ nhanh chóng lấy lại cân bằng cung cầu.
Mặc dù vậy nếu nhìn xa hơn một chút thì kết quả kinh doanh quý 1 cũng sẽ là mạch thông tin cuối cùng của nhịp tăng ngắn hạn này. Thêm nữa về mặt kỹ thuật, thị trường dường như đang đi tới giai đoạn cuối và cần tích lũy dài hơn để tiếp tục tăng, thậm chí là có thể điều chỉnh hẳn một nhịp. Kỳ vọng trong ngắn hạn sẽ nhạt dần cùng với thông tin hỗ trợ ít đi. Xu hướng dài hạn không bàn, nhưng ngắn hạn luôn dựa trên tâm lý cũng như quan điểm thay đổi rất nhanh.
Hệ thống giao dịch cũng đang là vấn đề. Rõ ràng là khả năng giao dịch cường độ cao không thể thực hiện được. Hai hôm nay hệ thống nghẽn sớm, nhất là hôm nay, khi thanh khoản còn thấp. Thực ra nghẽn hệ thống là câu chuyện của số đầu lệnh chứ không phải quy mô lệnh. Hôm nay khoảng 634,5k lệnh (số liệu chuẩn của HSX) thì nghẽn là bình thường, còn không khớp được lại là chuyện khác. Một điểm cũng đáng chú ý về lệnh, là sau 2 ngày 1-2/4 lúc thị trường được kéo qua đỉnh, quy mô trung bình lệnh mua cao hơn lệnh bán thì 3 phiên vừa qua lệnh bán đã lại lớn hơn nhiều lệnh mua.
Thị trường phái sinh cũng đã trải qua phiên thứ 3 liên tiếp chấp nhận mức basis âm. Khi F1 chiết khấu với VN30 tức là các tay chơi trên thị trường này kỳ vọng VN30 sẽ giảm. Đặc biệt cuối phiên nay khi VN30 chết cứng vì hệ thống thì F1 vẫn bị chiết khấu tới hơn 8 điểm. Đó là hiệu ứng của Long cắt lỗ hoặc Short tăng cường, nhưng cơ bản vẫn là quan điểm Vn30 điều chỉnh lớn hơn kỳ vọng chỉ số sẽ tăng.
VN30 chốt hôm nay tại 1251.81, ngay tại điểm hỗ trợ. Cản kế tiếp là 1256; 1259; 1261; 1265; 1268. Hỗ trợ 1247; 1245; 1242; 1239; 1236; 1231; 1228. Các mốc này có giá trị cho cả VNI.
F1 chiết khấu rộng, tức là kỳ vọng giảm đang mạnh.
"Blog chứng khoán" mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.
VPS dẫn đầu tất cả các bảng xếp hạng thị phần môi giới quý I/2021 Với số liệu thống kê thị phần môi giới mà SGD Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cập nhật, công ty Cổ phần Chứng khoán VPS đã vươn lên dẫn đầu ở cả 4 bảng xếp hạng thị phần của HNX và HOSE. Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS dẫn đầu cả 4 bảng xếp hạng thị phần HNX và HOSE trong...